Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.5. Đánh giá rủi ro đối với du lịch sinh thái
1.5.2. Đánh giá rủi ro trong quy trình quản lý rủi ro
Đánh giá rủi ro là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý rủi ro vì tất cả các chiến lược thích ứng và biện pháp quản lý đều phải dựa trên những kết quả của đánh giá rủi ro.
Hiện nay, có khá nhiều mô hình quản lý rủi ro đã được xây dựng và áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, bộ tiêu chuẩn Quản lý rủi ro AS/NZS 4360:2004 (Risk Mangement AS/NZS 4360:2004) của chính phủ Australia / New Zealand được xem như một tiêu chuẩn cơ bản để quản lý rủi ro, có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tiêu chuẩn Quản lý rủi ro được xây dựng dưới sự hợp tác của hai cơ quan tiêu chuẩn của Australia và New Zealand, được ban hành lần đầu vào năm 1995. Qua các lần chỉnh sửa và cập nhật, Quản lý rủi ro AS/NZS 4360:2004 được chính thức ban hành ngày 31/08/2004.
Tiêu chuẩn này được xây dựng để đưa ra một khuôn khổ chung cho các tổ chức nhằm xác định, phân tích, đánh giá, xử lý và theo dõi rủi ro; đồng thời giúp cho các tổ chức quản lý rủi ro hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại và tối đa hóa các cơ hội. Theo tiêu chuẩn này, quy trình thực hiện quản lý rủi ro sẽ bao gồm các bước theo trình tự như sau:
Hình 1: Quy trình Quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn AS/NZS 4360:20046
Trong đó, những bước chính yếu để đánh giá rủi ro trong toàn bộ quy trình quản lý rủi ro bao gồm:
Hình 2: Các bước tiến hành đánh giá rủi ro
Trên cơ sở những nguyên tắc chung đó, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể cũng như mục đích và giai đoạn tiến hành đánh giá đối với những nguy cơ rủi ro mà có thể điều chỉnh những chi tiết cần thiết để có một quy trình đánh giá thích hợp nhất.
6 Standards Australia and Standards New Zealand, Risk Mangement AS/NZS 4360:2004
Đánh giá rủi ro
Nhận dạng rủi ro
Phân tích rủi ro
Đánh giá mức độrủi ro
Giám sát và Xem xét/Tái đánh giá
Truyền thông và Tham vấn
Xác lập bối cảnh Nhận dạng rủi ro
Đánh giá mức độ rủi ro Ứng phó/Xử lý rủi ro
Phân tích rủi ro
17
Các bước tiến hành đánh giá rủi ro theo hướng dẫn của tiêu chuẩn AS/NZS 4360:2004 chỉ bao gồm việc nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro. Tuy nhiên, đây là giai đoạn nằm giữa một quy trình diễn ra liên tục nên chỉ có thể thực hiện khi đã có đủ dữ kiện từ việc hoàn tất các bước tiền đề. Do vậy, việc đánh giá rủi ro sẽ phải thực hiện theo trình tự như sau:
a. Thiết lập bối cảnh
Việc thiết lập bối cảnh không nằm trong quy trình đánh giá nhưng là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện nhằm xác định các thông số cơ bản cho quá trình đánh giá. Bối cảnh được thiết lập chính là khuôn khổ để tiến hành các hoạt động đánh giá và quản lý rủi ro. Những công việc cụ thể cần làm trong bước này bao gồm:
- Xác định mục tiêu, phạm vi đánh giá và quản lý rủi ro
- Xác định các bên liên quan và những mối quan tâm cần chú trọng
- Tìm hiểu môi trường tổng thể tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội, các chính sách và pháp luật có thể áp dụng
- Xây dựng các tiêu chí cơ bản nhằm lượng hóa rủi ro b. Nhận diện rủi ro
Nhận diện những rủi ro có khả năng xảy ra cao nhất cùng với những tác động và nguồn gốc phát sinh của chúng. Cụ thể, cần xác định các thông tin:
- Xác định những mối nguy hại là những nguồn phát sinh của rủi ro - Xác định các đối tượng (yếu tố) có thể bị tác động
- Mối liên hệ giữa những mối nguy hại và đối tượng bị tác động - Mô tả thông tin chi tiết về rủi ro
c. Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro nhằm mục đích hiểu rõ hơn bản chất của những rủi ro dựa trên các dữ kiện thu thập được về các yếu tố gây rủi ro để đánh giá chi tiết khả năng xảy ra và mức độ tác động của rủi ro. Trên quan điểm, rủi ro được xem xét thông qua sự kết hợp giữa khả năng xảy ra và hậu quả đem lại, mức độ rủi ro sẽ được xác định cụ thể.
Các nội dung cơ bản cần thực hiện gồm có:
- Đánh giá mức độ tác động của những mối nguy hại
- Đánh giá tần suất xuất hiện nguy cơ / khả năng xảy ra rủi ro - Thiết lập ma trận đánh giá rủi ro nhằm phân cấp mức độ rủi ro
Trong phân tích rủi ro, tùy theo từng loại rủi ro, đặc trưng của đối tượng, dữ liệu và thông tin thu thập được mà cách phân tích cũng được lựa chọn sao cho phù hợp
nhất. Tùy từng trường hợp mà phân tích có thể là: định tính, bán định lượng, định lượng hay kết hợp nhiều cách trên. Với mỗi loại sẽ có cách thức tiến hành và thang đo áp dụng riêng song đều nhằm đến mục đích cuối là lượng hóa được mức độ của các yếu tố để đánh giá rủi ro là tần suất xuất hiện và mức độ tác động.
d. Đánh giá mức độ rủi ro
Bước làm này nhằm xác định những rủi ro đã phân tích có nằm trong mức có thể kiểm soát và không cần quan tâm hay ngược lại, cần phải có sự quan tâm đặc biệt và có chiến lược để thích ứng, quản lý hiệu quả. Đồng thời, cũng xác định thứ tự ưu tiên cần thực hiện trước đối với những rủi ro cần phải ứng phó.
e. Đưa ra giải pháp ứng phó hoặc thích ứng với rủi ro
Việc thực hiện đánh giá rủi ro môi trường đối với du lịch cũng dựa trên những hướng dẫn theo tiêu chuẩn Quản lý rủi ro AS/NZS 4360:2004 giống như hoạt động đánh giá rủi ro môi trường nói chung. Cách làm này cũng thống nhất với quan điểm của Trung tâm quốc tế APEC về du lịch bền vững (AICST) trong “Hướng dẫn chính thức để quản lý rủi ro trong ngành du lịch”. Trong hướng dẫn này, quy trình quản lý rủi ro được xây dựng cho ngành du lịch, đã áp dụng toàn bộ các bước theo quy trình quản lý rủi ro của tiêu chuẩn AS/NZS 4360:2004.
Tiêu chuẩn AS/NZS 4360:2004 được xây dựng để cung cấp một khuôn khổ chung cho tất cả các tổ chức, các ngành có thể quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Bởi đó, khi áp dụng vào lĩnh vực cụ thể của ngành du lịch sẽ cần có những điều chỉnh trong chi tiết của các bước tiến hành cho phù hợp với đối tượng và những yêu cầu cụ thể của từng mối quan hệ giữa các thành phần trong một thể tổng hợp rất đa dạng của hoạt động du lịch.
Đồng thời, hoạt động đánh giá đối với du lịch có thể tham khảo thêm những hướng dẫn của Trung tâm quốc tế APEC về du lịch bền vững (AICST). Hướng dẫn này tập trung vào những yêu cầu cụ thể của lĩnh vực du lịch nên có thể giúp cho việc đánh giá đáp ứng một cách tốt hơn những đòi hỏi đặc thù của hoạt động du lịch - vốn dĩ có nhiều nét khác biệt so với những hoạt động khác.
Trên cơ sở tổng quan tư liệu, cơ sở lý luận của việc đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro cho du lịch sinh thái có thể được tóm tắt trong sơ đồ sau:
19
Hình 3: Sơ đồ lý thuyết về đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái
RỦI RO DU LỊCH SINH
THÁI
RỦI RO CHO DU LỊCH
RỦI RO CHO DU LỊCH SINH THÁI ĐÁNH GIÁ
RỦI RO
ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO DU LỊCH SINH
THÁI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN CƠ SỞ QUẢN LÝ RỦI RO
Chương 2