Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 2015 (Trang 169 - 175)

Chương 2: Lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm 2011 – 2015

3.2. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị

3.2.2. Một số kiến nghị

Thực tế cho thấy phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam đang là một ưu tiên nhằm giải quyết nhiều vấn đề của xã hội của cả nước nói chung và của Bạc

Liêu nói riêng. Ngày nay, dưới tác động từ những diễn biến phức tạp của nền kinh tế toàn cầu, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế của tỉnh đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức mới, do đó để tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh Bạc Liêu cần quan tâm đầu tư và nâng cao hơn nữa chất lượng phát triển của tất cả các ngành kinh tế nông nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nhằm góp phần đưa kinh tế nông nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển bền vững, làm ngành kinh tế mũi nhọn và là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

Th nht, cần có sự nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong bối cảnh mới. Thực tế cho thấy, nền nông nghiệp của các nước phát triển trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) rất được ưu ái về đầu tư, hỗ trợ phát triển từ phía nhà nước. Bởi vậy, sản phẩm nông nghiệp của họ thường có chất lượng cao, giá thành hạ và do đó, có sức canh tranh cao trên thị trường quốc tế. Ngay từ bây giờ, Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng không đầu tư, hỗ trợ thỏa đáng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn thì khi thế giới đã vượt qua cuộc khủng hoảng lương thực, hàng hóa nông sản của nước ta, dù có dư thừa nhiều, nhưng chất lượng không cao, cũng khó cạnh tranh nổi.

Cuộc khủng hoảng lương thực đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, gần đây nhất là vấn đề cạn dòng MeKong, hiện tượng Elmino, hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long là bằng chứng cho thấy, nếu không chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách hiệu quả và bền vững, thì chẳng những an ninh lương thực của quốc gia không được bảo đảm, mà còn kéo theo một loạt vấn đề khác về kinh tế, chính trị, xã hội, như: lạm phát gia tăng, giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bị bất ổn định…

Như vậy, chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp cùng với việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở nước ta có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trước mắt mà còn cả về lâu dài. Điều đó đòi hỏi cần có sự nhận

thức sâu sắc, đầy đủ hơn nữa trong toàn xã hội, nhất là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong bối cảnh mới, đặc biệt là giải quyết tốt những vấn đề bất cập mà nông nghiệp đang phải gánh chịu như hiện nay về giá cả, thị trường…

Th hai, đề nghị Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhanh chóng, triệt để và có hiệu quả công tác quy hoạch về thủy lợi, điều tiết nước sinh hoạt và sản xuất. Trong tình hình nhiễm mặn đang xâm nhập nghiêm trọng như hiện nay, cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác quy hoạch, nên dự trữ nước theo vùng, đặc biệt là nước ngọt, vùng đã nhiễm mặn quá nặng, không thể tiếp tục trồng lúa thì có thể quy hoạch hẳn sang nuôi trồng thủy sản, điều tiết nước một cách hợp lý để góp phần tránh xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng hơn. Sớm triển khai xây dựng Âu thuyền Ninh Quới và hệ thống công trình Cái Lớn, Cái Bé để kiểm soát mặn và đầu tư nạo vét 2 tuyến kênh dẫn ngọt từ Sóc Trăng về Bạc Liêu để tiếp ngọt cho khu vực sản xuất lúa ổn định của tỉnh Bạc Liêu.

Bạc Liêu là một tỉnh nông nghiệp, vì vậy cần nhiều công trình cống, đập có tuổi thọ cao. Việc xuống cấp của các công trình này cũng ảnh hưởng đến việc điều tiết nước và đe dọa đến những cánh đồng lúa cần nước ngọt. Năm 2015, thị trấn Phước Long (huyện Phước Long) đã từng đối mặt với sự cố vỡ cửa đập ngăn mặn… Thiết nghĩ, đã đến lúc ngành quản lý cần có những biện pháp kiểm tra, gia cố, kết hợp với sửa chữa những công trình cống đập lâu năm.

Đồng thời, khi đầu tư xây dựng các cống ngăn mặn - giữ ngọt thì việc đảm bảo điều tiết nước và chống sự cố là hết sức quan trọng. Đảng bộ phải chú ý công tác điều tiết nước ở vùng luân canh Bắc Quốc lộ 1A, cần điều chỉnh cho phù hợp với lịch thời vụ xuống giống sản xuất của bà con và nên thông báo lịch điều tiết rộng rãi cho bà con cùng biết để thực hiện, tránh việc chuẩn bị gieo sạ giống thì lại dẫn mặn vào như một số trường hợp đã xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Th ba, trong đầu tư, hỗ trợ phát triển giữa công nghiệp và nông nghiệp, kinh tế nông thôn cần bảo đảm sự cân đối, hài hòa, hợp lý để không chỉ đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống của nông dân mà còn tạo động lực thúc đẩy công nghiệp phát triển, cũng như đẩy

nhanh quá trình CNH, HĐH. CNH, HĐH hiểu theo đúng nghĩa của nó, bao hàm cả việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong tương lai không xa, sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa không chỉ là sự mở rộng và hiện đại hóa các thành phố, thị xã đã có, mà chủ yếu là đô thị hóa nông thôn. Đô thị hóa nông thôn sẽ kéo theo một loạt vấn đề có tính chất phi nông nghiệp, như đẩy mạnh phát triển công nghiệp (nhất là công nghiệp chế biến nông sản) và các ngành dịch vụ, du lịch ở nông thôn, kể cả việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, chế xuất… đó sẽ là tiền đề rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện cho nông nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ hơn.

Thêm vào đó cần hỗ trợ quá trình tích tụ ruộng đất một cách hợp lý, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư CNH, HĐH sản xuất nông nghiệp; khuyến khích phát triển mô hình sản xuất trang trại, hợp tác xã, các loại hình dịch vụ và doanh nghiệp ở nông thôn, đầu tư cơ giới hóa các khâu sản xuất.

Th tư, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, xanh, sạch, đẹp và thân thiện với môi trường; đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên cơ sở khai thác, phát huy thế mạnh lợi thế của tỉnh, đồng thời tạo ra khâu đột phá trong sản xuất sản phẩm chủ lực để phát triển nhanh. Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đáp ứng đồng thời các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường; kết hợp các nguồn lực tại chỗ với thu hút nguồn lực ngoài tỉnh, thực hiện tốt các liên kết phát triển vùng. Khuyến khích hỗ trợ hơn nữa cho việc thực hiện các giải pháp liên kết 4 nhà trong nông nghiệp, nhằm gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh, gồm: thủy sản, gia súc, gia cầm.

Tăng cường quản lý sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và quản lý xã hội khu vực nông thôn chặt chẽ hơn; Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tiếp tục tăng cường đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống thủy lợi, phù hợp với

định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phương án thoát lũ, ngăn mặn chung của vùng, nhất là vùng ven biển.

Th năm, tiếp tục phát triển khoa học công nghệ với bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp phải dựa trên công nghệ hiện đại từ khâu giống đến khâu chế biến, tiêu thụ. Tập trung nghiên cứu các mô hình mới, giống cây con mới có năng suất, hiệu quả cao thích ứng với điều kiện sinh thái của tỉnh.

Trong điều kiện hạn hán và nhiễm mặn đang diễn ra nghiêm trọng như hiện nay và có lẽ sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới, đề nghị Đảng bộ phải tăng cường phối hợp với bà con nông dân, liên kết với các trường đại học, đặc biệt là trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu giống lúa Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu thêm nhiều các giống cây lúa ngắn ngày chịu phèn chịu mặn cao và sớm triển khai, chuyển giao sản xuất cho bà con.

Tập trung giải quyết việc chuyển giao công nghệ mới trong nuôi trồng, khai thác, sản xuất giống thủy sản và nông nghiệp, lấy đổi mới công nghệ chế biến thủy sản và sản phẩm nông nghiệp làm khâu mũi nhọn. Thường xuyên thực hiện chuyển giao, hướng dẫn ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và hiện đại hóa các khâu sản xuất: lựa chọn và sản xuất giống, quy trình canh tác, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, chế biến, bảo quản; công tác quản lý...;

hướng tới phát triển nền nông nghiệp hàng hóa với sản phẩm sạch, có năng suất, chất lượng cao và sức cạnh tranh trên thị trường, các cơ quan quản lí các viện cần hỗ trợ tích cực cho tỉnh thực hiện có hiệu quả chương trình ứng dụng kĩ thuật nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất.

Th sáu, chú trọng, thực hiện tốt công tác thông tin, dự báo chính xác thị trường, tránh gây thiệt hại cho người sản xuất, kịp thời định hướng cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất có hiệu quả. Đề nghị Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu nói riêng, Đảng và Chính phủ nói chung có chiến lược về thị trường và quan tâm giải quyết vấn đề thị trường về nông sản hàng hóa nhằm bảo đảm lợi ích và hạn chế thiệt hại cho nông dân. Nên giao cho một cơ quan hoặc một tổ chức thống nhất thực hiện công tác xúc tiến thương mại cho từng vùng hoặc từng nhóm, loại sản phẩm; tránh tình trạng mỗi tỉnh tự tiến hành xúc tiến thương mại như hiện nay... vừa lãng phí, vừa kém hiệu quả, thậm chí còn gây thiệt hại do việc

cạnh tranh giữa các địa phương, vùng, miền, khu vực. Cần có sự kết hợp với cả nước, tránh tình trạng cạnh tranh, mà cần nên hỗ trợ nhau để phát triển. Để thay đổi nhận thức và đổi mới việc chỉ đạo CDCCKT của các tỉnh theo quy hoạch chung, phù hợp với nền kinh tế thị trường Chính phủ và các bộ, ngành cần lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất quá trình này. Đặc biệt cần sớm ban hành những chủ trương chính sách thực hiện liên kết hợp tác trong sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Trên đây là những ý kiến đề xuất của riêng cá nhân tôi trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bạc Liêu, hy vọng các cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh Bạc Liêu sẽ xem xét và sớm áp dụng được những biện pháp thích hợp để nông nghiệp và nông thôn Bạc Liêu nói riêng và kinh tế Bạc Liêu nói chung tiếp tục vượt qua khó khăn và đạt được những thành công nhiều hơn, bền vững hơn. Xin cảm ơn!

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 2015 (Trang 169 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)