Tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn văn huyên trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa (Trang 70 - 77)

3.1. Tư liệu nghiên cứu văn hóa dân gian

3.1.1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Như đã biết, cuối năm 1935, Nguyễn Văn Huyên về nước dạy học rồi vào làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp. Về sau, đánh giá việc Nguyễn Văn Huyên trở thành thành viên của Trường Viễn Đông Bác cổ, giám đốc Georges Coedès đã viết: “Việc ông Nguyễn Văn Huyên gia nhập Trường Viễn Đông Bác cổ năm 1935 đã là một cơ hội để Trường triển khai những nghiên cứu về những tín ngưỡng và những thiết chế của đất nước Việt Nam” [Trích từ lời tựa in trong Nguyễn Văn Huyên toàn tập - tập 2: 575].

Đúng như vậy, Nguyễn Văn Huyên đã tập trung tinh lực chủ yếu cho việc nghiên cứu tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Trong số khoảng 45 công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên thì có khoảng 20 công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, chủ yếu là tín ngưỡng dân gian. Nguyễn Phương Ngọc cho rằng: “Đặt trong bối cảnh xã hội - lịch sử Việt Nam thời thuộc địa, các nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về văn hóa dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng và các tôn giáo dân gian, đều có mục đích là tìm hiểu một cách khoa học văn hóa người Việt cũng như quá trình hình thành đất nước và dân tộc Việt Nam” [Nguyễn Phương Ngọc 2015: 104]

Nguyễn Văn Huyên đã có nhiều công trình nghiên cứu được đánh giá cao, góp phần khẳng định người Việt Nam có tín ngưỡng riêng của mình.

Trước tiên, Nguyễn Văn Huyên chú ý đến tục thờ Thành hoàng.

Năm 1938, ông được giao phụ trách điều tra về tín ngưỡng Thành hoàng tại miền Bắc và một phần miền Trung. Dữ liệu của điều tra này nay được lưu trữ tại

Thư viện Khoa học xã hội Trung ương, mới được ông bước đầu khai thác. Ngoài một số bài viết đã hoặc chưa công bố, theo Tập san Viễn Đông Bác cổ cho biết, một số tài liệu khác đã được hoàn thành, nhưng hiện chưa tìm lại được, ví dụ như Lịch các ngày lễ hội làng Các bản đồ phân bố thành hoàng ở các tỉnh miền Bắc [Nguyễn Phương Ngọc 2015: 106].

Một công trình quan trọng của ông về tín ngưỡng thờ Thành hoàng là: Góp phần nghiên cứu một vị Thành hoàng Việt Nam: Lý Phục Man.

Vì sao Giáo sư Nguyễn Văn Huyên lại quan tâm đến việc thờ Thành hoàng?

Việc thờ Thành hoàng tồn tại ở tất cả các làng vùng châu thổ Bắc Kỳ, trừ các làng theo đạo Thiên chúa. Đó là vị thần bảo hộ của làng xã. Các vị Thành hoàng được được phân biệt thành Thiên thần, những nhân vật huyền thoại được biểu hiện bằng phép lạ; và Nhân thần, các vị mà lúc sinh thời đã có công lớn giúp nước, giúp vua, hoặc giúp làng, hay sau khi chết các vị đó đã biểu hiện sức mạnh siêu nhiên của mình bằng những hành động tốt. “Những công tích chứng minh cho việc thờ những con người đó vẫn còn trong ký ức người đương thời. Nhưng phần lớn các vị thành hoàng đều đã chết từ lâu. Và người ta đã có đủ thời gian để thêu dệt xung quanh các vị đó những truyền thuyết và huyền thoại, khiến cho lịch sử những vị thần này thường thường chìm vào trong bóng tối rất khó lần ra” [Nguyễn Văn Huyên 2003 :446]. Ngoài ra, Nguyễn Văn Huyên nhận định rằng các vua nhà Hậu Lê vì muốn đồng nhất các lễ nghi trong nước và kiểm soát công việc của làng xã nên tìm cách hủy bỏ các đặc điểm của địa phương, dựa vào nghiên cứu của ông H.Maspéro:

“Năm 1572 hình như nhà Lê đã xem xét lại toàn bộ và đã đồng nhất các truyền thuyết về thần địa phương, các vị thành hoàng làng. Bộ Lễ thời bấy giờ đặt ra tiểu sử chính thức cho những vị nào chưa có tiểu sử. (…) Nét đặc trưng của các bản tiểu sử này là người ta thường hay đưa vào đây những tư liệu lịch sử hay giả lịch sử thành văn để thay thế hoặc chí ít pha trộn với các truyền thuyết miệng của địa phương. (…) Mặt khác, người ta soạn một truyền thuyết duy nhất cho mỗi thần, phân phát cho tất cả các làng thờ thần đó, khiến cho những khác biệt địa phương hầu như bị mất đi hoàn toàn (…)” [Dẫn theo Nguyễn Văn Huyên 2003: 447]. Từ đó,

ông cho rằng nếu không thể dựng lại được diện mạo thật của các thần đó, thì cũng nên xem xét tình trạng hiện nay của những truyền thuyết này, và nghiên cứu việc thờ các thần đó ở các làng mạc Bắc Kỳ [Nguyễn Văn Huyên 2003: 447]. Và ông muốn làm việc này với các vị thần liên quan đến một thời kỳ nhất định của lịch sử Việt Nam, thời Tiền Lý (543 - 601), bởi trong thời kỳ ngắn ngủi chỉ độ nửa thế kỷ này đã có bảy vị thần lớn xuất hiện; và theo ông đây là “thời kỳ chìm trong bóng tối khó hiểu nhất của lịch sử Việt Nam, và do đấy, là thời kỳ dễ làm chất liệu nhất cho những sáng tạo huyền thoại dân gian, thời kỳ đã khá lùi xa trong dĩ vãng để có đủ thời gian cho những triển khai rộng rãi trong ý thức của làng xã Việt Nam” [Nguyễn Văn Huyên 2003: 454]. Có khoảng hai trăm làng ở đồng bằng Bắc Kỳ lập đình thờ các vị này và thờ rất sùng kính. Và ông cho rằng dù chỉ đứng ở quan điểm dân tộc học, thì cũng nên nghiên cứu sự phát triển những truyền thuyết và những lệ thờ cúng này [Nguyễn Văn Huyên 2003: 454]. Vì vậy, nghiên cứu của ông quan tâm tới việc thờ cúng các vị thần Tiền Lý, xem các vị thần này có được thờ đồng thời với các thần khác không; và việc thờ chung đã diễn ra như thế nào trong bối cảnh lịch sử các tôn giáo của người Việt Nam cũng như lịch sử định cư ở châu thổ Bắc Kỳ.

Và ông bắt đầu với việc thờ Lý Phục Man.

Để nghiên cứu vị Thành hoàng Lý Phục Man, tháng 4 năm 1937, ông đã tiến hành một cuộc điều tra tại Yên Sở, nơi lịch sử và truyền thuyết dân gian coi là chỗ mai táng Lý Phục Man, trong tư cách nghiên cứu viên của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Ở đây, ông đã dự ngày hội Lý Phục Man hằng năm, kéo dài 17 ngày.

Trong công trình nghiên cứu của mình, phần thứ nhất Nguyễn Văn Huyên nghiên cứu tiểu sử Lý Phục Man một cách hệ thống theo các tư liệu lịch sử như Việt Điện u linh tập, Đại Nam nhất thống chí; các truyền thuyết địa phương; và các văn bia. Phần thứ hai, nghiên cứu những chỗ thờ Lý Phục Man tại Yên Sở và Đắc Sở thông qua miêu tả kiến trúc các đền kèm theo sơ đồ bản vẽ và hình ảnh minh họa rất chi tiết, tỉ mỉ; miêu tả tường tận hai cấu trúc xã hội khác nhau của hai làng Yên Sở và Đắc Sở trong việc thờ cúng chung cũng như lịch cúng tế. Cuối cùng, ông tái hiện lễ hội hằng năm một cách sinh động thông qua việc miêu tả chi tiết lễ hội từ việc

phân công chuẩn bị đến đám rước, đồ cúng đến các lễ tế. Sự miêu tả của ông còn được minh họa bằng các sơ đồ, hình vẽ, hình chụp rất phong phú.

Cả công trình của ông đã cung cấp 19 hình vẽ về kiến trúc các đình Yên Sở và Đắc Sở; cách bài trí lễ vật, cách bố trí các chủ tế và phụ tá, các đội bác âm, các vũ nữ, … trong các ngày lễ tế Thành hoàng Lý Phục Man; 2 bản đồ phân bố các nơi thờ cúng; 25 trang ảnh chụp minh họa và một bản phụ lục những lời khấn trong lễ hội Lý Phục Man.

Có thể thấy công trình của Nguyễn Văn Huyên là một nghiên cứu rất công phu, đầy đủ và sáng tỏ về vị Thành hoàng Lý Phục Man và di tích Yên Sở. Có thể nói rằng, khó có một công trình đầy đủ và tinh tế hơn.

Bên cạnh tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, Nguyễn Văn Huyên cũng đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng thần tiên Việt Nam.

Có khi ông khảo về từng vị thần hay tiên như ông tiên Phạm Viên, các nàng tiên Giáng Kiều, hay Bồi Liễn trong các công trình Sự tích một vị tiên Việt Nam:

Phạm Viên, Những phép lạ của các tiên nữ ở phía nam thành cổ Thăng Long,

Đặc biệt, ông đã có một công trình công phu khảo cứu về các vị thần tiên Việt Nam, đó là Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam, xuất bản năm 1944.

Sau khi xác định một cách ngắn gọn quy mô ảnh hưởng của Trung Quốc đối với sự thờ phụng thần tiên ở Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên đã chú trọng nghiên cứu các tiên Việt Nam, nghĩa là các vị tiên đã sống ở Việt Nam. Ông khẳng định:

“Khác với đạo Phật và đạo Khổng, việc thờ các vị thần tiên ở nước ta có một kho vốn riêng của Việt Nam” [Nguyễn Văn Huyên 2003 - tập 2: 202].

Ông đã biết khai thác những tài liệu quý. Ông sử dụng cuốn sách Hội chân biên của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp. Đó là một Danh sách các thần tiên Việt Nam, được viết dưới bút danh Thanh Hòa Tử và được xuất bản vào năm thứ 7 đời Thiệu Trị (1847); sách dày 43 trang, cung cấp một bản danh sách các vị bất tử của Việt Nam, tức là các vị được sinh ra hoặc đã từng thật sự sống trên đất nước Việt Nam [Nguyễn Văn Huyên 2003: 202]. Về cuốn sách này, mãi đến 1988, mới có

công trình nghiên cứu và dịch thuật đầy đủ Hội chân biên được Trương Đình Hòe thực hiện ở Pháp. Còn trong một thời gian dài, ở Việt Nam, dường như những người nghiên cứu tôn giáo - tín ngưỡng không biết đến quyển sách này. [Hà Văn Tấn - Phạm Minh Hạc 2001: 23].

Nguyễn Văn Huyên cho rằng: “…sự tín ngưỡng Thần Tiên thể hiện một cách khác chứ không phải qua việc lưu truyền và phát triển các truyền thuyết. Ở Việt Nam, người ta đã dành cho các vị Bất tử đó một sự sùng bái rất ư sống động. Có nhiều đền đài tôn giáo đã được cung hiến cho họ” [Nguyễn Văn Huyên 2003 - tập 2:

255]. Và ông đã tiến hành nghiên cứu ba trong số những ngôi đền đó, đó là: Đền Tú Uyên được cung hiến cho đôi vợ chồng được kể trong truyền thuyết về “Bức chân dung kỳ diệu”; chùa Ngọc Hồ nơi đã xảy ra cuộc gặp gỡ giữa chàng Tú Uyên với nàng tiên Giáng Kiều, và cuộc gặp gỡ giữa vua Lê Thánh Tôn với nàng tiên Bồi Liễn; sau cùng là Đền Vọng Tiên được xây ngay tại nơi mà nàng tiên Bồi Liễn đã bay về trời. Ông miêu tả cấu trúc các ngôi đền, từ lối vào đền, cổng đền, những gian nhà thờ, cách trang trí các ngôi đền đó. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến các câu đối được treo ở các đền vì ông cho rằng các câu đối này góp phần một cách thật hùng hồn vào sự ca ngợi các vị thần tiên được sùng bái [Nguyễn Văn Huyên 2003- tập 2:

265]. Ông miêu tả tỉ mỉ cách bài trí các bàn thờ. “Qua miêu tả các bàn thờ ở ba phủ, Bích Câu, Ngọc Hồ và Vọng Tiên, với cái khối chư thần rườm rà như thế, mới biết việc thờ Tiên là phong phú và bí ẩn biết bao nhiêu. Ở đây, tôi không có ý định nghiên cứu một cách triệt để sự thờ cúng này vốn là một trong những khía cạnh tối tăm khó hiểu nhất, nhưng cũng là lý thú nhất của đời sống tôn giáo Việt Nam”

[Nguyễn Văn Huyên 2003- tập 2: 275]. Dù những nghiên cứu của ông chỉ mới dừng lại ở sự miêu tả mà không đi sâu phân tích như ông đã nói, nhưng đó là những tư liệu giúp chúng ta hiểu thêm về tín ngưỡng thần tiên ở Việt Nam và thông qua đó ông gợi mở nhiều điều cho các nhà nghiên cứu về sau khi đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng Thần Tiên nói riêng, nghiên cứu văn hóa dân gian và nghiên cứu văn hóa dân tộc nói chung. Qua các công trình nghiên cứu tín ngưỡng dân gian có thể thấy

quan niệm, định hướng nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên luôn muốn khẳng định bản sắc của dân tộc Việt Nam. Ông viết:

“… trí tưởng tượng dân gian - không bằng lòng thu nạp những nhân vật đến từ cõi bồng lai của Trung Quốc, cái đất nước đã tự bao giờ làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi tư biện của giai cấp lãnh đạo - đã sáng tạo hoặc khám phá ra những vị thần tiên sinh ra hay đã hiện ra ở ngay trên đất nước này.

Thông qua nghiên cứu đạo thờ cúng này cũng như những đạo thờ cúng khác, người ta có thể một ngày nào đó chứng minh được vai trò lịch sử mà nhân dân Việt Nam đã đóng góp vào sự hình thành các khái niệm tôn giáo và các chủ đề văn học của vùng Đông Á.

Nhân dân ta không phải lúc nào cũng nô lệ sao chép Trung Quốc; nhân dân ta đã tạo cho mình một cuộc sống riêng mà qua quá trình lịch sử nhiều thế kỷ, họ đã trẻ hóa bằng những đóng góp mới ít nhiều theo những tư tưởng của Việt Nam”

[Nguyễn Văn Huyên 2003 - tập 2: 290].

Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Định hướng nghiên cứu và nhận thức khoa học trên của Giáo sư Nguyễn Văn Huyên vẫn còn nguyên giá trị trong hiện tại và mai sau, vẫn là bài học về nhận thức khoa học cho chúng ta trong việc nghiên cứu nền văn hóa dân tộc” [Ngô Đức Thịnh 1996].

Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng các vị thần tiên, theo nhận định của Hà Văn Tấn và Phạm Minh Hạc, Nguyễn Văn Huyên cũng là người đầu tiên đề cập đến

“Nội đạo tràng”, một thứ “Đạo giáo” của Việt Nam [Phạm Minh Hạc - Hà Văn Tấn 2001: 18].

Ông đã dẫn những trang đầu tiên của cuốn Biên niên của Trường Nội Đạo để cho thấy một trường thuật sĩ đã ra đời ở nước ta như thế nào, và sau đó đã có một đạo thờ cúng mới ra đời vào thế kỷ XVII và người sáng lập là một trong những con cháu của một dòng họ nổi tiếng của miền Bắc Trung Kỳ. Ông cho rằng thông qua nghiên cứu Trường Thuật sĩ Nội Đạo này, ít nhiều gắn với sự thờ cúng Bà chúa Liễu Hạnh, có thể thấy những thuật phù thủy của người Việt Nam không phải tất cả

đều từ các lò Trung Quốc mà ra, như người ta thường giảng dạy; như sự thờ cúng thần tiên, nhân dân Việt Nam chưa bao giờ chịu hài lòng với việc chỉ chấp nhận các thần của Trung Quốc, mà luôn tìm cách tách ra và sáng tạo nên những vị thần của đất nước mình [Nguyễn Văn Huyên 2003 - tập 2: 331]. Từ đó ông kết luận, đây là một đạo thờ cúng do Việt Nam sáng tạo ra. Thậm chí đạo ấy còn có môn đệ ở Trung Quốc.

Ông lý giải vì sao Nội Đạo lại phát triển ở Việt Nam. Đó là bởi vì nhân dân Việt Nam ít được thiên nhiên ưu đãi, chịu nhiều thiên tai, cùng khổ nên họ muốn tìm đường về với thế giới siêu nhiên; đặc biệt, nhu cầu tinh thần của các thế hệ đã chịu đau khổ bởi cuộc đấu tranh kéo dài giữa nhà Mạc và nhà Lê, làm cho đất nước đổ máu trong suốt ba phần tư của thế kỷ XVI là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đạo thờ cúng Nội Đạo; hơn nữa, ít nhiều cũng nhờ vào sự bảo trợ của nhà vua;

một điều quan trọng nữa là nó đã biết dựa vào Đức Thích Ca Mâu Ni là đấng đã chiếm vị trí hàng đầu trong lòng nhân dân Việt Nam trước đó [Nguyễn Văn Huyên 2003 - tập 2: 333]. Đó là cơ sở để ông khẳng định một lần nữa đây là một đạo thờ cúng của Việt Nam, bởi nó đã tồn tại và phát triển trong điều kiện và thời kỳ lịch sử riêng của Việt Nam.

Qua những nghiên cứu về tín ngưỡng Việt Nam nói trên, dù đã là một công trình hoàn chỉnh hoặc mới chỉ là một ghi chép tài liệu, đều cho thấy định hướng của Nguyễn Văn Huyên là nhằm khám phá bản sắc của văn hóa Việt Nam. Ngô Đức Thịnh đã nhận định rằng: “Đối với lớp người nghiên cứu về sau, các công trình của Nguyễn Văn Huyên không chỉ là nguồn tư liệu lịch sử quí giá, mà còn là sự khuyến khích, gợi mở” [Ngô Đức Thịnh 2006].

Về vấn đề tôn giáo, Nguyễn Văn Huyên có đề cập đến một cách toàn diện, khi bàn về đời sống tôn giáo trong công trình Văn minh Việt Nam. Ông viết: “Người ta quen nói rằng, người Việt Nam có ba tôn giáo bên cạnh đạo Thiên chúa mới du nhập gần đây: đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật. Một số người còn nói thêm rằng, người Việt Nam theo vật linh giáo và thờ tự nhiên. Trong đám hỗn độn có điều tâm linh

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn văn huyên trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)