Chương 2: Lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm 2011 – 2015
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ
2.2.2. Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp
Thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg (10-6-2013) của Chính phủ về Đề án
“Tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và các đề án, kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành, lĩnh vực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đảng bộ đã triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020.
Đảng bộ chỉ đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải lựa chọn cây, con chủ lực cho từng tiểu vùng, từng huyện, thành phố; giảm đầu tư công, tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội; phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã theo mô hình mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ; tăng cường đào tạo nghề tạo sự chuyển dịch trong lao động nông thôn [133, tr. 13].
Để tiếp tục tạo bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Bạc Liêu, Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu thực hiện Quyết định số 221/QĐ-TTg (22-02- 2012) của Thủ tướng Chính Phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu xây dựng Bạc Liêu cơ bản trở thành một tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ, có hệ thống kết cấu
hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; quyết tâm đưa Bạc Liêu sớm trở thành một trong những tỉnh phát triển khá trong vùng và cả nước.
Định hướng cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản là: Phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, hiệu quả, gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ để nâng cao giá trị nông sản. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 6,5%/năm giai đoạn 2011-2015 và 5%/năm giai đoạn 2016-2020 [68].
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giai đoạn 2011- 2015, Đảng bộ cùng các cấp, các ngành đã ra sức đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp trên toàn diện các lĩnh vực.
* Trồng trọt
Thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 3 (khoá XI) về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 và năm 2012, BCH Đảng bộ ban hành Chương trình hành động số 10-CTr/TU (ngày 23-3-2012), chỉ rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện tốt chủ trương bảo vệ đất trồng lúa của tỉnh”. Nội dung chỉ đạo được thể hiện như sau:
- Tập trung đầu tư phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao, nâng cao hệ số sử dụng đất hàng năm lên 2,5 lần; xác định sản xuất lương thực là nền tảng để ổn định đời sống nhân dân và tạo cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế khác. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các vùng chuyên canh và xây dựng thương hiệu một số loại lúa chất lượng cao của tỉnh.
- Ưu tiên đầu tư các vùng sản xuất lúa hàng hoá tập trung, xây dựng nhiều cánh đồng lúa chất lượng cao, nhiều cánh đồng mẫu lớn, xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao... bảo đảm nguồn hàng hoá ổn định, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững. Giữ ổn định diện tích 55.000 ha lúa 2-3 vụ, diện tích lúa - tôm phấn đấu nâng lên 30.000-35.000 ha, xây dựng nhiều thương hiệu nông sản hàng hoá,... góp phần
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ưu tiên phát triển hệ thống các ô thuỷ lợi khép kín, kè sông, kè biển, nâng cấp đê Biển Đông giai đoạn 2 [138, tr. 3].
Khi chính thức có hai Nghị quyết về phát triển vùng Nam Quốc lộ 1A và Bắc Quốc lộ 1A thì sự chỉ đạo phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng có sự phân hóa rõ nét theo 2 vùng.
Đối với vùng Nam Quốc lộ 1A, Đảng bộ chỉ đạo:
- Xây dựng vùng sản xuất hoa màu an toàn (Măng Tây, Ngò rí lấy hạt và các loại rau, củ, quả khác); nhân rộng, phát triển nhanh mô hình nông nghiệp đô thị ở nội, ngoại ô thành phố Bạc Liêu và các thị trấn trong vùng (chiếm từ 20 - 30% số hộ thuộc thành phố và thị trấn); thực hiện bảo tồn vườn cây nhãn cổ và cây xoài cổ để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách; phát triển cây nhãn giống mới trên đất giồng nhãn để giữ thương hiệu cho phát triển du lịch.
- Khuyến khích và có biện pháp bảo vệ, duy trì diện tích trồng lúa và mở rộng ở những nơi có điều kiện [140, tr. 8].
Đối với vùng phía Bắc Quốc lộ 1A:
- Giữ ổn định diện tích chuyên sản xuất lúa hiện có và mở rộng diện tích cải tạo vườn tạp; chuyển đổi một số diện tích nuôi tôm kém hiệu quả trong mô hình tôm - lúa; nhân rộng các mô hình cánh đồng mẫu lớn; hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa chịu mặn mang thương hiệu Bạc Liêu (lúa chất lượng cao, Tài nguyên, Một bụi đỏ,...). Ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình VietGAP đạt 62.150 ha (sản xuất 2 vụ/năm trở lên); vùng sản xuất lúa trên đất nuôi tôm đạt 35.000 ha vào năm 2015 (lúa Một bụi đỏ, lúa sỏi,...) và 40.000 ha vào năm 2020; ứng dụng công nghệ cao, vùng lúa chất lượng cao đạt 58.910 ha (sản xuất 2 vụ/năm trở lên).
Xây dựng vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao, sạch bệnh, đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh việc thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và phòng, chống dịch bệnh, để gia tăng năng suất, chất lượng lúa gạo; phấn đấu đạt sản lượng 1,0 triệu tấn lúa vào năm 2015 và đạt 1,1 triệu tấn lúa vào năm 2020.
- Xây dựng mô hình nông nghiệp đô thị ở các thị trấn trung tâm huyện lỵ và xây dựng làng hoa Ngan Dừa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ du
khách đến tham quan. Phát động nhân dân đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn trái có giá trị; khôi phục, phát triển diện tích dừa nước ven sông, kênh rạch, diện tích vườn tre, trúc và cải tạo mặt nước các kênh, mương thành ao hồ sạch, thẩm mỹ để thả nuôi các loại tôm, cua, cá, các loại động vật quý hiếm để phục vụ khách du lịch miệt vườn, du lịch làng quê và tạo nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp [145, tr. 5].
Giai đoạn 2011-2015, mặc dù kinh tế nông nghiệp Bạc Liêu phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế nông nghiệp của tỉnh vẫn phát triển, tốc độ tăng trưởng tuy không đạt so với kế hoạch đề ra nhưng vẫn là mức tăng trưởng khá so với mức bình quân của khu vực. Tính đến năm 2015, diện tích lúa gieo trồng là 177.441ha, tăng 19,139 ha so với năm 2010, đạt được mục tiêu duy trì ổn định diện tích trồng lúa trong tỉnh; tổng sản lượng năm 2015 hơn 1 triệu tấn, đạt hơn 99,5% kế hoạch. Diện tích và sản lượng tăng nên năng suất lúa giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng khá đều, tăng 3,61 tạ/ha.
Biểu đồ 2.1: Năng suất lúa ở Bạc Liêu giai đoạn 2011 – 2015
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, Niên giám thống kê năm 2015, tr.185
Việc xây dựng cánh đồng lúa chất lượng cao và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có chuyển biến tích cực. Điển hình trên lĩnh vực nông nghiệp phải kể đến mô hình cánh đồng mẫu lớn và sổ tay ghi chép tình hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP. Toàn tỉnh có hàng chục ngàn ha lúa được sản xuất theo hướng VietGAP và hợp tác liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp. Đã xây dựng được nhiều cánh đồng lớn, chất lượng cao theo mô hình gắn sản xuất với bao tiêu sản phẩm, chế biến gạo xuất khẩu tại
58.91 57.75
55.98 55.24
55.3
53 54 55 56 57 58 59 60
2011 2012 2013 2014 2015 năm
tạ/ha
các huyện trong tỉnh, mô hình này đã mở ra hướng sản xuất mang tính bền vững và mang lại hiệu quả cho người trồng lúa. Hiện nay trên 90% diện tích lúa trên địa bàn tỉnh được trồng bằng các giống lúa chất lượng cao và các giống lúa đặc sản địa phương (Tài nguyên, Một bụi đỏ), doanh thu của người sản xuất đạt 100 triệu đồng/ha/năm (3 vụ) [27, tr. 34].
Đến năm 2015, toàn tỉnh đã triển khai 15 điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1.689 ha, có 1.361 hộ nông dân tham gia. Chi phí sản xuất giảm 2,3 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng gần 3 triệu đồng/ha, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Việc ứng dụng các quy trình kĩ thuật và mô hình quản lí dinh dưỡng, quản lí rầy nâu, tiết kiệm nước tưới nhờ đó năng suất sản lượng và thu nhập của người sản xuất đều tăng.
Bên cạnh các thương hiệu về muối và lúa, các loại rau màu ở Bạc Liêu cũng từng bước xây dựng được thương hiệu, điển hình là thương hiệu ngò rí Bạc Liêu do hợp tác xã Ngò rí Bạc Liêu sản xuất, đã được công nhận. Hợp tác xã Ngò rí Bạc Liêu (ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) được thành lập năm 2011, có 13 xã viên. Hoạt động chính của hợp tác xã là sản xuất, mua bán ngò rí và cung cấp các dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Từ khi thành lập đến nay, hợp tác xã Ngò rí Bạc Liêu đã huy động nguồn vốn trong xã viên để sản xuất, kinh doanh. Tính đến năm 2013, diện tích sản xuất ngò rí của hợp tác xã là 10 ha. Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cùng với điều kiện thuận lợi của thổ nhưỡng mà việc trồng ngò rí của xã viên hợp tác xã đạt hiệu quả cao. Cụ thể, năm 2012, tổng doanh thu của hợp hơn 150 triệu đồng. Một số xã viên cho biết, một công ngò rí có thể thu hoạch được 200kg hạt. Và khi giá ngò rí dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, có thể lời từ 4 - 5 triệu đồng/công 4.
* Chăn nuôi
Đối với vùng Nam Quốc lộ 1A, Đảng bộ chỉ đạo: xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, gây
4 Theo Lam Hoàng, Gương điển hình - Hợp tác xã ngò rí Bạc Liêu: Cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, baobaclieu.vn, ngày 22-07-2013.
nuôi động vật hoang dã theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh. Khuyến khích phát triển mạnh nghề nuôi chim yến kết hợp với du lịch sinh thái theo quy hoạch được phê duyệt [140, tr. 8].
Đối với vùng phía Bắc Quốc lộ 1A: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, gây nuôi động vật hoang dã theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của vùng; nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học để giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi [145, tr.5].
Nhìn chung, hướng chỉ đạo của Đảng bộ là phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, phát triển chăn nuôi động vật hoang dã.
Tổng đàn heo từ 226.799 con năm 2011 tăng lên 239.470 con năm 2015;
đàn trâu, bò từ 2.377 con năm 2011 tăng lên 3.730 con năm 2015; đàn dê từ 2.195 con năm 2011 tăng lên 3.176 con năm 2015. Đàn gia cầm có 2.230 nghìn con năm 2011 tăng lên 2.678 nghìn con năm 2015 [22, tr. 212]. Qua số liệu thống kê cho thấy, con heo và gia cầm vẫn là vật nuôi chủ lực của tỉnh.
Ở huyện Phước Long, từ năm 2011, người dân sáng tạo ra mô hình chăn nuôi heo “gia trại” khép kín, giúp người chăn nuôi giảm bớt rủi ro, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Lâm Chí Trung, Trạm Thú y huyện Phước Long, nhận xét: “Trước đây, đa phần các hộ dân chỉ nuôi heo quy mô nhỏ lẻ, hiệu quả mang lại không cao lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Chăn nuôi theo mô hình khép kín có sự liên kết giữa các khâu được coi là giải pháp tối ưu, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, cũng như giảm khả năng mắc và lây truyền dịch bệnh trên đàn vật nuôi”. Nhằm giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận, Trạm Thú y huyện thường xuyên mở lớp tập huấn, hướng dẫn bà con xây dựng chuồng trại đúng quy chuẩn, nâng cao hiểu biết về chăn nuôi cũng như phòng ngừa dịch bệnh trên đàn heo. Bên cạnh đó, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ bà con có điều kiện đầu tư chuồng trại, xây hầm biogas tạo khí đốt đáp ứng nhu cầu sinh hoạt” 5.
5 Theo Minh Luân, Huyện Phước Long (Bạc Liêu): Nông dân phát triển mô hình chăn nuôi gia trại, baobaclieu.vn, ngày 9-9-2016.
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, từ năm 2010, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư vốn để phát triển mô hình chăn nuôi các loại động vật hoang dã. Điều này không chỉ góp phần làm giảm áp lực từ việc săn bắt, khai thác động vật hoang dã trong tự nhiên, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Điển hình là chăn nuôi cá sấu ở huyện Phước Long. Đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong chăn nuôi cá sấu, điển hình nhất là ông Trương Thanh Mai ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long - chủ trang trại cá sấu Phương Tín. Với những đóng góp cho quê mình, ông Trương Thanh Mai được Sở NN & PTNT Bạc Liêu đề cử đại diện nông dân sản xuất giỏi, có thành tích tiêu biểu, tích cực tham gia trong sản xuất dự Đại hội thi đua yêu nước Ngành lần thứ III tại Hà Nội 6.
Ngoài nuôi cá sấu, người dân huyện Phước Long còn nuôi các loại động vật hoang dã khác như: chim cu, ba ba, trăn, rắn, ếch… Tuy tổng đàn không nhiều, nhưng cũng phần nào đem lại nguồn thu khá ổn định cho người dân.
Mô hình chăn nuôi động vật hoang dã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song, để việc chăn nuôi không được chạy theo phong trào và tránh tình trạng chăn nuôi vượt tầm kiểm soát, UBND huyện Phước Long đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng quy hoạch, định hướng cho người dân về cây trồng - vật nuôi;
nắm vững kỹ thuật sản xuất và gắn sản xuất với nhu cầu thị trường. Đồng thời phải có sự liên kết giữa Nhà nước với doanh nghiệp và người chăn nuôi. Đối với việc gây nuôi các loại động vật hoang dã nguy hiểm như rắn, cá sấu thì hướng dẫn hộ nuôi thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi để không gây nguy hiểm cho người nuôi cũng như cộng đồng dân cư.
* Ngư nghiệp
Để tiếp tục phát triển sản xuất thủy sản, Đảng bộ chỉ đạo:
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản cả về nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu. Mở rộng quy mô diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ 15 ngàn ha nuôi tôm công nghiệp và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu nuôi thâm canh vùng nuôi tôm công
6Lê Thị Hoàng Trang, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Bạc Liêu: Làm giàu từ chăn nuôi cá sấu, TTKN-KN Bạc Liêu, ngày 17-03-2011.
nghiệp, bán công nghiệp; phát triển các mô hình nuôi kết hợp; hình thành các vùng chuyên sản xuất giống chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho các địa phương trong vùng; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, từng bước hiện đại hoá đội tàu khai thác hải sản xa bờ; tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là các loại hình dịch vụ trên biển để giảm chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác hải sản.
- Mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ hiện đại đối với các nhà máy chế biến thuỷ sản hiện có, hình thành thêm một số nhà máy chế biến nông sản, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu... [138, tr. 5]
Thực hiện công tác quy hoạch phát triển theo vùng, phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Bạc Liêu được chia thành hai vùng rõ rệt.
Đối với vùng Nam quốc lộ 1A, Đảng bộ chỉ đạo:
- Tiến hành quy hoạch 61.650 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn vùng (bao gồm cả khu vực trong và ngoài đê biển Đông). Trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp 15.000 ha; diện tích nuôi tôm - rừng 10.339 ha, diện tích còn lại nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp và nuôi thuỷ sản khác. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 82.000 tấn (trong đó sản lượng tôm 61.000 tấn, cua, cá 21.000 tấn) vào năm 2015.
- Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp bảo đảm các điều kiện nuôi thâm canh, an toàn dịch bệnh với quy mô 15.000 ha vào năm 2015.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thuỷ sản theo hướng:
nuôi theo vùng quy hoạch; người nuôi tôm công nghiệp khi đủ điều kiện theo quy định mới được phép nuôi; đẩy mạnh hợp tác, liên doanh giữa doanh nghiệp và người dân; thực hiện mạnh việc dồn điền đổi thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để việc nuôi trông thuỷ sản theo hướng thâm canh, hiện đại, an toàn và hiệu quả. Tập trung xây dựng mô hình các doanh nghiệp nuôi tôm kết hợp với trồng rừng và du lịch.
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các khu sản xuất giống tập trung (khu vực phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu; khu vực xã Vĩnh Thịnh,