Ảnh hưởng từ những nhà khoa học đi trước về lý thuyết và

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn văn huyên trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa (Trang 37 - 46)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Phương Ngọc, qua các tài liệu còn được lưu giữ, trong đó có một số cuốn vở ghi chép giai đoạn 1930-1931, chúng ta được biết Nguyễn Văn Huyên đã theo học các môn sau: Triết học ngôn ngữ cùng giáo sư Vendryès, Ngôn ngữ với Antoine Meillet, tác giả của tác phẩm đồ sộ Ngôn ngữ thế giới, Xã hội học với Fauconnet và Marcel Mauss, Ngôn ngữ và văn hóa Đông Dương với nhà Đông phương học nổi tiếng Henri Maspéro và Marcel Granet [Nguyễn Phương Ngọc 2015: 91]. Các giáo sư này đều là những chuyên gia hàng đầu trên thế giới lúc đó, và kiến thức uyên bác của các nhà bác học đó đã có những ảnh hưởng nhất định đến định hướng và nhận thức nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên.

Đỗ Lai Thúy cho rằng: Được là học trò, là người cộng tác, là bạn của các học giả lớn, Nguyễn Văn Huyên dễ dàng tiếp thu, thấu hiểu được những khái niệm lý thuyết của họ khi nó vừa ra đời thậm chí mới chỉ định hướng chứ chưa định hình, để từ đó xây nên những công trình của mình. Là một người học trò, người đi sau, một nền học thuật đi sau, thì việc tiếp nhận lý thuyết của người thầy, người đi trước, nền học thuật đi trước, nhất là với Việt Nam vốn không có truyền thống lý thuyết, là chuyện hiển nhiên, dễ hiểu. Nhưng, vấn đề là tiếp nhận như thế nào. Trường hợp Nguyễn Văn Huyên, ông đã tiếp nhận từ gốc gác vấn đề, ở cấp độ bản thể của lý thuyết chứ không chỉ ở cấp độ thủ pháp, thao tác làm việc [Đỗ Lai Thúy 2015]. Có thể nói, Nguyễn Văn Huyên không chỉ vận dụng mà còn phát huy những lý thuyết đó trong những nghiên cứu của mình.

Theo Nguyễn Phương Ngọc, trong số những người thầy mà Nguyễn Văn Huyên được học, Lucien Lévy Bruhl và Jean Przyluski là hai người có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến những nghiên cứu của ông và cũng là hai người mà ông còn giữ quan hệ lâu dài khi đã trở về nước. “Ngoài kiến thức tiếp thu được qua các bài giảng, hai nhà bác học này còn giúp cho ông những bài học lớn về thái độ, tinh thần của nhà nghiên cứu, cũng như nghĩa vụ người trí thức và người công dân trong xã hội”

[Nguyễn Phương Ngọc 2015: 91 - 92].

Khi Lévy Bruhl qua đời, Nguyễn Văn Huyên đã có một bài báo với tựa đề Lucien Lévy Bruhl: Nhà tư tưởng lớn 10 [Nguyễn Văn Huyên 2003 - tập 1: 633 -647]

để tưởng niệm ông.

Trong bài báo này, Nguyễn Văn Huyên đã thuật lại quá trình học tập của Lévy Bruhl, sự lựa chọn của Lévy Bruhl về việc theo học triết học hay lịch sử, điểm qua sự nghiệp khoa học của ông qua những tác phẩm triết học. Nguyễn Văn Huyên nhấn mạnh đến một tác phẩm của Lévy Bruhl xuất bản năm 1902, mà ông cho rằng đã đánh dấu một thời điểm quan trọng trong sự nghiệp của Lévy Bruhl cũng như trong lịch sử tư tưởng nhân hoại, đó là cuốn sách Đạo đức về khoa học và các phong tục. Nhận định về công trình này, Nguyễn Văn Huyên [2003 - tập 1: 636 - 638] viết: “Bằng bút pháp thiên tài, ông đã tách cái thiết thực ra khỏi cái chuẩn tắc, điều mà cho đến thời ông, người ta vẫn lẫn lộn. Vậy là có một khoa học về các sự kiện xã hội cần phải phân biệt với môn đạo đức lý thuyết. Phong tục thường thay đổi tùy từng nước và từng thời kỳ.(…). Vậy là, tương ứng với một kiểu xã hội nhất định là một nền đạo đức nhất định, và nền đạo đức này biến đổi tùy theo những tín ngưỡng, những tư tưởng và những thiết chế của xã hội nhất định. (…). Với tác phẩm Đạo đức và khoa học về các phong tục, Lucien Lévy Bruhl dễ dàng chiếm được vị trí hàng đầu trong nền tư tưởng hiện đại. Ông đã dấy lên cả một trào lưu tư tưởng và đã khêu gợi nên nhiều công trình. Đặc biệt, ông đã tạo ra cho ngành nghiên cứu xã hội học đạo đức một cái đà mạnh mẽ, để lại một dấu ấn độc đáo trong nền tư tưởng hiện đại trong vòng bốn chục năm qua.”

10 Công bố trên tạp san Nha học chính vào hè năm 1939

Tiếp sau đó, ông đã viết hàng loạt các kiệt tác: Những chức năng tinh thần trong các xã hội hạ đẳng, Tâm thức nguyên thủy, Linh hồn nguyên thủy, Cái siêu nhiên và cái tự nhiên trong tâm thức của người nguyên thủy, và Kinh nghiệm thần bí và các biểu tượng ở người nguyên thủy. Theo Nguyễn Văn Huyên, toàn bộ tác phẩm của ông tạo thành một khoa xã hội học khác biệt với trường phái Durkheim và chúng đã ảnh hưởng rất lớn đến trào lưu triết học hiện đại. Nguyễn Phương Ngọc cho rằng: “Đó là một nhận định rất sáng suốt, trong khi ở Pháp phải đến mấy chục năm sau tư tưởng của Lévy Bruhl mới được đánh giá lại như là một trong những đóng góp lớn nhất cho xã hội học Pháp, nghĩa là được giải phóng khỏi những giả định của học thuyết tiến hóa” [Nguyễn Phương Ngọc 2015: 95 - 96].

Trong các công trình nghiên cứu của mình, một trong những khái niệm nổi tiếng mà Lévy Bruhl đưa ra là “tâm thức nguyên thủy”. Khái niệm “tâm thức nguyên thủy”, cũng như toàn bộ tác phẩm của Lévy Bruhl nói chung, trong một thời gian dài là đề tài tranh luận sôi nổi trong giới khoa học phương Tây. Trước Lévy Bruhl, các nhà triết học nhất trí cho rằng “tâm thức con người chỉ có một hình thái duy nhất, và người hoang dã cũng tư duy như người văn minh, nhưng kém hơn”

[Nguyễn Văn Huyên 2003 - tập 1: 639]. Lévy Bruhl lại tìm cách chứng minh rằng tâm thức của người nguyên thủy khác với tâm thức của chúng ta. Ông đặt ra một giả thiết trái ngược: “…muốn tư duy và hành động như họ để cho xã hội của họ dựa trên những thiết chế mà chúng ta nhận thấy ở đó, thì tâm trí của họ phải không bị định hướng theo như tâm trí của chúng ta, nội dung và khuôn khổ kinh nghiệm của họ phải không hoàn toàn trùng hợp với nội dung và khuôn khổ kinh nghiệm của chúng ta, và vì vậy, chúng ta phải nỗ lực rất lớn để thâm nhập được cách tư duy và cảm xúc của họ.” [Dẫn theo Nguyễn Văn Huyên 2003 - tập 1: 640].

Xuất phát từ quan điểm ấy, Lévy Bruhl đã lao vào việc tìm tòi phát hiện ra cái tâm lý chưa ai biết đến ấy. “Từ việc phân tích một cách kiên nhẫn cả một khối sự kiện đồ sộ, qua sự sàng lọc của một phương pháp khoa học, ông đã nêu ra được một vài định luật cơ bản, trong số đó, định luật quan trọng nhất, và cũng tốn nhiều giấy mực nhất là định luật về sự tham gia. (…) Theo Lévy Bruhl, chúng ta đứng

trước một hoạt động tinh thần khác với hoạt động tinh thần của chúng ta. Trong lúc hoạt động của chúng ta là lý tính và cá thể, hợp lô-gic và kinh qua thử nghiệm, thì hoạt động tinh thần của họ là thần bí và tập thể, tiền lô-gic và không thể thực nghiệm được.” [641-642]. Nguyễn Văn Huyên đã rất ấn tượng với quan niệm về tâm thức nguyên thủy của Lévy Bruhl. Ông nhận định:

“Cách phân tích tâm thức nguyên thủy như vậy có những hệ quả cực kỳ phong phú. Nó phá vỡ tất cả những gì mà tư duy cổ điển cho đến nay vẫn cho là bất biến.

Nó mở ra những khả năng rộng rãi cho sự tiến bộ của tư tưởng cong người.(…). ngày nay vẫn còn vậy, chẳng hạn đối với người phương Tây, tâm thức tiền lôgic đang thường xuyên đấu tranh với tâm thức lôgic. Khắp nơi, người ta thừa nhận một cách tư duy và hành động ở các xã hội nguyên khai khác với cách của phương Tây.

Nhờ sự cống hiến của Lucien Lévy Bruhl, đứng trước những xã hội đến chậm với nền văn minh Tây phương, người ta quan niệm rõ một nền đạo đức không phải là ánh phản chiếu của nền đạo đức Địa Trung Hải” [Nguyễn Văn Huyên 2003 - tập 1:

643].

Có thể thấy, Nguyễn Văn Huyên đánh giá rất cao nghiên cứu của Lévy Bruhl về tâm thức nguyên thủy. Bài học lớn mà ông rút ra được từ Lévy Bruhl là quyền được tư duy và có nét văn hóa khác với người phương Tây.

Đỗ Lai Thúy cho rằng: Định luật tham dự thần bí của Lévy Bruhl đã là một cơ sở lý thuyết sâu xa cho những công trình của Nguyễn Văn Huyên nghiên cứu về văn hóa dân gian, cụ thể trong nghiên cứu tín ngưỡng, phong tục tập quán như: tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tục thờ cúng thần tiên, Hội Phù Đổng, và các lễ tiết như Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, … . “Tuy nhiên, xã hội Việt Nam không phải là xã hội nguyên thủy, mà là một xã hội khác, ngoài châu Âu, có con đường phát triển riêng của mình, tâm thức có nhiều điểm khác biệt với tâm thức châu Âu” [Đỗ Lai Thúy 2015]. Đó là lý do vì sao Lévy Bruhl đọc bản dịch Sử ký Tư Mã Thiên của nhà Trung Quốc học nổi tiếng Edouard Chavannes mà không hiểu gì cả: “Tôi biết rõ rằng bản dịch là không chê vào đâu được và sẽ cho tôi một cách hết

sức trung thành tư tưởng của nguyên bản. Thế nhưng tôi đã mất công đọc đi đọc lại mà vẫn không thể nào phát hiện được cái tư tưởng của tác giả liên kết với nhau như thế nào. Và tôi đi đến chỗ tự hỏi mình liệu lô-gic của người Trung Quốc có khớp đúng với lô-gic của chúng ta hay không? Trong trường hợp có sự khác biệt thực sự, tôi cho là có thể có được một lợi ích triết học cơ bản nếu xác định được sự khác biệt đó, phân tích nó và tìm ra những nguyên nhân”. [Dẫn theo Nguyễn Văn Huyên 2003 - Tập 1: 638]. Như vậy, người Trung Hoa có một logic khác với logic châu Âu.

Điều này được chứng minh một cách thuyết phục khi xuất hiện hai tác phẩm nổi tiếng Văn minh Trung Hoa và Tư duy Trung Hoa của Marcel Granet. Đỗ Lai Thúy nhận định rằng: “Từ những tư tưởng trên của các bậc thầy, Nguyễn Văn Huyên có thể yên tâm về một logic khác ở văn hóa Trung Hoa cũng như ở văn hóa Việt Nam.

Tuy ông chưa xây dựng được một nội hàm chặt chẽ, rõ ràng như khái niệm logic- khác của tư duy nguyên thủy mà Claude Lévy-Strauss cống hiến sau này, nhưng Nguyễn Văn Huyên đã phấn đấu không mệt mỏi để giành quyền được khác cho văn hóa Việt Nam. Và, chỉ như vậy, thì ông cũng đã tạo ra được một bước phát triển mới từ khái niệm tiền-logic của Lévy-Bruhl” [Đỗ Lai Thúy 2015].

Cuộc đời và sự nghiệp của Jean Przyluski, người thầy thứ hai cũng có ảnh hưởng nhất định đến định hướng nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên.

Nguyễn Phương Ngọc [2015: 99-101] đã giới thiệu khá kỹ về Jean Przyluski như sau: Trước khi trở thành một nhà Đông phương học và chuyên gia nổi tiếng về đạo Phật, Jean Przyluski đã là một quan chức cao cấp trong chính quyền Đông Dương. Được đánh giá là một trong những chuyên gia hàng đầu về ngôn ngữ và văn hóa người Việt, tháng 11-1913, Jean Przyluski được Toàn quyển Albert Sarraut cử sang dạy ở trường Ngôn ngữ phương Đông. Ông thường xuyên tham gia giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Ở Đông Dương, Jean Przyluski bắt đầu nghiên cứu thực địa và công bố trong tập san Viễn Đông Bác cổ Pháp các bài báo về văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam như Ghi chép về tín ngưỡng cây cối ở Bắc Kỳ; Nghi lễ “động thổ”; Các hình thái đại từ trong tiếng Việt. Trong lịch sử Đông phương học Pháp, ông được coi là một trong những người đi đầu về nghiên cứu đời sống tôn giáo dân

gian người Việt. Ông đặc biệt chú trọng đến việc tìm hiểu các mối liên hệ giữa các nền văn minh vượt qua biên giới không gian và thời gian. Ông là một trong những người sáng lập ra một hội nghiên cứu các nền văn minh cổ ở Địa Trung Hải. Ông cũng là người sáng lập và chỉ đạo bộ sưu tập có tên gọi đầy ý nghĩa là Nam Á, ở nhà xuất bản Paul Geuthner. Chính trong bộ sưu tập này, nhà nghiên cứu Matsumoto đã công bố năm 1928 luận án về tiếng Nhật so sánh với các tiếng họ Nam Á và sau đó là ông Huyên đã xuất bản hai luận án năm 1933.

Theo Nguyễn Phương Ngọc, Jean Przyluski là một trong những người đi đầu về nghiên cứu đời sống tôn giáo dân gian người Việt, chính điều đó có lẽ đã ảnh hưởng đến định hướng nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên. Ngoài ra, trên giấy tờ thì ông Huyên chính thức làm luận án với ba giáo sư: Jean Przyluski, Lucien Lévy Bruhl và Paul Boyer, nhưng trong ba người, chỉ có Jean Przyluski là chuyên gia về Việt Nam, nên có lẽ Jean Przyluski là mới là người quan tâm và trực tiếp hướng dẫn ông Nguyễn Văn Huyên. Cũng chính Jean Przyluski là người viết một bài tạp chí dài giới thiệu về luận án Hát đối. Trong đó, ông cho biết rằng Hát đối là một chuyên khảo về đề tài do ông gợi ý nhằm đóng góp vào tìm hiểu nguồn gốc của cảm hứng thi ca. Nguyễn Văn Huyên không chỉ dừng lại ở vấn đề này, nhưng có thể ông đã đi vào đề tài nghiên cứu về hát đối bởi được Jean Przyluski gợi ý. Nhà bác học Pháp cũng giúp ông Huyên một cách nhiệt tình trong quá trình làm luận án về nhà sàn, như giúp xin học bổng đi nghiên cứu tại các bảo tàng nước ngoài, và tham khảo các tư liệu chưa từng công bố trong thư viện riêng của ông [Nguyễn Phương Ngọc 2015: 103 - 104].

Marcel Granet, nhà Trung Quốc học nổi tiếng, cũng có ảnh hưởng quan trọng đến nghiên cứu của ông, đặc biệt là trong luận án về hát đối khi ông đặt hát đối nam nữ thanh niên Việt trong mối tương quan với phong tục một số dân tộc Đông Dương và ở miền Nam Trung Quốc khác để tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của hát đối, cũng như một số khía cạnh của văn hóa dân gian Việt [Nguyễn Phương Ngọc 2015: 91].

Ngoài ra, còn có Marcel Mauss đã giúp Nguyễn Văn Huyên xin học bổng đi nghiên cứu về nhà sàn trong các bảo tàng châu Âu.

Marcel Mauss (1872-1950) là nhà xã hội học người Pháp, người học trò, người cháu của Émile Durkheim. Ông thường được coi là “cha đẻ của ngành nhân học Pháp” với bài viết nổi tiếng đăng trên L’Année sociologique (Năm xã hội học):

Khảo cứu về quà tặng. Lĩnh vực hoạt động và nghiên cứu của ông đi giữa ranh giới của xã hội học và nhân học. “Đóng góp khoa học quan trọng của Mauss là đã làm nhẹ bớt tinh thần hệ thống, quan điểm phát sinh, khuynh hướng thần bí của Durkheim và một số môn đệ của ông. Khác với Durkheim, ông không xem cái

“phức hợp” như là phái sinh từ cái “đơn giản” được coi như là “nguồn gốc” theo quan điểm tiến hóa luận. Trái lại, ông xét các sự kiện trong mối quan hệ của chúng với toàn bộ tổ chức xã hội mà chúng thuộc về. Theo ông, các hiện tượng xã hội cũng là các hiện tượng tinh thần” [Nguyễn Tùng 2011: 18 - 19]11. Lối tiếp cận mới này đã cho phép ông tạo ra được khái niệm “hiện tượng xã hội tổng thể” mà ông đã trình bày trong Khảo cứu về quà tặng.

Công trình Khảo cứu về quà tặng của Mauss nghiên cứu một hiện tượng phổ biến trong các xã hội nguyên thủy đó là sự tặng quà, hay là sự trao đổi quà tặng.

Ông cho rằng những xã hội nguyên thủy khắp thế giới rất khác nhau, nhưng giống nhau về cấu trúc trao đổi quà tặng. Động cơ của việc trao đổi quà tặng là những kỳ vọng chuẩn mực mà các bên tham gia mặc nhiên công nhận. Mỗi món quà đều mang trong mình một động lực kỳ diệu và một cảm giác nghĩa vụ mạnh mẽ: nghĩa vụ cho, nghĩa vụ nhận, nghĩa vụ đáp lễ. Đỗ Lai Thúy phân tích về công trình này như sau:

Đây là sự trao đổi giữa cá nhân với cá nhân, nhóm với nhóm, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa người và thần linh, có tính chất bắt buộc. Người được tặng biếu phải nhận để rồi tặng lại cho người thứ ba. Người tặng quà càng nhiều lần, món quà càng quý giá, thì người tặng càng giành được uy tín lớn hơn.

11 Trích trong Lời người dịch in trong cuốn Luận về biếu tặng: Hình thức và lý do của sự trao đổi trong các xã hội cổ sơ của Marcel Mauss.

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn văn huyên trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)