Chương 2: Lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm 2011 – 2015
2.1. Yêu cầu mới đối với kinh tế nông nghiệp và chủ trương mới của Đảng bộ
2.1.1. Yêu cầu mới đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp
Thực hiện chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp Việt Nam những năm 2006 - 2010 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ Đại hội X đề ra, nổi bật là: kinh tế nông nghiệp tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao, sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp không ngừng tăng lên, các loại nông sản không chỉ phát triển về số lượng mà còn có sự phát triển về chất lượng, được nâng cao về hàm lượng khoa học kĩ thuật....
Tuy nhiên, những thành tựu mà kinh tế nông nghiệp Việt Nam đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Việt Nam, kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa phát triển bền vững: chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, cung ứng điện chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác quy hoạch và kế hoạch việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải. Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp vẫn còn dựa vào nhiều yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu, môi trường đất, nước ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế...
Những hạn chế yếu kém đó tiếp tục đặt ra những vấn đề mà Đảng cần phải giải quyết để tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp, đó là phải tăng cường CDCCKT, giải quyết các nguồn lực để tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, cần tiến hành công tác quy hoạch và có kế hoạch đầu tư phát triển một cách cụ thể hơn, đồng thời cần chú ý đến các yếu tố về môi trường để nông nghiệp có thể phát triển bền vững.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011), trên cơ sở tổng kết tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của cả nước trên mọi mặt, kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, 10 năm thực hiện Chiến lược phát
triển kinh tế xã hội 2001-2010, 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 2011, Đảng đã đưa ra mục tiêu chung cho phát triển kinh tế là “Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế [39, tr. 191-192].
Đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng đưa ra mục tiêu quan trọng là: “Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn”.
Giai đoạn 2011-2015, Đảng chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn. Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn. Phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động thiết thực, có hiệu quả.
Bên cạnh việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, Đảng chủ trương
“phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu”. Giữ vững diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và tăng giá trị xuất khẩu gạo. Mở rộng diện tích, áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế. Phát triển
nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến.
Về lâm nghiệp, Đảng chủ trương phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững, trong đó chú trọng cả rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; tăng diện tích trồng rừng và độ che phủ rừng trên cơ sở khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để người dân có thể sống, làm giàu từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; hình thành các tổ hợp trồng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến lâm sản và phát triển các vùng rừng chuyên môn hoá bảo đảm đáp ứng ngày càng nhiều hơn nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, giấy.
Về thủy sản, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường; coi trọng hình thức nuôi công nghiệp, thâm canh là chủ yếu đối với thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn; gắn nuôi trồng với chế biến bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ với ứng dụng công nghệ cao trong các khâu tìm kiếm ngư trường, đánh bắt và hiện đại hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản [39, tr. 195-197].
Để thúc đẩy quá trình CDCCKT, đồng thời tiếp tục phát triển nguồn lực cho nông nghiệp, Đảng chỉ rõ cần “ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu; sản xuất phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động, thực vật” để hỗ trợ cho quá trình sản xuất nông nghiệp...[39, tr. 193-194].
Về phát triển cơ sở hạ tầng, Đảng nhấn mạnh “tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước”. Hoàn thiện quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng cả nước. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm và đầu tư tập trung, dứt điểm, kiên quyết hoàn thành những công trình kết cấu hạ tầng kinh tế then chốt theo hướng hiện đại và tương đối đồng bộ ở các vùng động lực phát triển, các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp, khu kinh tế. Hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông
thiết yếu, đường ven biển, đường vành đai biên giới. Hiện đại hoá một số sân bay, cảng biển quan trọng và một số tuyến đường bộ trọng yếu nối kết với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tiếp tục hoàn thiện theo hướng hiện đại hệ thống giao thông đô thị, tập trung giải quyết tình trạng ách tắc giao thông và ngập úng ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời phát triển đồng bộ hệ thống vận tải địa phương, phấn đấu hầu hết xã, cụm xã có đường ôtô đến trung tâm (trừ các xã có địa hình, địa lý đặc biệt khó khăn).
Trong đó, giải quyết vấn đề điện, nước và xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, nước, khí thải và các công trình bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng đối với phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2011 – 2015 [39, tr. 200].
Về phát triển kinh tế vùng, đối với vùng đồng bằng, Đảng chủ trương “tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thâm canh, các khu nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến, thị trường trong nước và xuất khẩu” và “có biện pháp cụ thể để chủ động hạn chế những tác hại do nước biển dâng đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Đối với vùng ven biển, biển và hải đảo, phát triển kinh tế ven biển, biển và hải đảo theo định hướng Chiến lược biển đến năm 2020. Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven biển gắn với phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến dầu khí, vận tải biển, du lịch biển. Phát triển mạnh kinh tế đảo, khai thác hải sản xa bờ gắn với tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và giữ vững chủ quyền vùng biển quốc gia. Đẩy mạnh việc điều tra cơ bản đối với một số loại tài nguyên biển quan trọng [39, tr. 202-203].
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (2011), Đảng khẳng định tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chiến lược nêu các quan điểm: 1- Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược. 2- Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. 3- Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. 4- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 5- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.
Để thực hiện thành công Chiếc lược cần tập trung vào 3 khâu: Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Hai là, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Ba là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Đảng nhấn mạnh đến các giải pháp: Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lí giữa chiều rộng và chiều sâu, mở rộng quy mô và chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng, thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường...” [39, tr. 98-107].
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã ban hành Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011- 2020 (12-10-2009). Trong đó nhấn mạnh quan điểm “phát triển nông nghiệp -
nông thôn đóng vai trò chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái đất nước” [11].
Về xây dựng cơ sở hạ tầng, Hội nghị lần thứ 4 BCHTƯ Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW (16-1-2012) về Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Quan điểm chỉ đạo của Đảng nêu rõ “quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; có phân kỳ đầu tư, ưu tiên những dự án quan trọng tạo sự đột phá và có tác động lan toả lớn. Tăng cường công tác quản lý trong khai thác sử dụng công trình” [40, tr. 2].
Để khoa học công nghệ tiếp tục phát huy vai trò là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH, HĐH, BCHTƯ Đảng đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW (10-2012) Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết nêu rõ: “Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ” [41].
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kinh tế hợp tác xã tiếp tục phát triển hiệu quả, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế nông nghiệp của cả nước, Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 (Luật Hợp tác xã 2012) được ban hành ngày 20-11-2012, có hiệu lực từ ngày 01-7-2013. Với mục tiêu nhằm khuyến khích và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, đồng thời định hướng phát triển các hợp tác xã hiện có hoạt động theo đúng bản chất hợp tác xã. Hoạt động nhằm mục đích tập trung mang lại lợi ích cho thành viên thông qua việc cam kết cung
ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm theo nhu cầu của thành viên. Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời gồm có 9 chương và 64 điều (trong khi Luật Hợp tác xã năm 2003 có 10 chương và 52 điều). Bổ sung và chỉnh sửa một số điều khoản mới, Điều quan trọng nhất của Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định rõ hơn về chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành và liên minh Hợp tác xã.
Nhằm tiếp tục phát huy Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã ban hành năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg (24-01-2014) về Tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác, yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành khẩn trương thực hiện các công tác về trồng và bảo vệ rừng, khắc phục những thiếu sót trên.
Tại phiên họp ngày 14-3-2014, sau khi nghe Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và ra Kết luận số 97-KL/TW (5 - 2014) về Một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung Ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nhằm tìm hiểu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm để xác định chủng loại cây trồng, quy mô diện tích, lộ trình chuyển đổi phù hợp, hướng dẫn nông dân sử dụng giống mới, quy trình kỹ thuật chuyển đổi để sản xuất có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 580/QĐ-TTg (22-4-2014) về Chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Để tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng về cơ sở hạ tầng chính là động lực để thúc đẩy sự phát triển đất nước một cách toàn diện, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg (08-07-2015) tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Có thể khẳng định, bên cạnh chủ trương tiếp tục CDCCKT, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp thì nét mới trong chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2015 là gắn phát triển bền vững với chất