Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.3. Hoạt động du lịch tại Cần Giờ và trong Khu dự trữ sinh quyển

2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái

Trong quá trình phát triển du lịch sinh thái trong phạm vi khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, bên cạnh những mặt thuận lợi thì vẫn còn rất nhiều khó khăn cùng tồn tại song hành.

2.3.3.1. Thun li

Cần Giờ là một trong những trọng điểm của việc quy hoạch các khu vực vui chơi giải trí và phát triển du lịch sinh thái của TP. HCM vì có cảnh quan thiên nhiên hoang dã và phong phú, mang nét sinh thái đặc trưng của rừng ngập mặn; nhiều lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Có một vị trí thuận lợi về phát triển hệ thống giao thông quốc tế và giao lưu với các vùng khác trong khu vực, là đầu mối giao thông đường thủy trong và ngoài nước.

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển đường thủy cũng như khai thác loại hình du lịch sông nước đang được du khách rất ưa thích.

Rừng ngập mặn sau quá trình phục hồi đã hình thành một chuỗi các giá trị về nhiều mặt, trở thành một điểm đến đặc biệtđối với du lịch đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái

Là nơi phục vụ cho việc học tập, tham quan, nghiên cứu của các sinh viên, học sinh cũng như những nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

2.3.3.2. Khó khăn

 Khó khăn chung

Khó khăn, trăn trở lớn nhất của Cần Giờ đối với sự phát triển kinh tế của huyện cũng như phát triển khai thác du lịch chính là hệ thống giao thông vì Cần Giờ tuy cách TP. HCM không quá 50km nhưng phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ (bằng xe gắn máy hoặc ôtô) để đi đến đây.

Do ảnh hưởng của địa hình cho nên tại Cần Giờ, nước ngọt hầu như bị nhiễm mặn và lợ nên toàn huyện Cần Giờ nói chung và khu du lịch sinh thái nói riêng phải hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngọt ở bên ngoài. Trong khi đó, hệ thống nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất vẫn chưa được đầu tư đúng mức.

Phương pháp bảo vệ và bảo tồn hệ động vật - thực vật trong khu dự trữ sinh quyển ở Cần Giờ vẫn chưa phát huy hiệu quả vì còn trong giai đoạn hoàn thiện và thiếu kinh phí đầu tư.

 Khó khăn đối với hoạt động du lịch

Việc khai thác các tuyến điểm và các tour du lịch chưa thực sự hợp lý. Thực trạng du lịch ở Cần Giờ giống du lịch ở Việt Nam thu nhỏ, tức là chưa có sự phối hợp đồng bộ và xây dựng những sản phẩm đặc trưng cho từng khu vực.

Cầu Bình Khánh chưa có đó là một thiệt thòi lớn để phát triển ngành du lịch ở Cần Giờ. Hiện tại, khách qua phà Bình Khánh phải chờ lâu đặc biệt là các dịp lễ tết, lại

41 

không có chỗ nghỉ, khu vực vệ sinh lại không được sạch sẽ. Điều này làm cho du khách thấy nản lòng khi đến Cần Giờ và khi về họ không có ý định quay lại lần thứ hai.

Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng tại khu vực còn khá hạn chế. Mặc dù trong thời gian gần đây, huyện đã đầu tư phát triển nhiều dự án nhưng khả năng đáp ứng cho du khách trong những ngày nghỉ lễ vẫn không đủ, vấn đề vệ sinh còn bị hạn chế do không đủ nước ngọt để phục vụ cho sinh hoạt.

Cư dân sống trong vùng buôn bán, kinh doanh một cách tự phát. Do đó, hoạt động buôn bán ở đây diễn ra rất lộn xộn, gây ra cảnh bát nháo, phức tạp và gây phiền hà cho du khách.

Bên cạnh đó, hệ thống công trình kỹ thuật bảo vệ và xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường còn nghèo nàn. Hiện tại, việc xử lý chất thải ở Cần Giờ chưa được đầu tư một cách tương xứng. Lượng chất thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu trước khi được thải ra sông, biển. Điều này góp phần làm cho nồng độ chất bẩn trong nước tăng lên, tác động tiêu cực đến động thực vật sinh sống tại đây. Hiện tại, do dân số chưa đông đúc như ở thành thị, diện tích sông lại quá lớn, khu vực này lại gần biển Đông, nên nước thải bẩn được pha loãng. Trước mắt việc ô nhiễm chưa nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên về sau, dân số ngày càng đông hơn, lượng khách du lịch sẽ ngày một tăng, lượng rác, chất thải vì vậy cũng sẽ nhiều hơn, việc xử lý rác không tốt sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. Do đó, vấn đề xử lý rác, chất thải cần phải được quan tâm ngay từ bây giờ. Có làm được điều này thì Cần Giờ mới có thể là điểm du lịch sạch và xanh của thành phố.

Ngoài ra, vốn đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ còn quá khiêm tốn và chưa nhất quán. Điều này làm cho các nhà đầu tư ngại đến với Cần Giờ.

Trên thực tế, việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái vẫn chưa đảm bảo thực hiện đúng tính chất và yêu cầu của loại hình này. Các hoạt động đa phần vẫn mang tính chất của du lịch đại chúng nhằm đáp ứng thị hiếu cho số đông vì trên thực tế lượng du khách đến với rừng Cần Giờ thời gian qualuônở trong trạng thái tăng trưởng liên tục, ước tính khoảng 20% mỗi năm26. Do còn mang tính đại trà nên hoạt động chủ yếu vẫn là tham quan ngắm cảnh mà chưa thể lồng ghép được các nội dung chưa kể việc đón tiếp du khách với số lượng lớn đôi khi lại đem đến những hiệu quả ngược so với mục tiêu mà du lịch sinh thái nhắm tới.

      

26Sở Du lịch TP. HCM (2003), Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2010

Bên cạnh đó, Cần Giờ luôn đứng trước những nguy cơ rủi ro do tai biến thiên nhiên, môi trường ô nhiễm, cộng thêm rất nhiều yếu tố từ nhiều nguồn tác động khác.

Những rủi ro đó không những tác động đến hệ sinh thái tự nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, đặc biệt là hoạt động khai thác và phát triển du lịch ở địa phương. Do vậy, ngành du lịch cần chú trọng đầu tư phát triển, biết tổ chức du lịch kết hợp với bảo vệ môi sinh, đánh giá đúng các nguy cơ rủi ro môi trường và có biện pháp quản lý hữu hiệu thì du lịch và dịch vụ sẽ là ngành kinh tế đem lại hiệu quảlâu dài cho Cần Giờ.

43 

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)