Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 2015 (Trang 161 - 169)

Chương 2: Lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm 2011 – 2015

3.2. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị

3.2.1. Một số bài học kinh nghiệm

Mt là, phải nắm vững đường lối chủ trương của Đảng và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Bạc Liêu để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn

Thực hiện đường lối đổi mới và các Nghị quyết của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã vận dụng sáng tạo vào địa phương, tạo được bước đột phá trên một số lĩnh vực. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã xác định rõ khó khăn, thời cơ và thuận lợi, vận dụng và thực hiện đúng quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, tập trung trí tuệ, sức mạnh của Đảng và nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội.

Nhận thấy vai trò quan trọng của nông nghiệp, Đảng bộ đã đưa ra những chủ trương thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, đồng thời phát triển khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là về giống và cơ sở hạ tầng làm nền tảng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tiếp tục có được những bước đột phá mới, nâng cao sản lượng và chất lượng, thương hiệu dù diện tích sản xuất ngày càng bị thu hẹp.

Trên cơ sở quán triệt đường lối của Đảng, Đảng bộ cần phải tiếp tục dựa vào thực tiễn của địa phương để có thể áp dụng những chủ trương đó một cách năng động, sáng tạo sao cho phù hợp với thực tiễn của tỉnh và của từng địa phương trong tỉnh nói riêng, vấn đề này đã được Đảng bộ tỉnh thực hiện khá tốt trong giai đoạn 2006 -2015 và trong nhiều năm tới với những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới thì thiết nghĩ vấn đề này cần được Đảng bộ tỉnh phát huy tốt hơn nữa. CDCCKT của tỉnh cần được đẩy mạnh theo hướng gắn quy hoạch phát triển của địa phương với quy hoạch toàn vùng, làm cơ sở cho việc định hướng đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất phù hợp với thế mạnh của địa phương và nhu cầu của thị trường.

Xác định được những bước đi thích hợp một cách chủ động, kiên quyết khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên hoặc giáo điều máy móc là một kinh nghiệm quý trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho CDCCKT nông nghiệp nói riêng và CCKT nói chung, nhờ đó mà công nghiệp và dịch vụ của tỉnh cũng có điều kiện hình thành và phát triển.

Trên cơ sở nghị quyết của các đại hội Đại biểu Đảng bộ, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo các cấp các ngành phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành, Trung ương kết hợp với huy động sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng. Những thành công đó ngày càng khẳng định hướng đi đúng đắn, tạo điều kiện để khắc phục cơ bản tình trạng sản xuất kéo dài, chuyển từ tự túc sang sản xuất hàng hóa. Đây không chỉ là kinh nghiệm riêng rút ra từ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, mà còn là kinh nghiệm chung cho một số tỉnh có hoàn cảnh tương tự thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Với những chủ trương, giải pháp phù hợp với từng vùng đất, khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, khai thác nguồn đất hiện có, áp dụng chính sách thuế cho nông nghiệp, chính sách vay vốn cho nông dân, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các cơ quan chức năng tìm biện pháp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng cơ cấu giống thích hợp, phù hợp với từng loại đất, áp dụng tiến bộ khoa

học kĩ thuật trong canh tác, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện, từng bước cơ giới hóa trong các khâu trong quy trình sản xuất như làm đất, tưới tiêu, gặt…. tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn, lượng nông sản hàng hóa nhiều hơn, giảm bớt sức lao động nặng nhọc, đồng thời tăng thu nhập, cải thiện một bước đáng kể đời sống của người nông dân.

Với những chủ trương đúng đắn, biện pháp kịp thời, phù hợp với thực tiễn địa phương, xu thế phát triển chung của đất nước, hợp lòng dân nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng và ủng hộ, mạnh dạn tích cực chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển, duy trì và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Như vậy, chủ động, tích cực kết hợp lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp với giải quyết vấn đề nông dân, nông thôn cũng là một kinh nghiệm quan trọng rút ra từ thành công trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu.

Hai là, phải phát huy ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo, huy động sức dân, dựa vào dân để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Nông dân Việt Nam là động lực to lớn của xã hội, cùng với giai cấp công nhân, nông dân Việt Nam là lực lượng chủ lực của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như xây dựng đất nước.

Trong phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, người nông dân vừa là động lực, vừa là mục tiêu. Vì vậy, lãnh đạo nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới phải chú ý đến lợi ích chính đáng của người nông dân.

Thực tiễn trong suốt quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu luôn xuất phát từ thực tiễn, từ lợi ích của người dân, lấy dân làm gốc để vận dụng chủ trương chính sách của Đảng cho phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Với gần 80% dân số của tỉnh tập trung ở nông thôn - địa bàn rộng lớn, sản xuất còn yếu kém - khó khăn không phải ít nhưng với sự tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân, Đảng bộ đã biết phát động phong trào toàn dân làm công tác thủy lợi, thủy nông nội đồng, làm giao thông, kéo điện về

nông thôn…có thể coi đây là cuộc cách mạng mới ở nông thôn, cuộc cách mạng nhằm CNH, HĐH nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ấm no, hạnh phúc, văn minh - đòn bẩy quan trọng không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Những chính sách về giao quyền sử dụng đất, về chính sách thuế nông nghiệp, về vốn…đã thực sự phát huy ý chí tự lực, tự cường khai thác tối đa lao động trí tuệ, kinh nghiệm, nguồn vốn trong nông dân để phát triển nông nghiệp toàn diện; xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển nông thôn, góp phần tích cực tạo nên diện mạo mới cho nông thôn Bạc Liêu.

Tích cực phối hợp với các bộ, ngành địa phương triển khai đồng bộ nhiều hoạt động, trong đó tập trung xây dựng và trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách có tác động quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phải biết phát huy ý chí tự lực, tự cường cho nhân dân, đồng thời Đảng bộ phải luôn theo sát dân, theo sát tình hình thực tiễn để kịp thời nhận thức và điều chỉnh những chủ trương, giải pháp cho thích hợp, luôn hỗ trợ cho người dân kịp thời, thực hiện tốt phương châm Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Từ xưa đến nay sự đoàn kết giữa Đảng và Nhân dân luôn là một trong những bài học quan trọng nhất. Có Đảng, Nhà nước đưa ra những chủ trương, chính sách đúng đắn thì nhân dân được ấm no, có nhân dân ủng hộ thì Đảng mới tồn tại. Do đó, Đảng bộ nên tiếp tục tạo sự đồng thuận xã hội trong thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh trên cơ sở đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong nội bộ Đảng, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Để đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ăn sâu bám rễ trong nhân dân, các cấp Đảng bộ và Chính quyền phải tổ chức quán triệt, phát động nhân dân thực hiện, phải hết sức chú ý đến xây dựng và tổng kết điển hình. Tin dân, dựa vào dân, phát huy ý thức tự lực tự cường, hướng dẫn người dân, làm những điều có lợi cho dân, đó là quan điểm và cũng là kinh nghiệm trong lãnh đạo của Đảng bộ. Khi một chủ trương chính sách đưa ra hợp lòng dân sẽ được nhân dân hưởng ứng, làm cho đường lối Đảng trở thành hiện thực sinh động trong đời sống nhân dân.

Ba là, phải tập trung xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Cơ sở vật chất kĩ thuật là một trong những điều kiện rất cần thiết để hỗ trợ cho quá trình phát triển nông nghiệp.

Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bạc Liêu cùng với Đảng bộ và Chính quyền các cấp đã tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, nguồn ngân sách của địa phương và nguồn đóng góp của nhân dân để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn: giao thông, thủy lợi, điện đường, trường, trạm…

Với việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là việc sử dụng các giống lúa mới, chịu phèn mặn và cho năng suất cao, thâm canh tăng vụ, từng bước cơ giới hóa trong nông nghiệp đã giải phóng sức lao động của người nông dân, đồng thời còn mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn.

Mạng lưới điện của tỉnh được tập trung đầu tư, chương trình điện lưới quốc gia được đưa về phủ kín các vùng nông thôn của tỉnh, đây là một trong những thành tựu lớn có ý nghĩa về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, hầu hết các hộ dân đều có điện sử dụng, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời đời sống của người dân ở vùng sâu vùng xa được cải thiện.

Kết cấu hạ tầng về hệ thống giao thông đường bộ, cũng không ngừng được nâng lên về cả quy mô và chất lượng.

Trong tình trạng tỉnh nghèo không thuận lợi về nhiều mặt, bên cạnh đẩy mạnh phát huy nội lực, cần chú trọng thu hút ngoại lực, tuy nhiên không nên có tâm lí trông chờ ỷ lại mà cần chủ động, tích cực và sử dụng hiệu quả nguồn lực huy động được.

Kinh nghiệm này đã được Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu khóa XIII nhận thức được: “Trên cơ sở các quy định chung cần mạnh dạn vận dụng triển khai một số cơ chế, chính sách, chương trình, đề án thiết thực, khả thi để khai thác tiềm năng và huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế; tích cực tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương và đặc biệt là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã được huy động; kiên quyết không để lợi ích cục bộ của một số cá nhân, đơn vị

chi phối làm trì trệ sự phát triển của tỉnh, nhất là trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các công trình xây dựng cơ bản [26, tr. 30].

Đại hội XIV khẳng định “đây là bài học kinh nghiệm quan trọng để phá thế bế tắc của tỉnh trong nhiều năm qua”[26, tr. 74].

Bn là, phải tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ ở địa phương

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng và coi đó là nhiệm vụ then chốt. Xây dựng Đảng về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho các tổ chức cơ sở Đảng ngày càng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác chính trị, tư tưởng được coi trọng, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy được quán triệt nghiêm túc, kịp thời gắn với chương trình hành động của các cấp, các ngành. Công tác giáo dục lí luận chính trị cho cán bộ Đảng viên được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng, chống những biểu hiện thoái hóa, biến chất trong Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

BCH, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cụ thể hóa các nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ. Xác định được nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ là then chốt của quá trình thực hiện CDCCKT của tỉnh theo hướng CNH, HĐH, Đảng bộ và UBND Bạc Liêu luôn quan tâm, thực hiện tốt công tác cán bộ nên đã đưa chất lượng của đội ngũ cán bộ của tỉnh có bước phát triển rõ nét và tăng cường đội ngũ cán bộ cơ sở.

Việc phát huy dân chủ thực sự đi đôi với giữ vững kỷ cương; coi trọng quyền lợi chính đáng của nhân dân; chủ động trong công tác phòng chống tham nhũng luôn là một trong những kinh nghiệm quan trọng hàng đầu mà Đảng bộ cần nhận thức và củng cố tốt hơn nữa.

BCH Đảng bộ (khóa XIV) nêu rõ: “phải biết khơi dậy khát vọng phát triển và lòng yêu quê hương đối với cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; phải khuyến tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu

trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức nhất là cán bộ chủ chốt các cấp để mọi người đem hết khả năng cống hiến… Phải quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền theo hướng sâu sát, cụ thể và đeo bám việc đến cùng. Phải đổi mới trong tư duy phát triển, cách làm, biết chọn đúng khâu đột phá để chỉ đạo [26, tr. 73].

Trong công tác xây dựng chiến lược cán bộ, để đáp ứng yêu cầu của thời kì mới, phải gắn chặt công tác đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch, khắc phục tình trạng đào tạo bồi dưỡng không theo quy hoạch, không có kế hoạch.

Thực hiện tốt chế độ đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ trên cơ sở đã được đào tạo.

Hơn nữa, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện về cả đức lẫn tài về cả phẩm chất và năng lực chuyên môn, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

Có thể nói đây là một trong những kinh nghiệm lịch sử mà Đảng bộ cần phải quan tâm nhiều nhất và luôn luôn quán triệt. Vì vậy, để kinh tế trong tỉnh nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng tiếp tục phát triển ở giai đoạn tới, Đảng bộ cần phải thực sự quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về tư tưởng chính trị và tổ chức; đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp theo hướng sâu sát, cụ thể và đeo bám công việc đến cùng, phát huy dân chủ và coi trọng quyền lợi chính đáng của nhân dân. Phải đổi mới trong tư duy phát triển, cách làm, biết chọn đúng khâu đột phá để chỉ đạo. Khắc phục việc lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo hình thức, phong trào..., thay đổi cách suy nghĩ và thói quen sản xuất nhỏ của người nông dân, hình thành phong cách sản xuất mới để phù hợp với kế hoạch chung và nhu cầu của thị trường.

Là mt tnh có thế mnh v nông nghip, đòi hi cán b lãnh đạo phi là nhng người am hiu sâu sc v thế mnh và tình hình nông nghip ca tnh, đồng thời phải là những người nhạy bén với thông tin về thị trường để có thể đề ra những định hướng đúng đắn cho tỉnh trong những năm tiếp theo, do đó công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo là một công tác vô cùng quan trọng cần phải được thực hiện kĩ.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 2015 (Trang 161 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)