Các giải pháp quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 112 - 117)

Chương 4 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO CHO DLST

4.3. Các giải pháp quản lý rủi ro

Như đã phân tích trong chương 1, đánh giá rủi ro là một công đạon trong toàn bộ qui trình quản lý rủi ro. Sau đánh giá rủi ro cần có giải pháp để ngăn chăn, phòng ngừa các rủi ro này sẽ xảy ra. Để làm được điều này, việc đầu tiên là phải có một bộ phận chức năng làm công việc này.Nhiệm vụ của BQL rủi ro là:

93 

- Theo dõi, quan trắc thường xuyên ác yếu tố rủi ro. Phát hiện ác rủi ro mới nếu có.

- Định kỳ thực hiện các đánh giá rủi ro.

- Tư vấn cho chính quyền địa phương , chính quyền thành phố các biện pháp phòng ngừ, hạn chế tác hại của rủi ro

4.3.1. Tăng cường s đồng thun gia các nhóm b tác động

Trong nhiều trường hợp, sự phân cực chính trị và mâu thuẫn trong công tác quản lý các nguồn tài nguyên tự nhiên đã cản trở tiến triển trong việc hoạch định và quản lý. Sự chống đối và những hoạt động phá hoại khác có thể dẫn tới sự trì trệ và bất ổn. Do vậy, để công tác hoạch định thành công cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, trong đó đặc biệt là cộng đồng địa phương. Bởi vì khi tiến hành các hoạt động trên khu vực cư trú của họ, họ thường mong muốn được tham gia và được để ý tới. Sự tham gia của họ phải đảm bảo xuyên suốt từ quá trình xác lập cơ sở đến việc đưa ra các quyết định. (Kreg Lindberg, 1998).

4.3.2. Kim soát các tác động thay đổi theo không gian hay thi gian

Các tác động của du khách hay do các hoạt động quản lý có thể chưa xảy ra hoặc xảy ra nhưng chưa được phát hiện. Việc thay thế công tác quản lý tác động có thể tạo ra hai vấn đề về không gian và thời gian. Thứ nhất, ví dụ một chiến lược quản lý nhằm loại bỏ việc cắm trại quanh hồ có thể thay thế một cách đơn giản các tác động sang những vùng khác có thể nhạy cảm với môi trường hơn do vậy tạo ra hai hệ thống tác động cần quan tâm tới. Thứ hai, các tác động có thể có những ảnh hưởng mà chỉ trở nên rõ rệt sau khi những người tham gia hoạt động rời khỏi địa điểm đó. Sự thay đổi các tác động cả về không gian lẫn thời gian sẽ làm cho việc quản lý các tác động khó khăn hơn rất nhiều, đòi hỏi các nhà quản lý phải thiết kế cẩn thận các chiến lược giám sát thích hợp (Kreg Lindberg, 1998).

Phân tích tại 3.1. đã cho thấy những vấn đề bất cập còn tồn tại trong công tác bảo vệ ĐDSH tại các KBT. Việc giải quyết các tồn tại này chính là cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ tài nguyên ĐDSH tại các KBT. Chúng tôi đề xuất một số vấn đề cơ bản như sau:

4.3.3. Xác lp cơ s pháp lý để b sung các hình thc bo tn cho phép khai thác bn vng tài nguyên ĐDSH

Để phát triển bền vững thì bên cạnh phát triển, bảo tồn cần phải được chú trọng, nghĩa là vấn đề phát triển và bảo tồn cần phải được đặt song song với nhau. Trong thời đại hiện nay, với nhu cầu ngày càng tăng do dân số đông, quan niệm về vấn đề bảo tồn ĐDSH cũng cần nên được xem xét lại. Bảo tồn không có nghĩa là đóng khép hoàn toàn mà vấn đề quan trọng là cần xác định một ngưỡng nhất định để bảo vệ, duy trì cho

tương lai. Việc khai thác tài nguyên ĐDSH chỉ cần nằm trong ngưỡng đó thì có thể chấp được. Từ tiếp cận trên đã cho thấy vấn đề phân loại KBT phục vụ cho công tác bảo tồn ĐDSH hiện nay của Việt Nam xem ra còn tồn tại nhiều điểm bất cập, không phù hợp thực tiễn. Việt Nam hiện nay chỉ mới có các hình thức KBT nghiêm cấm một cách tuyệt đối mà không có các hình thức bảo tồn cho phép khai thác bền vững tài nguyên. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng “quá chặt” tại các KBT và “quá lỏng” tại nhiều diện tích nằm ngoài KBT, do không bị ràng buộc bởi các quy định của KBT thì lại bị khai thác một cách quá mức. Sự nghèo kiệt về ĐDSH do khai thác quá mức tại các khu vực nằm ngoài KBT làm tăng nguy cơ xâm phạm đến KBT.

Trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần sớm xác lập cơ sở pháp lý để bổ sung các hình thức bảo tồn cho phép khai thác bền vững tài nguyên ĐDSH, tương ứng với loại hình V và VI của IUCN, đồng thời có những điều chỉnh về phân loại cho các KBT hiện hữu theo hướng hợp lý hơn, mở rộng quyền được khai thái có giới hạn của cộng đồng. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần đưa ra các quy hoạch về một mạng lưới KBT mở rộng hơn nữa về diện tích, chứ không chỉ bó hẹp như hiện tại, với mục tiêu cần đạt tới là vấn đề “xã hội hóa công tác bảo tồn ĐDSH” ra toàn bộ cộng đồng, bảo tồn ĐDSH cần được thực hiện rộng rãi chứ không chỉ ở các KBT. Điều này vừa phù hợp với thực tiễn trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong xu thế phát triển bền vững đang trở nên cấp thiết như hiện nay. Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng là vấn đề căn bản để giải quyết các xung đột đang tồn tại hiện nay và là cơ sở quan trọng bậc nhất để thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ ĐDSH.

4.3.4. Tìm kiếm ngun kinh phí bn vng cho hot động bo tn

Thực trạng cho thấy nguồn kinh phí từ ngân sách thì quá hạn hẹp, nguồn kinh phí từ hỗ trợ quốc tế lại không bền vững. Vì vậy, vấn đề tìm nguồn kinh phí bền vững cho công tác bảo tồn hiện nay là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra. Sự chủ động từ chính KBT là vấn đề quan trọng trong nỗ lực tìm kiếm nguồn tài chính cho công tác bảo tồn ĐDSH. Và DLST có thể trở thành công cụ phù hợp để tìm kiếm nguồn kinh phí bền vững cho công tác bảo tồn ĐDSH tại các KBT. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, ngay cả ở các KBT, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển DLST nhưng vẫn chưa có DLST theo đúng nghĩa mà mới chỉ có du lịch định hướng DLST.[4] Vấn đề phát triển DLST tại các KBT với ý nghĩa là công cụ hỗ trợ bảo tồn (thông qua việc giáo dục ý thức bảo tồn tài nguyên ĐDSH để tiếp tục được hưởng lợi từ DLST và qua một phần lợi nhuận thu được để phục vụ trở lại cho bảo tồn) vì vậy cần phải cân nhắc đến những tổn hại nếu việc tổ chức du lịch không thành công, không đúng bản chất là DLST.

95 

4.3.5. Quá trình đưa ra quyết định nên tách ri các quyết định k thut khi nhng đánh giá v giá tr

Nhiều quyết định mà các nhà quản lý đưa ra thực chất chỉ đơn thuần về kỹ thuật, chẳng hạn như số lượng nhà vệ sinh cần thiết cho khu cắm trại, những địa điểm sinh thái thích hợp cho con đường mòn, hay việc thiết kế trung tâm đón khách tham quan. Tuy nhiên, nhiều quyết định khác phản ánh sự đánh giá về các giá trị như các mục tiêu cho khu vực, khoảng không tốt nhất giữa các điểm cắm trại. Ðiều quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định là không được nhầm lẫn về các quyết định kỹ thuật và đánh giá về giá trị. Các quá trình đưa quyết định nên tách riêng những câu hỏi cái gì với nên làm cái gì. Ví dụ việc nhận biết một loạt sự đa dạng của các điều kiện về nguồn lực, xã hội hiện có trong khu bảo tồn được định nghĩa là: cái gì. Mặt khác, việc xác định một loạt sự đa dạng thích hợp được định nghĩa là: nên làm cái gì. Các điều kiện hiện có có thể ảnh hưởng đến các điều kiện thích hợp; tuy nhiên hai công việc nên được tách riêng ra. (Kreg Lindberg, 1998).

4.3.6. Tiếp tc nghiên cu để xác định mô hình bo tn phù hp vi thc tin ti Vit Nam

Hiện nay, các KBT tại Việt Nam đều được triển khai theo mô hình quản lý công. Bên cạnh một số KBT hoạt động hiệu quả thì một số KBT lại đang gặp khó khăn xuất phát từ nguyên nhân sâu xa từ yếu tố mô hình bảo tồn. Do đó, trong công tác tổ chức quản lý các KBT, cơ quan thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các mô hình quản lý phù hợp với thực tiễn từng địa phương. Công việc này cần chú ý đến yếu tố lịch sử về sở hữu đất đai và rừng đã có từ trước hơn là vấn đề nhấn mạnh yếu tố quyền lực nhà nước như hiện tại. Đồng thời, công việc này cũng đòi hỏi việc tham khảo từ thành công của công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên quốc tế. Có thể đơn cử như trường hợp tại Costa Rica cho thấy các KBT có thể do trung ương, địa phương, tư nhân hay kết hợp các bên và để cộng đồng có trách nhiệm cao trong công tác bảo tồn, sử dụng bền vững ĐDSH, trong đó Chính phủ khuyến khích thành lập KBT tư nhân, đồng thời giám sát và hỗ trợ họ trong quá trình quản lý. [6] Vấn đề này cũng cần có những nghiên cứu thận trọng trước khi đưa ra triển khai để tránh những sai lầm đáng tiếc.

Tuy nhiên, dù là quản lý công hay quản lý tư thì yếu tố cộng đồng vẫn luôn là quyết định. Công tác bảo tồn ĐDSH chỉ thật sự hiệu quả khi thu hút được sự tham gia tích cực của cộng đồng. Để huy động sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng trong công tác bảo vệ tài nguyên ĐDSH phục vụ phát triển DLST, cần định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng qua một số biện pháp sau:

- KBT cần soạn thảo và ban hành các quy định với sự thỏa thuận và thống nhất ý kiến với cộng đồng về chức năng, nghĩa vụ, quyền lợi của cộng đồng trong vấn đề

quản lý, sử dụng tài nguyên một cách hợp pháp. Trong đó, tùy vào khả năng, cộng đồng được tham gia vào quá trình ra quyết định về sử dụng và quản lý tài nguyên, từ việc lập kế hoạch, lựa chọn công nghệ, quản lý tài chính đến giám sát.

- Xúc tiến thành lập các nhóm cộng đồng theo lĩnh vực (hướng dẫn viên; đội xe, khuân vác; lưu trú; văn hóa cồng chiêng; thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, ...), nhằm chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên ĐDSH phát triển DLST cho cộng đồng, để cộng đồng thật sự là người hưởng lợi từ hoạt động DLST, chứ không phải là các đơn vị lữ hành như hiện nay.

- Tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện bộ máy tổ chức KBT, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng trong các vấn đề có liên quan đến cộng đồng.

- Áp dụng các kiến thức truyền thống, bản địa để giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn tài nguyên và cải thiện việc quản lý. Những kiến thức và kinh nghiệm đó có thể thu thập từ những người cao tuổi và có hiểu biết trong cộng đồng.

97 

PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)