3.3. Rủi ro từ hoạt động tại chỗ của con người
3.3.3. Một số hoạt động kinh tế của người dân địa phương
3.3.3.6. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến khu DTSQ Cần Giờ
Hoạt động sản xuất của người dân trong khu vực rừng phòng hộ nói chung và hộ dân nhận khoán rừng nói riêng đều chịu sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật về việc bảo tồn khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ngoài việc giao rừng cho các hộ dân bảo vệ, ban quản lý rừng còn có chủ trương tạo điều kiện cho các hộ dân có nhu cầu được tận dụng mặt nước sẵn có, đầm đập để khai thác và nuôi trồng thủy sản. Người dân được hướng dẫn về quy định cũng như kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, được tuyên truyền về vai trò quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn tới môi trường cũng như đảm bảo sinh kế của chính họ. Bên cạnh đó, nhà nước còn quan tâm thực hiện chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với các hộ dân được nhận khoán, bảo vệ rừng để giúp họ ổn định đời sống và sản xuất tốt hơn.
Tuy nhiên, các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, làm muối ở Cần Giờ có ảnh hưởng nhất định đối với Khu DTSQ trong những năm qua. Mô hình nuôi tôm theo đầm có tác động lớn đến sinh trưởng của cây rừng (chủ yếu là cây đước) và ảnh hưởng đến môi trường đất và nước.
Sinh trưởng về đường kính của rừng đặc biệt nhạy cảm với hoạt động của con người. Việc đắp đê chặn dòng, ngăn luồng thủy sinh có thể làm hạn chế phù sa vào rừng hoặc gây ra những biến đổi về lý hóa tính của môi trường đất và nước bên trong đầm nuôi thủy sản. Chính vì vậy, đường đính của rừng đước có thể bị ảnh hưởng.
Trong nghiên cứu của Lê Đức Tuấn và nnk (2011) đã cho thấy đường kính trung bình của rừng đước bên trong đầm là 12,45 cm nhỏ hơn đường kính rừng đước bên ngoài đầm là 13,38 cm. Hơn nữa, chiều cao của rừng đước cũng bị tác động của việc ngăn dòng làm biến đổi điều kiện đất đai, thổ nhưỡng trong khu vực đầm. Sinh trưởng về
34 Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ (2011), “Giới thiệu tổng quát về rừng ngập mặn Cần Giờ”, http://cangiomangrove.org.vn/gioithieu.asp
chiều cao rừng đước bên trong và bên ngoài có sự khác biệt rõ ràng. Rừng đước trồng bên ngoài không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng đắp đập ngăn dòng có chiều cao (15,05 m) lớn hơn hẳn so với chiều cao rừng đước nằm bên trong đầm (14,06m).
Về trữ lượng rừng bên trong và bên ngoài đầm cũng khác nhau. Trong đầm có trữ lượng rừng kém hơn hẳn vì đắp đập đã ngăn dòng sinh thủy có lợi cho sinh trưởng của cây đước. Trong quá trình quan sát còn cho thấy, việc đào đất xung quanh đầm tôm còn ảnh hưởng đến rễ cây, khiến cho đất bảo vệ rễ bị hao hụt, dễ gây ngập úng và thối rễ.
Song song đó, các hoạt động sinh kế của người dân đang diễn ra tự phát khá nhiều. Hoạt động đánh bắt sử dụng các dụng cụ và phương thức đánh bắt truyền thống, các loại hình đánh bắt như thả bung, đóng đáy…được người dân sử dụng khá nhiều, mà các loại hình này khi đánh bắt sẽ bắt tất cả các loại tôm cá lớn nhỏ và các loài khác nữa. Theo như khảo sát của Lê Đức Tuấn và nnk (2011), sản phẩm mà các hộ dân đánh bắt được bao gồm nhiều loại khác nhau như: tôm, cá, mực, cua, ốc…lớn nhỏ khác nhau. Các sản phẩm như tôm, cá lớn, mực, cua sẽ được bán cho thương lái còn những loại cá nhỏ hoặc những loại ít giá trị kinh tế sẽ đem cho các gia đình nuôi gà vịt hoặc bỏ đi. Với hoạt động khai thác tự phát không có quy định rõ về chủng loại cũng như độ tuổi các loại thủy sản được đánh bắt thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ sinh thái thủy sinh cũng như sinh kế bền vững của người dân.Việc đánh bắt nguồn thủy sản không hợp lý của người dân còn ảnh hưởng không tốt tới chuỗi thức ăn tự nhiên của các loài trong hệ sinh thái. Trong hệ sinh thái, loài này sẽ là thức ăn cho loài khác nên khi đánh bắt không hợp lý các loại thủy sản làm cho các loài trên chuỗi thức ăn khó khăn tìm được thức ăn, dần dần các loại này bỏ đi nơi khác để tìm kiếm thức ăn. Như vậy việc đánh bắt các loại thủy sản quá mức sẽ gián tiếp làm giảm đa dạng sinh học trong rừng ngập mặn Cần Giờ.
Hầu hết các hoạt động làm đầm, làm muối hay nuôi sò huyết đều phải dùng đất để đắp bờ bao. Các hộ dân lấy đất trong khu vực có cây rừng sinh sống tạo thành những hố trống sâu làm đổ, gãy các cây trong khu vực lấy đất. Việc chặt rừng để mở rộng đầm nuôi, ruộng muối,... cũng rất khó kiểm soát. Nhất là các hoạt động nuôi trồng bán công nghiệp có sử dụng máy móc, thức ăn công nghiệp đang trá hình dưới hoạt động làm đầm tự nhiên,...
Các hoạt động đánh bắt tôm,cá trên sông hay trong rừng phòng hộ của nhiều hộ dân hằng ngày xảy ra hiện tượng chặt cây rừng để đóng cọc vây lưới bắt cá, chặt cây rừng để dễ dàng bắt được tôm, cá,... Mặc dù số lượng cây rừng thiệt hại không lớn mỗi ngày, nhưng về lâu dài hoạt động này có thể phá nhiều diện tích rừng trồng mới, cây rừng còn nhỏ,...Việc khai thác con sâm đất, các loài cua,...phải đào bới đất dưới gốc cây rừng có thể làm chết hoặc cản trở sự sinh trưởng của cây rừng. Việc
65
đánh bắt như vậy diễn ra trên một diện tích lớn có thể làm suy thoái rừng trên cả một khu vực lớn....Hơn nữa, những sơ suất của hộ dân khi dùng lửa phục vụ đánh bắt trong khu vực rừng phòng hộ vào mùa khô rất dễ gây cháy rừng. Do diện tích rừng quá lớn, nên các hoạt động này rất khó kiểm soát và phát hiện xử lí đúng đối tượng cho dù quy định xử phạt rất khắt khe cũng chỉ phần nào làm hạn chế hoạt động này.
Mặc dù hoạt động sinh kế của người dân có ảnh hưởng đến môi trường nhưng cũng cần phải khẳng định rằng mức độ ô nhiễm chủ yếu ở vùng này từ chất lượng nước ở phía đầu nguồn của các con sông. Đây là một trong những nguyên nhân làm chết nhiều tôm, cá, sò huyết của các hộ dân nuôi trong đầm. Cũng như sản lượng tôm cá tự nhiên hằng năm cũng giảm dần.
Tuy nhiên, mặt tích cực của các hoạt động sinh kế này rất đáng kể, nếu được quản lí tốt. Việc các hộ dân thường ngày đi đánh bắt trên các sông, rạch và trong khu vực rừng phòng hộ, đang gián tiếp phục vụ việc tuần tra, phát hiện các đối tượng khả nghi có hoạt động phá rừng để nhanh chóng ngăn chặn và xử lí. Chính vì vậy mà công tác giữ rừng hiện nay mang lại hiệu quả hơn. Song song đó, việc phải thường xuyên vào trong khu vực rừng phòng hộ để đánh bắt, nên việc phát hiện cây rừng có dấu hiệu sâu hại cũng được các hộ dân phát hiện nhanh chóng và báo về các tiểu khu để nhanh chóng có biện pháp phòng chống. Tránh tình trạng sâu bệnh làm chết hàng trăm ha rừng như những thời gian trước đây. Chính vì vậy, những năm trở lại đây việc cây rừng bị chết héo do sâu bệnh cũng hạn chế rất nhiều.
Qua khảo sát bằng bảng hỏi về hoạt động của người dân gần khu du lịch, du khách có những nhận xét sau:
Bảng 9: Nhận xét về ảnh hưởng của HĐSX của người dân gần các khu du lịch Tần suất Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ hữu dụng (%) Không có ảnh hưởng
gì 19 17.3 25.0
Có ảnh hưởng nhưng
không đáng kể 36 32.7 47.4
Ảnh hưởng nhiều đến
cảnh quan 8 7.3 10.5
Ảnh hưởng nhiều đến
môi trường 6 5.5 7.9
Ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của rừng và sinh vật
6 5.5 7.9
Khác 1 .9 1.3
Tổng 76 69.1 100.0
Không trả lời 34 30.9
Tổng 110 100.0
Tuy nhiên, ý kiến của họ về việc có nên duy trì các hoạt động được phân chia khá đồng đều giữa hai nhóm, với 43,9% cho rằng không duy trì HĐSX trong khu vực này và 56,1% cho rằng hoạt động của người dân không ảnh hưởng nhiều đến rừng ngập mặn và hoạt động du lịch, nên có thể cho học tiếp tục sản xuất (xem Bảng
Bảng 10: Ý kiến của du khách về việc duy trì hoạt động sản xuất của người dân quanh KDL
Tần suất Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ hữu dụng (%)
Không đồng ý 36 32.7 43.9
Đồng ý 46 41.8 56.1
Total 82 74.5 100.0
Missing 28 25.5
Total 110 100.0
Tóm lại, các hoạt động sinh kế của hộ dân dưới tán rừng và nhận khoán rừng nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống người dân, phần nào giảm thiểu được các hoạt động phá rừng, góp phần tích cực vào việc tuần tra và chăm sóc rừng. Tuy nhiên, cũng còn nhiều tồn tại trong các hoạt động sinh kế ảnh hưởng trực tiếp tới rừng và gây khó khăn cho công tác quản lí và bảo vệ rừng của BQL rừng ngập mặn huyện Cần Giờ. Như việc tự ý lấy đất rừng để đắp bờ bao làm đầm, chặt cây rừng để phục vụ đánh bắt, mở rộng khu vực làm mô hình,...Vấn đề cần quan tâm là chú trọng các giải pháp nhằm hài hòa trong việc bảo vệ rừng và tạo ra sinh kế bền vững cho các hộ dân trong giai đoạn sắp tới.