Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng cường các nguồn lực

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 2015 (Trang 102 - 121)

Chương 2: Lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm 2011 – 2015

2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ

2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng cường các nguồn lực

2.2.1.1. Ch đạo đẩy mnh chuyn dch cơ cu kinh tế

Quán triệt chủ trương của Đảng và căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh, Đảng bộ chỉ đạo: “tích cực thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng phát huy tối ưu lợi thế, tiềm năng của địa phương, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững”.

Để thực hiện được nhiệm vụ đó, giải pháp cần thực hiện đầu tiên là tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tối ưu lợi thế, tiềm năng của tỉnh và đổi mới mô hình tăng trưởng. Đảng bộ chỉ đạo: khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực để làm cơ sở đầu tư phát triển [131, tr. 2].

* Ch đạo CDCCKT ngành

Đối vi ngành công nghip, Đảng bộ chỉ đạo “tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, mời gọi đầu tư triển khai thực hiện các dự án mang tính động lực; lấp đầy Khu công nghiệp Trà Kha. Khuyến khích mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ hiện đại đối với các nhà máy chế biến nông, thuỷ sản hiện có, hình thành thêm một số nhà máy chế biến mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu.

Để đẩy mạnh CDCCKT, BCH Đảng bộ (khóa XIV) đã ban hành tiếp Nghị quyết số 03-NQ/TU (ngày 06-12-2011) về Đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 với quan điểm, mục tiêu:

- Quán triệt chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại các ngành kinh tế trong phát triển công nghiệp; ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp có công nghệ hiện đại, trình độ kỹ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường, gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhằm phát huy tốt tiềm năng của địa phương, nâng cao chất lượng, hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững các ngành sản xuất của tỉnh.

Trong đó, đặc biệt “khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ hiện đại đối với các nhà máy chế biến thuỷ sản hiện có; phát triển thêm một số nhà máy chế biến nông sản nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh”.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt giá trị sản xuất công nghiệp là 8.240 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 18%/năm;

đưa tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2015 là 22,74%. Lao động ngành công nghiệp chiếm khoảng 38% - 40% tổng số lao động có việc làm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm tỷ lệ 90% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của tỉnh [129, tr. 1-2].

Đối vi ngành dch v, Đảng bộ chỉ đạo:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị ở thành phố Bạc Liêu và trung tâm các huyện theo hướng văn minh; quan tâm xây dựng các chợ thủy sản, chợ tự sản tự tiêu, chợ đầu mối, đầu tư nâng cấp các chợ nông thôn. Đẩy mạnh việc đưa thương mại và dịch vụ về nông thôn để hạn chế tình trạng khác biệt quá nhiều giữa đô thị và nông thôn.

- Đẩy mạnh và khuyến khích hoạt động xuất khẩu; đồng thời chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa của tỉnh; thực hiện tốt việc bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, nhất là về giá cả, chất lượng hàng hoá, vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Thực hiện tốt cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước; đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tổ chức tốt hệ thống bán lẻ để tiêu thụ nông sản hàng hóa của tỉnh.

Liên kết có hiệu quả với Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Cần Thơ và các

tỉnh, thành phố khác... thúc đẩy nhanh sự phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh [131, tr. 2-3].

Cụ thể hóa chủ trương, đồng thời để thúc đẩy quá trình CDCCKT của Đảng bộ, BCH đã đề ra Nghị quyết số 02-NQ/TU (2011) Về phát triển du lịch, trong đó có một số nội dung về du lịch sinh thái và du lịch vườn liên quan đến phát triển nông nghiệp.

Nhìn chung, giai đoạn 2011-2015, CCKT ngành tiếp tục được chỉ đạo chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ, tạo mối liên kết để kinh tế nông nghiệp Bạc Liêu tiếp tục có sự phát triển theo chiều sâu.

Nhờ sự chỉ đạo CDCCKT của Đảng bộ, các khu vực kinh tế đều có bước phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm như dịch vụ, du lịch, thương mại, công nghiệp có sự phát triển, quy mô được mở rộng, hiệu quả được nâng lên. CCKT tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, từ năm 2010 đến năm 2015, cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 4,69%; cơ cấu khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 1,32%; cơ cấu khu vực dịch vụ tăng 3,37% (xem Bảng 2.1). Số liệu trên cho thấy CCKT ở tỉnh Bạc Liêu những năm 2011-2015 tiếp tục có sự chuyển dịch, và chuyển dịch mạnh mẽ hơn so với giai đoạn 2006 - 2010, điều đó chứng tỏ chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp và dịch vụ làm động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả đã phát huy được nhiều tác dụng.

Bng 2.1: Cơ cấu kinh tế ngành ở Bạc Liêu năm 2010 và năm 2015 Đơn vị: %

2010 2015

Nông nghiệp 52,15 47,46

Công nghiệp 24,12 25,44

Dịch vụ 23,73 27,10

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, Niên giám thống kê 2015, tr. 73 Sự chỉ đạo của Đảng bộ đã tạo điều kiện cho chế biến và tiêu thụ nông sản những năm 2011 - 2015 có bước phát triển mới, đã đầu tư có hiệu quả việc kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và xuất khẩu, tiêu

thụ đối với sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới như tôm sú, tôm thẻ, cua biển, nhuyễn thể, lúa gạo và đang từng bước thực hiện chuyển dịch từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sử dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trường có năng suất và gia trị gia tăng cao.

Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu của Hồng Dân đã đi vào hoạt động giai đoạn 1 với công suất 100 ngàn tấn/năm, bước đầu mang lại hiệu quả tốt cho nông dân và cả doanh nghiệp.

Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 33 nhà máy, cơ sở chế biến thủy sản với tổng công suất khoảng 100.000 tấn/năm. Sản lượng chế biến thủy sản 4.825 tấn (trong đó tôm 4.748 tấn), sản lượng thủy sản xuất bán 10.012 tấn (trong đó tôm 9.927 tấn). Sản lượng gạo chế biến, xuất khẩu lương thực xuất bán hơn 6.000 tấn. Sản lượng muối mua vào 2.000 tấn, chế biến bán ra 3.000 tấn.

Từ năm 2012 - 2015, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo với quy mô 19.442 ha, sản lượng lúa bao tiêu là 89.093 tấn. Về chăn nuôi, mô hình liên kết giữa Công ty CP và các trang trại với quy mô diện tích 10ha, tổng đàn heo 29.000 con. Ở lĩnh vực thủy sản, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Chế biến thủy hải sản xuất, nhập khẩu Thiên Phú triển khai thực hiện bao tiêu sản phẩm 200ha tôm nuôi, với giá cao hơn thị trường từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, xây dựng và bảo vệ các thương hiệu nông sản của tỉnh…[27, tr. 40].

V chuyn dch cơ cu lao động, cùng với việc tăng cường CDCCKT, Đảng bộ cũng tiếp tục chỉ đạo thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Tỉnh ủy đã ban hành công văn số 346-CV/TU (17-6-2013) về Tăng cường công tác dạy nghề cho lao động nông thôn để tiếp tục đổi mới hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm từ 64,99% năm 2010, xuống còn 64,40% năm 2015; tỷ lệ dân số nông thôn giảm từ 73,4% năm 2010, xuống còn 72,7% năm 2015 [27, tr. 29]. Số liệu cho thấy việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có sự giảm nhẹ, một phần vì sản xuất nông

nghiệp trong tỉnh từ năm 2011 bắt đầu mang lại lợi nhuận ổn định, bền vững nên người dân vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp.

* Ch đạo CDCCKT vùng

Trên cơ sở thực tiễn về CCKT vùng của Bạc Liêu từ những năm tái thành lập, quan điểm chỉ đạo chung của Đảng bộ là: “Tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội với tầm nhìn dài hạn, định hướng và tạo động lực cho sự phát triển lâu dài của tỉnh; tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, khai thác tiềm năng thế mạnh, thúc đẩy nhanh sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” [131, tr. 1]. Mục đích của việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch là làm cơ sở đầu tư phát triển, ưu tiên làm trước những lĩnh vực bức xúc và những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư.

Để quy hoạch thực sự là định hướng và động lực cho sự phát triển lâu dài bền vững của tỉnh theo yêu cầu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV (2011), Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 04-CT/TU (2011) về Tăng cường lãnh đạo công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh, yêu cầu “khẩn trương xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý 2 năm 2011;

đồng thời tổ chức lập, rà soát, bổ sung và phê duyệt các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm, quy hoạch xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thuộc thẩm quyền theo quy định của Chính phủ [132].

Để thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Bạc Liêu, Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu đã triển khai thực hiện Quyết định số 221/QĐ- TTg (ngày 22-02-2012) của Thủ tướng Chính Phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, theo đó kinh tế Bạc Liêu được chia thành các vùng như sau:

- Đối vi vùng Bc quc l 1A, được quy hoạch thành hai tiểu vùng:

Tiểu vùng sản xuất lúa ổn định là phần diện tích nằm ở phía Đông kênh Quản Lộ - Giá Rai, kênh Quản Lộ Phụng Hiệp và kênh Ngan Dừa, có diện tích tự nhiên khoảng 80.000 ha; đến năm 2015, diện tích lúa ổn định khoảng 54.800

ha, đến năm 2020 là 54.400 ha. Vùng này sẽ được ngăn mặn triệt để, canh tác từ 2 - 3 vụ lúa – màu kết hợp với nuôi trồng thủy sản nước ngọt; xen kẽ là các vùng nhỏ nuôi tôm hay tôm – lúa; hình thành một số tiểu vùng chuyên canh lúa chất lượng cao.

Tiểu vùng sản xuất tôm - lúa và nuôi tôm quảng canh cải tiến là phần diện tích còn lại; đến năm 2015 có khoảng 33.000 ha theo mô hình lúa - tôm, năm 2020 tăng lên khoảng 35.000 - 40.000 ngàn ha; dự kiến nuôi trồng thủy sản (tôm càng xanh) khoảng 6.000 ha, còn lại trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao.

Xây dựng Vùng Bắc quốc lộ 1A thành vùng sản xuất nông nghiệp có trình độ công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa;

phát triển đô thị trung tâm của vùng là thị trấn Phước Long, phát triển dịch vụ và du lịch sinh thái.

- Đối vi vùng Nam quc l 1A:

Phát triển sản xuất theo hướng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi trồng với kỹ thuật canh tác cao; ổn định diện tích nuôi tôm đến năm 2020 khoảng 15.000 ha, quy hoạch tại các vùng thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, huyện Đông Hải; dự kiến đến năm 2020, còn khoảng 2.700 ha trồng lúa 1 vụ ở những vùng nuôi tôm không có hiệu quả, cần chú trọng hệ thống thủy lợi cho vùng này.

Phát huy mọi tiềm năng và lợi thế của vùng, bao gồm vùng biển và lãnh thổ ven biển, xây dựng thành một vùng kinh tế phát triển năng động, thu hút các nguồn đầu tư trong tỉnh, trong nước và nước ngoài, đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất chế biến có trình độ công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng ngoài con tôm.

Phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo đạt yêu cầu hiệu quả cao và bền vững; gắn chặt sản xuất với chế biến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm; phát triển du lịch, dịch vụ cảng biển;

phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và tái tạo nguồn lợi thủy sản [68].

Nhằm cụ thể hóa hơn nữa chủ trương CDCCKT vùng, căn cứ vào điều kiện địa lí của tỉnh, Tỉnh ủy đã ban hành 2 Nghị quyết chuyên đề quan trọng, đó là: Nghị quyết số 04-NQ/TU (4-2012) Về phát triển kinh tế biển và vùng phía Nam Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 05-NQ/TU (01-2013) Về phát triển vùng phía Bắc Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Các nghị quyết này đã thể hiện sự quy hoạch phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng theo từng tiểu vùng đặc trưng trong tỉnh.

Nghị quyết số 04 chỉ rõ mục tiêu: Quy hoạch, đầu tư phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng vùng phía Nam Quốc lộ 1A. Xây dựng vùng Nam quốc lộ 1A trở thành vùng kinh tế động lực, quyết định cho sự phát triển của tỉnh cả trước mắt và lâu dài; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Phấn đấu để Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển và làm giàu từ biển, bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trên vùng đặc quyền kinh tế biển và vùng phía Nam Quốc lộ 1A của tỉnh” [140, tr. 1].

Nghị quyết số 05 nêu rõ mục tiêu: “Quy hoạch, đầu tư phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng vùng phía Bắc quốc lộ 1A. Xây dựng vùng Bắc quốc lộ 1A trở thành vùng kinh tế năng động, hiệu quả cao; tạo ra bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực”. Đồng thời “phát triển mạnh nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH; xây dựng vùng sản xuất nông, ngư nghiệp ứng dụng công nghệ cao (lúa ngắn ngày chất lượng cao, lúa đặc sản, tôm sú, tôm càng xanh...) đảm bảo hiệu quả cao và phát triển bền vững; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm” [145, tr. 2].

Nhằm đảm bảo thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể và quy hoạch theo vùng, UBND cũng ban hành quy hoạch phát triển các lĩnh vực nhằm tạo ra định hướng cho phát triển các lĩnh vực như: Quy hoạch sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (đã hoàn thành và được Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 04/QĐ- UBND ngày 24-01-2014); lập Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bạc Liêu

giai đoạn 2010 - 2020 (đã hoàn thành và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 02-01-2014).

Với mục đích khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết Trung ương về kinh tế biển và phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; những định hướng phát triển kinh tế đã được Đảng bộ đã xác định thành hai vùng rõ rệt, là cơ sở quan trọng để kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp ở Bạc Liêu nói riêng tiếp tục phát triển, nhằm khai thác tốt hơn lợi thế về kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

* Ch đạo CDCCKT thành phn

Thực hiện chủ trương: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lí, phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế. Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, tạo môi trường thuận lợi phát huy nguồn lực và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế; phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp...”[26, tr. 97]. Đảng bộ, UBND phối hợp cùng các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp cần thiết để khuyến khích các thành phần kinh tế tiếp tục phát huy vai trò của mình, đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp:

- Tiếp tục kêu gọi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân; mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, văn minh.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, tạo môi trường thuận lợi phát huy nguồn lực và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế; phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã; khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp... Tổng kết tình hình phát triển các hợp tác xã và thực hiện Luật Hợp tác xã [131, tr. 4-5].

Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được sắp xếp và chuyển đổi, đến năm 2015, tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Các Công

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 2015 (Trang 102 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)