Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 48)

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về huyện Cần Giờ

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Cần Giờ là một huyện vùng sâu vùng xa, có mật độ dân số thấp nhất TP. HCM.

Với những nỗ lực không ngừng, huyện Cần Giờ đã có những bước tiến vượt bậc, khẳng định vai trò cửa ngõ hướng ra biển Đông của thành phố. Trong quá trình phát triển, đã có những cột mốc lịch sử quan trọng đánh dấu những bước tiến của huyện:

- Trước ngày 30-4-1975, Cần Giờ gồm hai quận: Cần Giờ (gồm các xã Long Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh) và Quảng Xuyên (gồm các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, và Lý Nhơn) thuộc tỉnh Đồng Nai.

- Sau ngày Miền Nam được giải phóng, hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên được sáp nhập và đổi tên thành huyện Duyên Hải (thuộc tỉnh Đồng Nai).

- Ngày 28/2/1978, huyện Duyên Hải (thuộc Đồng Nai) chính thức xác nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết Quốc hội khóa VI, kỳ họp lần thứ 4 ngày 29/12/1977 về “việc sáp nhập huyện Duyên Hải tỉnh Đồng Nai vào thành phố Hồ Chí Minh”.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995) họp và đã nhất trí đề nghị Chính phủ cho đổi tên huyện Duyên Hải trở lạithành huyện Cần Giờ. Căn cứ nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải, ngày

18/12/1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết địnhsố 405/HĐBT đổi tên huyện Duyên Hải thành huyện Cần Giờ với diện tích tự nhiên 70.415 ha, dân số 59.676 người, gồm 07 xã với 32 ấp. Từ bây giờ, huyện Cần Giờ chính thức được trở về với tên gọi truyền thống của mình.

Về hành chính, Cần Giờ hiện nay có 7 xã và thị trấn bao gồm: Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Cần Thạnh.

2.1.2.2. Dân cư - Lao động

Theo số liệu thống kê, dân số huyện Cần Giờ tăng từ 59.810 người (năm 2000) đến lên 66.310 người (năm 2005) và 73.014 người (năm 2009). Do đó mật độ dân cư cũng tăng từ 85,63 người/km2 (năm 2000) lên 94,95 người/km2 (2005) và 104 người/km2 (2009)7. Thạnh An vẫn là xã có mật độ dân cư thấp nhất huyện (thấp hơn mật độ dân số của toàn huyện là 35,17 người/km2), mật độ cao tập trung ở thị trấn Cần Thạnh (452,03 người/km2), xã Bình Khánh (400,12 người/km2).

Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh (94,38% dân số), ngoài ra còn có dân tộc Hoa, Khme, Chăm…. Lao động trong độ tuổi của huyện Cần Giờ là 36.923 người (2008), chiếm 53,18 % tổng dân số của huyện. Trong đó, lao động ngành thủy sản chiếm tỉ trọng lớn (34,66% tổng số lao động), kế tiếp là lao động các ngành nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ…8

2.1.2.3. Cơ s h tng - Giao thông:

Huyện Cần Giờ có diện tích khá lớn và bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, nên trước đây giao thông thủy chiếm ưu thế, giao thông bộ chỉ có một tuyến đường chính nối từ nội thành ra và một số tuyến đường nhánh xung quanh thị trấn Cần Thạnh. Trong vài năm gần đây, tuyến đường nối với xã An Thới Đông, Lý Nhơn được hình thành đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các xã này. Tháng 01/2011, đường Rừng Sác đã chính thức được khánh thành sau thời gian thi công mở rộng mặt đường cũ ra trên dưới 30 m với 6 làn xe, chiều dài hơn 31 km. Trục đường mới đãtạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao thông từ nội thành đến huyện Cần Giờ.

Với tiềm năng về địa hình sông rạch khá chằng chịt, giao thông thủy được xem là thế mạnh của huyện Cần Giờ. Việc lưu thông từ huyện, các xã, thị trấn đến các địa phương giáp ranh chủ yếu bằng các tuyến giao thông thủy. Trên địa bàn huyện Cần

      

7 Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, “Số liệu kinh tế - xã hội năm 2009”, http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/so_lieu_ktxh?ID=2009 

8 UBND huyện Cần Giờ (2005), "Biểu tổng hợp kinh tế-xã hội từ năm 2000 đến năm 2005” 

25 

Giờ có 41 bến thủy nội địa được bố trí trải đều ở các xã, thị trấn (trong đó, phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách là 24 bến), với 48 phương tiện chở khách. Thủy lộ chính là sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Soài Rạp.

- Điện và thông tin liên lạc:

Điện lưới quốc gia đã về đến 6/7 xã của huyện. Do cách trở về sông rạch nên hiện nay xã đảo Thạnh An là xã duy nhất của huyện Cần Giờ chưa được sử dụng lưới điện quốc gia (năm 2005). Nguồn điện cung cấp chủ yếu cho khu vực này và các khu dân cư tập trung do máy phát điện dieselđược thành phố trợ giá. Riêng các hộ vùng xa sử dụng điện bình để thắp sáng, xem ti vi, nghe đài… Tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 80,35% (năm 2005). Trong giai đoạn 2000-2005, lượng điện dùng cho sinh hoạt tăng bình quân 20,04%/năm, lượng điện dùng trong sản xuất tăng 17,02%/năm.

Trên toàn huyện có 8 bưu cục (1 bưu cục trung tâm, 3 bưu cục cấp 3 và 4 bưu cục văn hóa). Tỉ lệ máy điện thoại được lấp đặt tăng bình quân 29%/năm, tỉ lệ báo chí phát hành tăng 64% (giai đoạn 2000-2005).

Thạnh An là xã vùng xa, cách trở giao thôngnhưng có bưu điện văn hóa xã và mạng phủ sóng của điện thoại di động nên điều kiện thông tin liên lạc giữa xã và các địa phương khác khá tốt.

- Cấp nước:

Nước ngọt cho sinh hoạt là vấn đề nan giải của huyện Cần Giờ nói chung và nhất là đối với xã đảo Thạnh An, nơi được bao bọc bởi các con sông có nước bị nhiễm mặn quanh năm. Ngoài nguồn nước mưa (chỉ có một số tháng trong năm), nước ngọt được chở đến Cần Giờ bằng xe bồn và xà lan nên giá thành rất cao (25-30 ngàn đồng/m3 nước). Hiện nay, nước sinh hoạt ở các khu dân cư tập trung như thị trấn được cung cấp qua mạng cục bộ dẫn đến từng hộ gia đìnhvà được thành phố trợ giá.

Nước ngầm có trữ lượng không nhiều nằm trong cồn cát cổ tập trung ở Cần Thạnh, Đông Hòa và Lý Nhơn. Đây là nguồn nước quý báu nhưng trữ lượng không lớn và dễ bị ô nhiễm do hoạt động dân sinh trên bề mặt.

- Quản lý chất thải:

Rác sinh hoạt ở huyện Cần Giờ được Công ty Dịch vụ Công ích của huyện đảm nhiệm trong việc thu gom và xử lý dưới hình thức hợp đồng khoán. Thạnh An và Tam Thôn Hiệp là 2 xã của huyện Cần Giờ chưa có công tác thu gom rác.

Rác của các xã sau khi được thu gom đưa đến hai bãi Cần Thạnh và Dà Đỏ sẽ được xử lý bằng phương pháp đào chôn thủ công. Mỗi bãi có diện tích 01 ha được đưa vào hoạt động từ năm 2000 và dự kiến sẽ đóng cửa trong thời gian sắp tới.

2.1.2.4. Hot động kinh tế

Hoạt động kinh tế tập trung chính là ngành thủy sản (32,52% số hộ), kế đến là nông nghiệp (23,41% số hộ), thương nghiệp, dịch vụ (21,54% số hộ), công nghiệp-xây dựng (11,83%), nghề khác (9,40%) và lâm nghiệp (1,48 % số hộ)…9

Nguồn: UBND huyện Cần Giờ

Hình 4: Cơ cấu hộ phân theo hoạt động sản xuất (năm 2005) - Nông - lâm nghiệp:

Năm 2005, tổng giá trị của ngành nông- lâm nghiệp là 13.386 triệu đồng (theo giá cố định 1994), trong đó ngành trồng trọt đạt 9.579 triệu đồng (71,56%), ngành chăn nuôi đạt 3.807 triệu đồng (28,44%). Sang năm 2009, đã có sự dịch chuyển trong cơ cấu của ngành nông-lâm nghiệp với sự tăng lên của hoạt động chăn nuôi, chiếm 48,85% giá trị của ngành nông nghiệp (Bảng 2.1).

Bảng 1: Giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp (giá cố định năm 1994) Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 13.386 11.725 16.902 Trong đó: Trồng trọt Triệu đồng 9.579 5.914 8.654 Chăn nuôi Triệu đồng 3.807 5.811 8.257

Cơ cấu sản lượng % 100,00 100,00 100,00

Trong đó: Trồng trọt % 71,56 55,10 51,20 Chăn nuôi % 28,44 44,90 48.85

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Cần Giờ10       

9 UBND huyện Cần Giờ (2005), "Biểu tổng hợp kinh tế - xã hội từ năm 2000 đến năm 2005” 

27 

Năm 2008, diện tích trồng cây nông nghiệp còn khoảng 1.471 ha, nhiều nhất là diện tích lúa: 1.130 ha (chiếm trên 76,81 %), còn lại diện tích hoa màu, khoai, mía…diện tích cói hầu như không còn (chuyển sang nuôi tôm)

Do tình hình dịch bệnh nên ngành chăn nuôi của huyện trong thời gian qua có rất nhiều biến động. Đàn gia cầm giảm từ 97.776 con (năm 2000) xuống còn 3.915 con (2005) và sang năm 2008 còn không đáng kể. Sản lượng trứng từ 479 ngàn trứng (2000) còn 19 ngàn trứng (năm 2005), năm 2008 sản lượng trứng ở Cần Giờ không đáng kể do gia cầm bị tiêu hủy vì dịch bệnh.11

Rừng Cần Giờ được xếp vào rừng phòng hộ, tổng giá trị sản lượng của ngành lâm nghiệp đạt 12.906 triệu đồng (năm 2005, theo giá cố định 1994). Thu nhập của các hộ lâm nghiệp ngoài kinh phí được khoán là 316.000 đồng/ha/năm cho việc chăm sóc và bảo vệ rừng, thu nhập khác từ rừng rất ít. Do đó, tình trạng đầm nuôi tôm dưới tán rừng còn nhiều.12

- Diêm nghiệp:

Toàn huyện Cần Giờ có 657 hộ sản xuất muối với tổng số lao động là 3.615 người, trung bình 2,3 ha/hộ và 0,42 ha/lao động. Hoạt động sản xuất muối ở Cần Giờ có quy mô nhỏ, bình quân 01 hộ sản xuất từ 01 ha đến 04 ha.

Theo thống kê, vụ muối 2008-2009, toàn huyện đạt sản lượng 65.256 tấn, tăng 14,13% so cùng kỳ năm 2008 (tương ứng với tăng 8.083 tấn) và đạt 90,4% so với kế hoạch. Do muối có chất lượng thấp nên thị trường tiêu thụ muối của Cần Giờ chủ yếu là thị trường trong nước.13

Lao động nghề muối huyện Cần Giờ phần lớn là lao động phổ thông, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận, đầu tư tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phương thức sản xuất chủ yếu vẫn mang tính truyền thống lấy nước mặn tự nhiên kết tinh trên nền đất nên năng suất, chất lượng muối chưa cao. Bên cạnh đó, vụ sản xuất ảnh hưởng nhiều vào thời tiết, năm nay do mùa mưa đến sớm, có những cơn mưa trái mùa và mưa nhiều đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng muối trong vụ mùa.

- Ngư nghiệp:

      

10 Phòng NN&PTNT huyện Cần Giờ (2009),"Tình hình thực hiện 5 năm 2006-2010 ngành nông nghiệp”

11 Phòng NN&PTNT huyện Cần Giờ (2008), “Báo cáo tình hình hoạt động năm 2008”

12 UBND huyện Cần Giờ (2005), ”Báo cáo sơ kết 5 năm chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và mặt nước bãi bồi ven sông, ven biển 2000-2004”

13 Sở NN&PTNT TP. HCM (2009), ”Tình hình sản xuất muối vụ mùa 2008-2009 trên địa bàn huyện Cần Giờ”

Năm 2009, tổng sản lượng thủy sản đạt 31.241 tấn, trong đó tôm các loại đạt 10.191 tấn, nhuyễn thể là 3.300tấn và 17.750 tấn hải sản khác; tương ứng giá trị tổng sản lượng 697.091 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kì năm trước.

Sản lượng đánh bắt thủy sản đạt 2.577 tấn tăng 48% so với cùng kì năm trước.

Hiện nay tổng số tàu cá trên địa bàn huyện là 1.512 chiếc (29 phương tiện khai thác xa bờ và 1.483 phương tiện khai thác ven bờ) và 907 hộ đánh bắt thủ công hoạt động ổn định.

Nghề nuôi thủy sản tiếp tục ổn định và có mức phát triển khá với sản lượng đạt 11.214 tấn trong đó tôm các loại 7.614 tấn, nhuyễn thể 3.300 tấn và 300 tấn hải sản khác. Ngoài ra, hoạt động sản xuất con giống các loại thủy sản đã mở rộng trên diện tích 86,67 ha.14

- Công nghiệp:

Tổng giá trị sản lượng năm 2005 là 102.124 triệu đồng (giá cố định năm 1994).

Trong đó, công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất (92,81%), kế đến là công nghiệp cơ khí, sửa chữa tàu thuyền (4,83%), các ngành công nghiệp khác chiếm tỉ trọng thấp. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp Cần Giờ: sửa ghe (325 chiếc), nước đá: trên 36.000 tấn, xay xát: 6.000 tấn lương thực, trên 40.000 lít nước mắm, gia công trên 3.000 sản phẩm mộc gia dụng…15

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)