Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện các công cụ chính sách
* Đối với người học nghề
Đối với người học nghề có các chính sách, công cụ chính sách sau:
Chính sách học phí học tập; Chính sách học bổng; Chính sách hỗ trợ cho
76
người dân tộc thiểu số; Chính sách hỗ trợ ăn ở, đi lại; Chính sách sử dụng lao động sau đào tạo.
- Chính sách học phí: Phải có tác động tích cực tới sự tham gia học tập rộng rãi của người lao động, tạo sự bình đẳng giữa các loại hình đào tạo, kích thích sự năng động kinh tế của người lao động. Mức học phí hợp lý sẽ tạo cơ hội cho người lao động tham gia học tập, tích cực học tập để chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm sau ra trường, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Cần xây dựng, thiết kế lại mức thu học phí đối với học sinh, sinh viên, học viên học nghề trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản chi phí học tập sát với thị trường, có sự chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước, nhà trường và người học.
- Chính sách học bổng: Tăng mức chi học bổng cho người học nghề thuộc các đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất... nhằm động viên họ cố gắng học tập, đạt thành tích tốt trong học tập; đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người có tài, có năng lực nhƣng điều kiện hoàn cảnh gia đình có khó khăn về kinh tế để họ có thể tham gia học nghề đƣợc liên tục.
- Chính sách sử dụng lao động sau đào tạo: Chính sách thu hút, sử dụng người tài sau đào tạo có tác dụng tích cực, kích thích sự tham gia học nghề, cố gắng học nghề đạt kết quả tốt của người lao động. Một số chính sách cụ thể trong thực hiện chính sách sử dụng lao động sau đào tạo như: Tiền lương, thu nhập, các khoản phúc lợi, điều kiện làm việc, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật.
- Tiếp tục hoàn thiện các thể chế, chính sách ĐTN, ĐTN cho LĐNT, nhất là cơ chế tài chính bảo đảm lợi ích của người dạy nghề, người học nghề, người lao động qua ĐTN (như các chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách ưu
77
đãi, tiền lương, thu nhập, danh hiệu ... cho người dạy nghề; cho các LĐNT làm việc tốt sau ĐTN...); hoàn thiện chính sách đối với doanh nghiệp tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh... ; hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động tham gia học nghề, trong đó có chính sách vay tín dụng ƣu đãi để học nghề.
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho người tham gia học nghề thuộc các đối tượng chính sách, người ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, LĐNT bị thị thu hồi đất...theo hướng nâng mức hỗ trợ, bổ sung thêm môt số nội dung hỗ trợ (ví dụ tiền thuê chỗ ở trong thời gian học nghề...) để người dân có điều kiện, yên tâm học nghề; bổ sung đối tượng được hưởng chính sách là những lao động có hoàn cảnh gia đình khó khăn (không thuộc đối tượng chính sách đang quy định được hưởng), để họ có kinh phí trang trải chi phí học tập, sinh hoạt, đi lại trong thời gian học tại các cơ sở dạy nghề.
* Đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
+ Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cụ thể:
- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng, đáp ứng yêu cầu về số lƣợng (đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lƣợng và cơ cấu nghề đào tạo;
- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các Trung tâm khuyến nông - lâm - ngƣ, nông dân sản xuất giỏi tham gia ĐTN cho LĐNT;
78
- Đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm và bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chƣa có đủ giáo viên cơ hữu;
- Bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý và tƣ vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho LĐNT;
- Mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác giáo dục nghề nghiệp thuộc phòng LĐTBXH.
+ Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã, cụ thể:
- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại trường chính trị tỉnh, trung tâm chính trị của các huyện và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của tại trường chính trị tỉnh, trung tâm chính trị của các huyện và các cơ sở đào tạo khác trên địa bànđáp ứng với chương trình, nội dung giảng dạy;
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lƣợng giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã đặt ra, đặc biệt làtrường chính trị tỉnh, trung tâm chính trị của các huyện.
* Đối với cơ sở dạy nghề
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện để các cơ sở ĐTN công
79
lập phát huy đƣợc tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy biên chế, tài chính và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ sở ĐTN tư thục và cơ sở ĐTN có vốn đầu tư nước ngoài theo quy hoạch chung của tỉnh và quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện các quy định về mô hình, quy chế hoạt động các cơ sở ĐTN ngoài công lập; trong đó cơ chế hoạt động phi lợi nhuận.
- Xây dựng cơ chế chính sách Nhà nước hỗ trợ ban đầu có thời hạn cho các cơ sở ĐTN công lập chuyển sang hoạt động theo loại hình ngoài công lập, hỗ trợ để khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đăng ký hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách ƣu tiên, ƣu đãi cho việc đầu tƣ, phát triển các cơ sở ĐTN công nghệ cao, cơ sở đào tạo những nghề kinh tế mũi nhọn đất nước đang cần, các nghề truyền thống như: Chính sách về đất đai; chính sách hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng; chính sách cho thuê đất, bán đất...; chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở ĐTN với các cá nhân, doanh nghiệp; đặc biệt là với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng ĐTN trên địa bàn tỉnh. Có chính sách miễn thuế nhập khẩu trang thiệt bị hiện đại, công nghệ mới dùng cho công tác ĐTN.
- Có chính sách khuyến khích nhà giáo trong các cơ sở ĐTN tích cực tham gia học tập, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức mới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị,…
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tập trung đầu tƣ đồng bộ cho các cơ sở ĐTN, trong đó có đầu tƣ cơ sở vật chất và thiết bị theo nghề, nhất là các nghề mũi nhọn của các cơ sở dạy nghề.
80
- Có quy định về tài chính đối với công tác biên soạn, xây dựng, chỉnh sửa chương trình, giáo trình dạy nghề trong lĩnh vực ĐTN, trong đó có việc xây dựng chương trình ĐTN cho LĐNT; tăng cường kết nối, tranh thủ sự tham gia các các doanh nghiệp trong việc xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình phục vụ giảng dạy.
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế liên kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, trong việc đưa người học, người dạy đến thực tập, kiến tập, làm quen với máy móc, thiết bị và các hoạt động của doanh nghiệp. Tạo cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp tăng cường hợp tác, kết nối chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, xem việc này như là một trong những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của họ.