Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đối với
1.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ
1.2.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết các nguồn lực
Với những thành công trong CDCCKT, nhất là những năm 2001-2005, trên cơ sở tiếp tục quán triệt những chủ trương của Đảng và phát huy những kết quả đã đạt được, những năm 2006-2010, Đảng bộ đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện CDCCKT làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trong tỉnh.
* Chỉ đạo CDCCKT ngành
Phương hướng cơ bản về CDCCKT ngành giai đọan 2006-2010 đã được Đảng bộ khẳng định là: “Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công - nông nghiệp và thương mại, dịch vụ [25, tr. 45].
Đảng bộ khẳng định: “Đầu tư phát triển mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ thương mại; giữ vững sự phát triển ổn định sản xuất thuỷ sản, nông nghiệp để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng; gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế so sánh (công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất, chế biến nông thuỷ sản), phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường (thuỷ sản, lương thực) để tập trung đầu tư phát triển [100, tr. 2].
Về công nghiệp, xuất phát từ yêu cầu thúc đẩy CDCCKT của tỉnh, Đảng bộ đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU (2006) về Đẩy mạnh phát triển công nghiệp đến năm 2010, chỉ rõ mục tiêu: “Đẩy mạnh CDCCKT theo hướng công, nông nghiệp và thương mại, dịch vụ gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bố trí hợp lý cơ cấu ngành và sản phẩm trong sản xuất nhằm khai thác tối ưu tiềm năng nông nghiệp của 2 vùng sinh thái đặc thù (phía Nam và phía Bắc Quốc lộ 1A) của tỉnh; phát triển thương mại, dịch vụ…thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững” [89, tr. 2].
Trên nền tảng là nền kinh tế nông nghiệp, phương hướng phát triển công nghiệp của Đảng bộ vẫn là phát triển công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu, phục vụ sản xuất, giải quyết nhu cầu chế biến nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm, kích thích tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Nghị quyết số 02-NQ/TU (2006) về phát triển công nghiệp, không những thúc đẩy công nghiệp Bạc Liêu phát triển trên nền tảng nông nghiệp sẵn có, đẩy mạnh CDCCKT, mà còn tạo ra động lực giúp nông nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, Đảng bộ chỉ rõ “Các ngành, các cấp tập trung đầu tư phát triển công nghiệp để đạt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công - nông nghiệp và thương mại, dịch vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII (2006) đã đề ra”. Đồng thời “hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí xây dựng, nông, ngư nghiệp, giao thông... phục vụ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Khuyến khích các cơ sở chế biến nông, thuỷ sản đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phấn đấu nâng tỷ lệ chế biến tôm nguyên liệu của tỉnh từ 25% hiện nay (18.600/74.300 tấn), lên trên 36,5%
(39.000/107.000 tấn) năm 2010 [101, tr. 1].
Về dịch vụ, trong phát triển dịch vụ, ngành thương mại có vị trí quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, CDCCKT, phân công lao động xã hội, tăng tích lũy cho ngân sách và cải thiện đời sống nhân dân.
Để thúc đẩy CDCCKT, Đảng bộ chỉ đạo:
- Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá để đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ hết hàng hoá nông sản của tỉnh.
Trong đó chú trọng mở rộng liên kết với các tỉnh, thành, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; đẩy mạnh xuất khẩu, tích cực tìm thêm thị trường mới (cả trong và ngoài nước) để giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hoá; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu các mặt hàng có lợi thế của tỉnh.
- Khuyến khích, hỗ trợ việc liên kết giữa các hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối với các cơ sở chế biến, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, cơ sở nghiên cứu khoa học; khuyến khích nông dân mua cổ phần trong các nhà máy chế biến nông sản, doanh nghiệp thương mại dịch vụ phục vụ nông nghiệp.
- Nhanh chóng khắc phục những vướng mắc để sớm đầu tư nâng cấp chợ Bạc Liêu và một số chợ trung tâm huyện; xây dựng, phát triển hệ thống chợ nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng các siêu thị trên địa bàn của tỉnh, nhất là Thị xã Bạc Liêu.
Đồng thời, Đảng bộ còn chỉ đạo “Chính quyền các cấp và các ngành chức năng phải xây dựng chương trình xúc tiến thương mại của đơn vị mình, coi việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá là hướng đột phá trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế; đồng thời lãnh đạo, khuyến khích nhân dân sản xuất các mặt hàng có khả năng tiêu thụ, góp phần ổn định sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân” [100, tr. 2- 3].
Để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của tỉnh, Đảng bộ chỉ đạo:
- Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, hình thành thêm nhiều doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản hàng hoá của nông dân; khen thưởng và miễn thuế cho những công trình nghiên cứu, sáng tạo và sản xuất những mặt hàng mới từ nông sản.
- Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp khu vực nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông, thuỷ sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động tại chỗ; doanh nghiệp dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông, thuỷ sản cho nông dân và doanh nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu... phục vụ sản xuất nông nghiệp [107, tr. 2-4].
- Quan tâm chỉ đạo thực hiện chủ trương tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp với người sản xuất. Xây dựng các thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm hàng hoá có lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh việc cung cấp thông tin thị trường, giá cả hàng hoá, vật tư nông nghiệp kịp thời cho nông dân để chủ động lựa chọn đối tượng sản xuất, kinh doanh hiệu quả [107, tr. 7].
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ, sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở tỉnh Bạc Liêu trong những năm 2006-2010 có những bước tiến bộ đáng kể, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 1.906 tỷ đồng năm 2005 lên 3.610 tỷ đồng năm 2010. Giá trị dịch vụ tăng từ 1.679 tỷ năm 2005 lên 4.630 tỷ đồng năm 2010 [26, tr. 11].
CCKT của tỉnh từ năm 2006 đến năm 2010 tiếp tục chuyển biến: khu vực nông nghiệp giảm 2,03%; công nghiệp – xây dựng giảm 0,42% (sở dĩ cơ cấu công nghiệp - xây dựng giảm là do tỷ trọng của dịch vụ tăng cao, trên thực tế tỷ trọng công nghiệp – xây dựng năm 2010 tăng hơn so với năm 2006); dịch vụ tăng 2,45% (xem Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Cơ cấu kinh tế ngành ở Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị: %
2006 2007 2008 2009 2010 Nông nghiệp 54,18 53,81 53,96 53,00 52,15 Công nghiệp 24,54 24,70 23,35 23,66 24,12
Dịch vụ 21,28 21,49 22,69 23,34 23,73
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, Niên giám thống kê 2010, tr.33
Kết quả trên cho thấy, CCKT Bạc Liêu những năm 2006-2010 có sự chuyển dịch nhưng chậm (chủ yếu tập trung vào việc khai thác lợi thế tiềm năng đất đai, nguồn nước để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản), điều đó chứng tỏ tác động của công nghiệp và dịch vụ vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh còn rất ít.
Về chuyển dịch cơ cấu lao động, để thúc đẩy CDCCKT giữa các ngành, tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển theo hướng tích cực, nâng cao giá trị, chất lượng sản xuất nông nghiệp. Đảng bộ chỉ đạo: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, tăng nhanh tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Phát triển đa dạng hoá các ngành nghề; hỗ trợ hình thành các làng nghề truyền thống ở nông thôn; phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ đời sống cho nhân dân và tạo việc làm cho người lao động [100, tr.3]. Song song bên cạnh đó, cần thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất gắn với việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành, nghề khác. Khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở nông thôn; triển khai thực hiện chương trình phát triển các khu, cụm công nghiệp của Tỉnh uỷ, thúc đẩy phát triển dịch vụ ở nông thôn và các ngành nghề truyền thống. Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn.
Nhờ sự quan tâm thực hiện tốt quá trình chuyển đổi lao động của Đảng bộ đã giúp số lao động ngành nghề của các địa phương đã tăng lên đáng kể. Quá trình chuyển đổi đã giúp hàng vạn lao động có thêm việc làm (số lao động nông, lâm nghiệp từ 173.726 người năm 2001 giảm xuống 106.827 người năm 2008; lao động thuỷ sản từ 71.622 người năm 2001 tăng lên 195.015 người năm 2008), góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố, bộ mặt nông thôn từng bước được thay đổi. Nông dân phấn khởi, tích cực đầu tư phát triển nuôi tôm; bước đầu thu hút được một số công ty nước ngoài đến đầu tư xây dựng trại tôm giống, nuôi tôm công nghiệp và chế biến tôm xuất khẩu [26, tr.5]. Theo số liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn tính đến ngày 1-7- 2011, toàn tỉnh có 46.670 hộ, trong đó số hộ lao động công nghiệp (4.436 hộ) - xây dựng (5.386 hộ), chiếm 7,07% trong tổng số, số hộ lao động thương mại - dịch vụ chiếm 19,58% trong tổng số và các ngành này đều có xu hướng phát triển và tăng khá nhanh so với năm 2006, còn lại là số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 73,35% trong tổng số [21, tr. 29].
Nhìn chung, trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010, CCKT nông nghiệp Bạc Liêu tiếp tục giảm, cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động, đã kéo theo số lượng lao động cũng có sự chuyển dịch từ các ngành nghề nông nghiệp sang phi nông nghiệp, điều đó góp phần làm giảm bớt tính thuần nông của nền kinh tế Bạc Liêu, tăng năng suất, hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp.
* Chỉ đạo CDCCKT vùng
CDCCKT vùng là một trong những trọng tâm để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bạc Liêu.
Về phân vùng cho CDCCKT, hướng chỉ đạo chung của Đảng bộ là đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng nhằm khai thác tối ưu tiềm năng nông nghiệp của 2 vùng sinh thái đặc thù (phía Nam và phía Bắc Quốc lộ 1A) của tỉnh, điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư và diêm nghiệp nhằm tổ chức khai thác hợp lí tài nguyên theo đặc thù từng tiểu vùng phía Bắc và phía Nam. Tiến hành điều chỉnh quy hoạch của tỉnh đến năm 2010 để phù hợp với mục tiêu, phương
hướng phát triển của Nghị quyết đại hội và Quy hoạch tổng thể của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân [25, tr. 68].
Phương án quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 được UBND tỉnh xác định như sau:
Vùng Bắc quốc lộ 1A, phân thành 2 tiểu vùng (tiểu vùng ngọt và tiểu vùng chuyển đổi sản xuất). Tiểu vùng ngọt ở phía Đông tuyến kênh Vĩnh Lộc và Quản lộ - Giá Rai, diện tích tự nhiên 86.034 ha, là địa bàn đã được ngọt hóa hoàn toàn, vì thế khu vực này sản xuất nông nghiệp ổn định theo hướng thâm canh, tăng vụ, đa canh hóa cây trồng. Ngoài ra một số khu vực có điều kiện đặc thù thuộc xã Phong Tân (huyện Giá Rai), xã Hưng Thạnh (huyện Vĩnh Lợi) sẽ phát triển cả mô hình chuyên canh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp kết hợp với nuôi tôm sú. Vùng chuyển đổi sản xuất nằm ở phía Tây kênh Vĩnh Lộc và Quản lộ - Giá Rai, diện tích tự nhiên 68.821 ha tập trung chuyển đổi cho nuôi trồng thủy sản và thực hiện các mô hình sản xuất kết hợp: lúa - tôm, tôm - cây công nghiệp hoặc cây ăn quả.
Vùng Nam quốc lộ 1A, thực hiện chuyển đổi phần lớn diện tích chuyên canh nông nghiệp sang mô hình tôm - lúa, tôm - rừng, chuyên tôm. Tiếp tục thực hiện ổn định diện tích muối và nâng cao năng suất muối.
Vùng bãi bồi ven biển, khoanh nuôi và phát triển rừng phòng hộ ven biển 1.500 ha năm 2005 và 3.000 ha vào năm 2010. Nuôi nghêu, sò 2000 ha (2005) lên 6.000 ha (năm 2010) [162, tr. 20-23].
Xuất phát từ lợi thế của Bạc Liêu, Đảng bộ xác định vùng biển và vùng ven biển đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế thủy sản nói riêng, do đó Đảng bộ chỉ đạo: tiến hành công tác quy hoạch tổng thể vùng biển và ven biển của tỉnh, bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh quốc phòng; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, kể cả hạ tầng phục vụ hoạt động khai thác biển; sắp xếp lại dân cư theo đúng quy hoạch, hình thành các khu dân cư ven biển; thúc đẩy phát triển nhanh các ngành nghề khai thác biển và liên quan đến biển phù hợp với vùng biển và
ven biển của tỉnh; từng bước hình thành các cụm kinh tế và đô thị ven biển như: Khu vực phường Nhà Mát, Cái Cùng và Thị trấn Gành Hào, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà [101, tr. 2].
Bên cạnh việc thực hiện quy hoạch, Đảng bộ còn chỉ đạo: Tiến hành rà soát, điều chỉnh, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia [107, tr. 2].
Để thực hiện tốt công tác quy hoạch Đảng bộ cũng khuyến cáo nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân trong việc quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, hạn chế việc sản xuất tự phát của nông dân.
Đồng thời, Tỉnh cũng đã quy hoạch phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đến năm 2010, và thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về các quy trình canh tác phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái; về giống cây trồng, vật nuôi; quy trình bảo vệ thực vật; quy trình sản xuất lương thực, nuôi trồng thuỷ sản an toàn; xây dựng thương hiệu hàng hoá...
Với những phương hướng và sự bổ sung chỉ đạo về phân vùng sản xuất của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu những năm 2006-2010, đã tiếp tục hoàn thiện sự hình thành các vùng sản xuất, nhằm khai thác thế mạnh nông nghiệp của từng vùng.
Sự hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất hàng hóa lớn đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu.
* Chỉ đạo CDCCKT thành phần
Kể từ khi đổi mới, vấn đề tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát huy đúng tiềm năng của mình là một nội dung cơ bản trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng, quán triệt điều đó, Đảng bộ đưa ra các giải pháp cơ bản để phát triển các thành phần kinh tế nhằm phát huy các nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp là: tiếp tục sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước; khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và các hình thức liên doanh, liên kết khác;
nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao trình độ bảo quản công nghệ chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông, công nghiệp chủ lực của tỉnh, xây dựng các trung tâm tư vấn và thông tin thị trường để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước: Tỉnh uỷ đã tiếp tục chỉ đạo sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 (khoá IX) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý. Tính từ năm 2000 đến giữa năm 2009, toàn tỉnh đã sắp xếp, chuyển đổi được 21 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá được 13 doanh nghiệp; chuyển 02 đơn vị sự nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; phá sản 01 doanh nghiệp (Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hộ Phòng), bán 01 doanh nghiệp (Công ty Nuôi trồng thuỷ sản Vĩnh Hậu) và giải thể 02 doanh nghiệp. Đến thời điểm này, công tác sắp xếp, đổi mới và chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở địa phương đạt trên 90% chỉ tiêu, so với phương án tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt [121, tr. 11].
Về kinh tế tập thể, Đảng bộ tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tập thể theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu và các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Nhằm tổng kết để tiếp tục đưa ra phương hướng phát triển kinh tế tập thể, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 05-KH/TU (2007) Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, Đảng bộ xác định nhiệm vụ:
1- Đánh giá việc triển khai quán triệt Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) và Kế hoạch số 28 của Ban Chấp hành Đảng bộ thực hiện Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Trung ương về kinh tế tập thể;
những chuyển biến về nhận thức trong nội bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể,