Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đối với
1.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ
1.2.2.2. Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
Để phát triển trồng trọt, Đảng bộ chỉ đạo:
- Quy hoạch ổn định diện tích các vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, lúa xuất khẩu, lúa giống.
- Tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp (cả trồng trọt và chăn nuôi) theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với nhu cầu của thị trường, coi trọng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các hình thức sản xuất tập trung theo mô hình liên kết, hợp tác xã, trang trại.... [101, tr. 2].
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ, năm 2007, sản xuất nông nghiệp mặc dù phải thường xuyên đối mặt với thiên tai, dịch bệnh, điều kiện môi trường và những hạn chế trong đầu tư... nhưng vẫn có mức phát triển khá, sản lượng lúa năm 2007 đạt 693.217 tấn, đạt chỉ tiêu kế hoạch [102, tr. 7].
Quán triệt Nghị quyết 26-NQ/TW (2008) của Đảng Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng bộ ban hành Chương trình hành động số 39-CT/TU, tăng cường chỉ đạo:
- Tiến hành rà soát, điều chỉnh, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách hợp lý cả về trồng trọt và chăn nuôi, nhất là quy mô sản xuất các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế; gắn sản xuất với chế biến và thị trường.
- Phát triển mạnh ngành trồng trọt, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi; đẩy nhanh cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất; bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng của nông sản hàng hoá. Bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Thực hiện tốt các chính sách (của Trung ương và địa phương) bảo đảm lợi ích cho người sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu, trồng thử nghiệm một số cây công nghiệp có thị trường tiêu thụ nhằm tận dụng có hiệu quả đất đai, nâng cao thu nhập cho nông dân [107, tr. 5].
Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh trong trồng trọt
Có thể nói, giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn mà nông nghiệp Bạc Liêu phải hứng chịu và đối mặt với nhiều khó khăn từ dịch bệnh. Năm 2006, dịch bệnh trên trồng trọt và chăn nuôi ở Bạc Liêu tái bùng phát mạnh, để khắc phục tình trạng đó, Tỉnh ủy đã trực tiếp khảo sát và ban hành nhiều công văn chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp và phòng trừ dịch hại.
Vừa bước qua 6 tháng đầu năm 2006, tình hình sâu bệnh hại lúa, nhất là dịch rầy đang có những chuyển biến rất phức tạp, gây thiệt hại 5000 ha đến 6000 ha lúa trên địa bàn toàn tỉnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của bà con nông dân. Để kịp thời ngăn chặn, không để rầy nâu tiếp tục phát triển lây lan trên diện rộng, Ban Thường trực Tỉnh uỷ ban hành Công văn số 110 - CV/TU (19-06-2006) Về chỉ đạo ngăn chặn rầy nâu hại lúa, Tỉnh ủy yêu cầu
“Ban cán sự Đảng, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị triển khai ngay các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, diệt trừ rầy, không để lây lan trên diện rộng và phải xem đây là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp”
[93].
Trước tình trạng dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tiếp tục lây lan, phát triển mạnh ở một số địa phương gây thiệt hại không nhỏ cho một bộ phận người trồng lúa và ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế chung của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ra Công văn số 146-CV/TU (23-11-2006) Về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa.
Công văn nhấn mạnh yêu cầu các cấp, các ngành làm tốt các giải pháp kịp thời ngăn chặn sự lây lan, bùng phát của dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Ban Thường vụ còn nhấn mạnh: “Do tính chất nguy hại của dịch bệnh này, đề nghị các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ được phân công theo dõi huyện, thị, các đồng chí Tỉnh uỷ viên được phân công theo dõi cơ sở quan tâm theo dõi, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm công tác phòng trừ dịch bệnh theo tinh thần công văn này. Ban chỉ đạo phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá của tỉnh, các huyện uỷ, thị uỷ thường xuyên kiểm tra và báo cáo tình hình dịch bệnh về Thường trực Tỉnh uỷ” [96].
Để bảo đảm vụ hè thu năm 2009 đạt năng suất, hiệu quả cao, Ban Thường trực Tỉnh ủy ban hành Công văn số 473-CV/TU (15-4-2009) Về chỉ đạo vụ lúa Hè thu năm 2009, đề nghị các Huyện uỷ, Thị uỷ, UBND các huyện, thị và các sở, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chỉ đạo Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các huyện, thị và các xã, phường, thị trấn vận động nông dân gieo sạ theo đúng lịch thời vụ và tổ chức gieo sạ đồng loạt để tránh rầy; sử dụng giống lúa theo khuyến cáo của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện tốt việc áp dụng biện pháp sản xuất “3 giảm”; khi xuất hiện rầy nâu hướng dẫn nông dân phun xịt thuốc trừ rầy theo nguyên tắc “4 đúng”; phân công cán bộ phụ trách các địa bàn trọng điểm, thường xuyên thăm đồng để chỉ đạo kịp thời [119].
Nhờ sự chỉ đạo đúng hướng của Đảng bộ nên diện tích canh tác lúa từ 144.173 ha năm 2006 tăng lên 158.302 ha năm 2010. Sản lượng lúa 661.474 tấn (năm 2006) tăng lên 809.512 năm 2010. Năng suất lúa tăng từ 46,80 tạ/ha
46.25
51.14 49.28
49.31 46.97
43 44 45 46 47 48 49 50 51 52
2006 2007 2008 2009 2010 năm
tạ/ha
năm 2006 lên 51,14 tạ/ha năm 2010 [20, tr.69-70]. Năm 2007 và năm 2009, năng suất lúa bị giảm là do ảnh hưởng từ dịch bệnh và thiên tai.
Biểu đồ 1.1: Năng suất lúa ở Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, Niên giám thống kê năm 2010, tr.70
Với sản lượng đạt được, nông nghiệp Bạc Liêu đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn và cung cấp cho thị trường mỗi năm trên 300.000 tấn lúa hàng hoá. Những nhân tố cơ bản làm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất lúa chủ yếu là do đầu tư phát triển thuỷ lợi, giống mới và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, hướng dẫn chỉ đạo phòng trừ có hiệu quả diện tích bị nhiễm sâu bệnh và các đối tượng dịch hại khác; phát triển ổn định vùng sản xuất lương thực xuất khẩu, mở rộng vùng sản xuất lúa đặc sản (Một bụi đỏ) trên đất nuôi tôm và thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng trên diện tích đất chuyên lúa.
Đối với các cây trồng khác (cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn, dài ngày, cây ăn quả...) luôn duy trì ở mức 20.000 ha, nhưng hiệu quả sản xuất không cao do năng suất chất lượng thấp, phần lớn sản phẩm cây công nghiệp ngắn, dài ngày, cây ăn quả không có khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trong khu vực.
Về quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất rau, quả sạch, tỉnh đã triển khai lập quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn. Xây dựng phương án phát triển cây ca cao giai đoạn 2008 - 2010. Thực hiện hỗ trợ đầu tư (lãi suất ngân hàng) cho nông dân mua máy gặt đập liên hợp, những năm 2008 - 2010 đã giải ngân 11/16 máy. Đã có tờ trình xin chủ trương xây dựng Đề án cơ giới hoá và giảm
tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản của tỉnh đến năm 2020 [127, tr. 3-4].
Trong trồng trọt đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm diện tích một số cây trồng không hiệu quả, tăng diện tích những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường. Nông dân trong tỉnh đã áp dụng khá thành công nhiều mô hình sản xuất tổng hợp, sản xuất đa canh trên đất lúa; nét nổi bật trong sản xuất lúa là đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất (năng suất bình quân từ 4,08 tấn/ha năm 2001 tăng lên 4,93 tấn/ha năm 2009), cơ cấu mùa vụ chuyển từ sản xuất vụ thu đông sang sản xuất vụ đông xuân, chuyển từ sản xuất 2 - 3 vụ lúa sang sản xuất 2 lúa - 1 màu, hoặc 2 lúa + cá - màu, từ 1 vụ tôm - lúa sang sản xuất 1 - 2 vụ tôm - 1 vụ lúa. Tổ chức thành công “Chương trình 3 giảm 3 tăng”, sạ “né rầy”,... chất lượng lúa gạo cũng không ngừng được cải thiện, diện tích sản xuất lúa chất lượng cao tăng lên 112.500 ha (trước đây không có), chiếm 67,62%
diện tích gieo trồng lúa và sản lượng lúa chất lượng cao đạt 532.125 tấn, chiếm 64,86% tổng sản lượng lúa năm 2009 [126, tr. 3].
Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 16 nhà máy chế biến, với tổng công suất thiết kế lên 72.000 tấn/năm, vượt chỉ tiêu so với năm 2010 (công suất thiết kế 60.000 tấn/năm).
Về chế biến lương thực, có 146 cơ sở xay xát lúa gạo, năng lực xay xát khoảng 400.000-450.000 tấn lúa/năm, năng lực lau bóng gạo khoảng 170.000 tấn gạo/năm, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu gạo.
Về chế biến rau quả, có 01 nhà máy chế biến đậu bắp, cà tím công suất 2.000 tấn/năm [127, tr. 5].
* Chăn nuôi
Để phát triển chăn nuôi, Đảng bộ chỉ đạo: “Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ nhân dân cải tạo, nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh; phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; tổ chức lại và hiện đại hoá các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm” [107, tr. 4].
Đối với công tác phòng chống dịch bệnh: Năm 2005, sau khi thực hiện xong công tác dập dịch H5N1, để chủ động phòng, chống không để dịch cúm gia cầm tái bùng phát, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Công văn số 115-CV/TU (ngày 15-8-2006) về Tiếp tục chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các cấp, các ngành chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống để tránh dịch quay trở lại.
Cuối năm 2006, ở một số ấp thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại để khắc phục tình trạng trên và nhanh chóng dập tắt, không để dịch lây lan trên diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của dịch cúm gia cầm gây ra. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Công văn số 168-CV/TU (22-12-2006) về Tiếp tục chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh [97].
Mặc dù đã chủ động phòng chống dịch, nhưng năm 2007, dịch cúm gia cầm tái xuất hiện ở nhiều xã của 05 huyện trong tỉnh; trước tình hình đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 180-CV/TU (10-01-2007) về Tăng cường cán bộ chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm. Để tăng cường chỉ đạo, giám sát việc thực hiện đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định phân công các đồng chí trong BCH Đảng bộ và cán bộ lãnh đạo một số Sở, Ban ngành cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm ở các xã, thị trấn trong tỉnh; kiên quyết không để dịch bệnh tiếp tục lây lan, đặc biệt là lây từ gia cầm sang người [103].
Trước tình hình rầy nâu trên các trà lúa, bệnh heo “tai xanh” diễn biến phức tạp, có khả năng lây lan trên diện rộng (có 15.000 ha lúa bị nhiễm rầy nâu với mật độ rất cao và bệnh heo “tai xanh” phát sinh ở xã Long Điền Đông và thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải); và dịch cúm gia cầm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại..., Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 288-CV/TU (ngày 11-01-2008) về Tăng cường chỉ đạo phòng, chống dịch rầy nâu trên các trà lúa, và bệnh heo “tai xanh”, sau đó là Công văn số 344-CV/TU (ngày 10- 6-2008) về Tiếp tục tăng cường chỉ đạo phòng chống bệnh heo tai xanh để tiếp tục dập dịch.
472.776 605.943
983.118
865.329 899.667 76.423
105.903
146.625 136.833
55.798
0 200 400 600 800 1000 1200
2006 2007 2008 2009 2010 năm
triệu đồng Gia
cầm Gia súc
Đầu năm 2009, nhiều tỉnh lân cận với Bạc Liêu đã phát sinh dịch cúm gia cầm, do đó khả năng dịch bệnh lây lan sang đàn gia cầm của tỉnh là rất lớn. Để kịp thời ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh cho đàn gia cầm ở tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 441-CV/TU (12-02-2009) tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm, yêu cầu các Huyện uỷ, Thị uỷ, các đồng chí Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ được phân công phụ trách các huyện, thị cần tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm; kiên quyết không để dịch bệnh lây lan [117].
Mặc dù giai đoạn 2006 – 2010, chăn nuôi Bạc Liêu phải đối mặt với khá nhiều khó khăn, nhất là dịch bệnh, nhưng nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ và sự ứng phó linh hoạt của bà con nên chăn nuôi Bạc Liêu đạt một số kết quả khả quan. Đàn trâu, bò, dê từ 5.001 con năm 2005 tăng lên 5.880 con năm 2010, số lượng đàn dê giảm mạnh (do giá cả đầu ra bấp bênh, nguồn thức ăn và địa bàn chăn nuôi dê bị thu hẹp) [20, tr. 93].
Biểu đồ 1.2: Giá trị sản xuất chăn nuôi phân theo nhóm vật nuôi ở Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2010
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, Niên giám thống kê năm 2010, tr.95
Đàn heo và gia cầm luôn được xác định là vật nuôi chủ lực của nhiều hộ nông dân, nhưng do giá giống, thức ăn, thuốc thú y tăng cao, tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường và ảnh hưởng của việc nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm, nên quy mô đàn heo, đàn gia cầm và sản lượng thịt, trứng có chiều hướng giảm sút, tổng đàn heo 246.434 con năm 2005 giảm xuống 217.914 con năm
2010; đàn gia cầm năm 2008 đạt gần 1,2 triệu con, tăng lên gần 2,2 triệu con năm 2010 [20, tr. 93]. Mặc dù có nhiều biến động qua các năm nhưng nhìn chung, tổng giá trị sản xuất chăn nuôi tiếp tục tăng từ 569,135 triệu đồng năm 2006 lên 1.122.438 triệu đồng năm 2010.
Trong chăn nuôi động vật hoang dã, mỗi năm gây nuôi bình quân 200.000 con cá sấu; 164.000 con ba ba, cua đinh và 102.000 con trăn, rắn, kỳ đà, nhím;
sản phẩm động vật hoang dã 1.567 tấn.
Điều đặc biệt nhất trong chăn nuôi động vật hoang dã ở Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2010 là có sự xuất hiện của nghề nuôi chim yến, từ năm 2004 đàn yến xuất hiện ở vùng nội ô thành phố Bạc Liêu. Năm 2007, một việt kiều ở Mỹ là ông Quách Hưng Tòng đã về Bạc Liêu đầu tư vào lĩnh vực nuôi yến lấy tổ xuất khẩu và là người tiên phong trong việc thử nghiệm mô hình xây nhà nuôi chim yến ở Bạc Liêu. Tháng 6/2009, ông Tòng được UBND tỉnh Bạc Liêu giao đất để làm nhà nuôi chim yến, đây là địa phương thứ hai, sau huyện Cần Giờ (TP HCM) triển khai dự án của ông. Mô hình nuôi chim yến của ông nhanh chóng được nhân dân học hỏi và nhân rộng, chủ yếu ở vùng Nam Quốc lộ 1A, mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân Bạc Liêu.
Ngoài ra, các ngành chức năng đã thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và lấy mẫu phân tích chất lượng sản phẩm. Kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm định giống cây trồng; kiểm soát công tác giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm,... Đã hạn chế được giống chất lượng kém, hàng giả, hàng kém chất lượng đưa vào sản xuất gây thiệt hại cho nông dân [127, tr. 6].
Tình hình chăn nuôi trong nông thôn đã có những chuyển biến khá quan trọng, kết quả thể hiện bằng những biện pháp đổi mới trong phương thức sản xuất, chuyển từ tự cấp, tự túc sang chăn nuôi hình thức tập trung. Tình hình sản xuất gia súc, gia cầm có xu hướng tăng theo chiều hướng tích cực. Biểu hiện rõ nhất là hộ nhỏ lẽ từ 1-2 đang chuyển dần sang nuôi theo quy mô lớn với số lượng 30-50 con, đồng thời đang xuất hiện ngày một nhiều hơn, các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn như gia súc, gia cầm, động vật hoang dã….đồng thời về chất lượng hiệu quả của các hộ nuôi tập trung hoặc trang trại cũng mang lại