Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 53)

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

2.2.1.1. Khái nim

Khu dự trữ sinh quyển là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp dung hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó. Khu vực này được quốc tế công nhận, được đề cử bởi các chính phủ quốc gia và vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của quốc gia (địa phương) nơi có khu vực này.16

Khu dự trữ sinh quyển đóng vai trò như “phòng thí nghiệm sống” để tiến hành nghiên cứu và thực hiện quản lý tổng hợp môi trường đất, nước và đa dạng sinh học. Các khu dự trữ sinh quyển tạo thành một mạng lưới thế giới: Mạng lưới Thế giới các khu dự trữ sinh quyển (WNBR). Các thành viên trong hệ thống này được tạo điều

      

14 Phòng NN&PTNT huyện Cần Giờ (2009), “Kế hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 5 năm 2011-2015”

15 UBND huyện Cần Giờ (2005), "Biểu tổng hợp kinh tế - xã hội từ năm 2000 đến năm 2005”

16 http://www.unesco.org.uk/uploads/biopshere reserves faq.pdf

29 

kiện để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và nhân viên làm việc. Hiện tại có hơn 500 dự trữ sinh quyển tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.

2.2.1.2. Chc năng ca khu d tr sinh quyn

Mỗi dự trữ sinh quyển được xây dựng để thực hiện 3 chức năng cơ bản có bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau:

Chức năng bảo tồn: đóng góp vào việc bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái,loài và đa dạng sinh học;

Chức năng phát triển: thúc đẩy sự phát triển kinh tế và con người nhằm hướng đến sự bền vững sinh thái và văn hóa xã hội;

Chức năng hỗ trợ: hỗ trợ cho nghiên cứu, giám sát, giáo dục vàtrao đổi thông tin liên quan đến vấn đề của địa phương, quốc gia và toàn cầu về bảo tồn vàphát triển.

2.2.1.3. Tiêu chí để tr thành khu d tr sinh quyn thế gii

Theo quy định của Điều 4, Khung Pháp lý của Mạng lưới toàn cầu các KDTSQ thế giới được thông qua tại Đại hội đồng UNESCO năm 199517, 7 tiêu chí để trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới là:

Khu vực đề cử có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm cả những khu vực phát triển có các mức độ tác động khác nhau (gradiation) của con người.

Khu vực đề cử có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao.

Khu dự trữ sinh quyển đó có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững ở cấp độ vùng.

Khu dự trữ sinh quyển có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển.

Khu vực đó có đủ những phân vùng thích hợp để thực hiện 3 chức năng của khu dự trữ sinh quyển thông qua: (a) vùng lõi có diện tích đủ lớn, được thiết lập bởi pháp luật, hoặc một vùng được dành riêng cho việc bảo tồn lâu dài; (b) vùng đệm được xác định rõ ràng, bao quanh hoặc kết nối với (các) vùng lõi, nơi dành cho các hoạt động hài hòa với bảo tồn; (c) vùng chuyển tiếp dành cho việc khuyến khích và tạo ra các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên bền vững.

Có bố trí các cơ cấu quản lý để huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan, giữa chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và khối tư nhân để thiết kế và thực hiện các chức năng của khu dự trữ sinh quyển.

      

17 http://unesdoc.unesco.org/images/0010/001038/103849eb.pdf 

Cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận, bao gồm:

(a) các cơ chế quản lý các hoạt động và khai thác của con người tại vùng đệm; (b) có một chính sách hoặc kế hoạch quản lý cho toàn khu dự trữ sinh quyển; (c) có một cơ chế hoặc đội ngũ quản lý được thành lập để thực hiện chính sách hoặc kế hoạch đó; (d) có các chương trình nghiên cứu, quan trắc, giáo dục và đào tạo.

2.2.1.4. Phân khu trong khu d tr sinh quyn Khu dự trữ sinh quyển được tổ chức thành 3 vùng:

Vùng lõi: là phân vùng được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng loài, các cảnh quan, hệ sinh thái.

Vùng đệm: nằm bao quanh hoặc tiếp giáp vùng lõi. Ở đây, có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi.

Vùng chuyển tiếp: nằm ở ngoài cùng. Tại đây, các hoạt động kinh tế vẫn duy trì bình thường trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà khu dự trữ sinh quyển đem lại.

2.2.1.5. Nhng li ích ca khu d tr sinh quyn

Khái niệm khu dự trữ sinh quyển có thể được sử dụng như một khuôn khổ để hướng dẫn và tăng cường các dự án phát triển nhầm nâng cao đời sống người dân địa phương và đảm bảo môi trường bền vững. Đồng thời giúp nâng cao nhận thức của người dânvà chính quyền địa phương về các vấn đề môi trường và phát triển.

Khu dự trữ sinh quyển là một môi trường lý tưởng phục vụ cho các hoạt động học tập, nghiên cứu và tìm tòi các phương pháp tiếp cận để bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Đồng thời cung cấp những bài học kinh nghiệm có giá trị có thể được áp dụng ở những nơi khác trong công tác bảo tồn.

Danh hiệu được công nhận bởi UNESCO giúp làm tăng giá trị của chính khu dự trữ sinh quyển ở tầm quốc gia và quốc tế với vai trò là một nơi hấp dẫn để tham quan và nghiên cứu. Tại đây, khi hoạt động du lịchđược tổ chức hiệu quả có thể giúp tăng cường nhận thức về môi trường cho du khách và cung cấp nguồn tài chính ổn định nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn.

Với danh hiệu khu dự trữ sinh quyển các khu vực này gia nhập vào Mạng lưới Thế giới các khu dự trữ sinh quyển (WNBR). Nhờ đó các thành viên trong hệ thống được tạo điều kiện để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, chuyên môn, những hỗ trợ và tài trợ cần thiết thông qua mạng lưới quốc gia và quốc giúp cho công tác bảo tồn được hiệu quả và bền vững hơn.

31 

2.2.2.Khu d tr sinh quyn rng ngp mn Cn Gi

Rừng ngập mặn Cần Giờ cú diện tớch chiếm hơn ẵ tổng diện tớch toàn huyện Cần Giờ, là “lá phổi xanh” của TP. HCM và đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới với hệ sinh thái có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, làm màu mỡ đất đai, hạn chế ô nhiễm nước và không khí. Với việc được công nhận vào thời điểm 21/01/2000, Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ là KDTSQ đầu tiên của Việt nam.

Rừng ngập mặn Cần Giờ vào thời điểm trước chiến tranh có diện tích tự nhiên che phủ vào khoảng 40.000 ha với tán rừng dày. Những năm 70 của thế kỉ XX, rừng Cần Giờ xem như đã thoái hóa hoàn toàn và nghèo kiệt do tác động chủ yếu của thuốc khai quang trong chiến tranh. Từ năm 1978 rừng ngập mặn Cần Giờ được tập trung phục hồi chủ yếu là trồng lại cây đước.

Hiện nay rừng phát triển xanh tốt với tổng diện tích 30.491,52 ha trong đó 19.448,41 ha rừng trồng và 11.043,11 ha rừng tái sinh tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ. Hệ thực vật vùng ngập mặn Cần Giờ bao gồm 3 nhóm: nước mặn, nước lợ và đất liền; trong đó chiếm đa số là cây đước. Thành phần loài cây khá đa dạng và phân bố theo một trật tự chặt chẽ, thích nghi với môi trường sống theo đặc điểm của từng loài.Hệ động vật tại rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học với hàng trăm loài động vật, trong đó, có nhiều loài có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam.

Sự phục hồi và phát triển tốt của hệ sinh thái rừng ngập mặn đã tạo môi trường sống thuận lợi cho các loài sinh vật. Nhiều loài chim thú quý trở lại sinh sống và phát triển rất nhanh: khỉ đuôi dài (Tiểu khu 17), dơi nghệ (Tiểu khu 15) và sân chim Vàm Sát có khoảng 2.000 con thuộc 26 loài. Heo rừng, mèo rừng, chồn, rái cá, trăn, rắn và nhiều loài thú khác có mặt khắp các gò đất cao trong rừng ngập mặn Cần Giờ.

Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học (GS.TS. Hoàng Đức Đạt, TS Viên Ngọc Nam, 1997) thì ở Cần Giờ có:

-157 loài thực vật thuộc 76 họ, các họ chiếm ưu thế là Rhizophoraceae, Avicenniaceae, Sonnerratiaceae, Meliaceae và Palmae.

-63 loài phiêu sinh thực vật.

-130 loài Tảo thuộc 3 ngành: Tảo khuê, Tảo giáp và Tảo lam.

-100 loài động vật đáy không xương sống như tôm, cua, sò ốc...

-Trên 120 loài cá, trong đó có giá trị kinh tế cao như cá Ngát, cá Dứa, cá Chẽm, cá Chìa Vôi...

-09 loài lưỡng thể như cóc, ếch, nhái...

-31 loài bò sát như cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà nước...

-19 loài hữu nhũ như khỉ, heo rừng, rái cá, mèo rừng...

-145 loài chim.

Qua quá trình khôi phục và phát triển, rừng ngập mặn Cần Giờ đã bước đầu phát huy được các giá trị to lớn đối với môi trường và xã hội địa phương18:

Lĩnh vực môi trường:

- Cải thiện môi trường của thành phố và các tỉnh lân cận:rừng ngập mặn Cần Giờcó tác dụng điều hòa khí hậu trong vùng, làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt; có tác dụng làm giảm tốc độ gió, bão vào đất liền, bảo vệ bờ biển, bờ sông, điều hòa khí hậu, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế xâm nhập mặn bảo vệ được đê điều đồng ruộng, nơi sống của người dân Cần Giờ và các vùng lân cận trước sự tàn phá của gió bão.

-Tạo điều kiện phát triển ngành thủy sản và môi trường sống cho các loài động vật khác: cung cấp mùn bã do lá và các bộ phận khác của cây rụng xuống được vi sinh vật phân hủy là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều động vật ở nước. Mặt khác rừng với hệ thống rễ chân nôm chằng chịt đã giữ phù sa, tạo ra môi trường sống thích hợp cho nhiều loài động vật đáy nền. Rừng ngập mặn là nguồn cung cấp chất hữu cơ, là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng và nơi sống lâu dài cho nhiều loại thủy hải sản có giá trị như cá, tôm, cua, sò. Rừng ngập mặn còn là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng của tôm cá và một số loài sò, cá khác và là nơi cung cấp nguồn giống chủ yếu cho nghề nuôi thủy sản.

Lĩnh vực văn hóa xã hội:

-Rừng ngập mặn Cần Giờ là một địa điểm du lịch sinh thái rất tốt: điều này được minh chứng thông qua lượng khách nội địa và quốc tế đến Cần Giờ ngày càng tăng. Nếu chú trọng đầu tư phát triển du lịch sinh thái và biết cách tổ chức du lịch kết hợp với bảo vệ môi sinh thì có thể tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương trong các hoạt động dịch vụ, chắc chắn sẽ không thua kém các địa điểm, các khu du lịch khác của thành phố.

-Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là phòng thí nghiệm to lớn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái đặc biệt này. Hàng năm đã có rất nhiều sinh viên, học viên của các trường Đại học trong nước đến tham quan học tập, nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp; rừng ngập mặn Cần Giờ đã đón tiếp nhiều nhà khoa học trong và ngoài

      

18 Cát Văn Thành, Giới thiệu tổng quát về rừng ngập mặn Cần Giờ, http://cangiomangrove.org.vn/gioithieu.asp

33 

nước đến tìm hiểu, nghiên cứu nhiều đề tài hữu ích về động thực vật, ô nhiễm môi trường…

Lĩnh vực kinh tế:

- Nâng cao mức sống cho nhân dân huyện Cần Giờ : thông qua trồng rừng, tỉa thưa, nông nghiệp chăm sóc rừng, nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng đã tạo việc làm cho rất nhiều lao động; sản phẩm tỉa thưa, dừa lá đã cung cấp chất đốt, cây cừ cột, chất lợp cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Giá trị gia tăng rất lớn về thủy sản, nông nghiệp, tỉa thưa, du lịch, nuôi trồng như đã phân tích đều phục vụ trực tiếp cho cuộc sống của nhân dân Cần Giờ và nhân dân các vùng lân cận.

- Bên cạnh những hộ được khoán bảo vệ rừng (132 hộ được giao trên 11.000 ha rừng và đất rừng để trồng bảo vệ, một số hộ đã được tổ chức phi chính phủ hỗ trợ vốn để trồng rừng), người dân đã nhận thức được vai trò của rừng cũng như giá trị của nó, nên một số hộ tự bỏ vốn ra trồng rừng và đã được Nhà nước thu mua lại để sáp nhập vào hệ sinh thái rừng ngập mặn do Nhà nước quản lý. Đây là khu rừng theo các đoàn chuyên gia nước ngoài và các nhà khoa học trong nước và các nhà quản lý ngành lâm nghiệp đánh giá: là khu rừng được trồng, chăm sóc quản lý bảo vệ vào loại tốt nhất Việt Nam.

Nhìn chung, dù không nhiều và phong phú như trước khi bị tàn phá bởi chiến tranh nhưng các loài động vật ở rừng ngập mặn Cần Giờ đang dần được hồi phục bắt nguồn từ hệ quả của sự hồi sinh thảm thực vật. Điều này đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn rất riêng, thu hút khách du lịch đến với Cần Giờ.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)