3.2. Rủi ro từ tai biến có nguồn gốc tự nhiên và môi trường
3.2.1. Thiết lập bối cảnh đánh giá
3.2.1.1. Đối tượng đánh giá
Quan điểm chính của đánh giá rủi ro môi trường là ước lượng những mối nguy hại từ môi trường cho sức khỏe con người, môi trường sinh thái và các hoạt động diễn ra trong môi trường đó. Vấn đề sức khỏe con người thì đã là yếu tố luôn dành được sự quan tâm hàng đầu trong các vấn đề cần chú trọng của mỗi cá nhân để có được những
biện pháp tự bảo vệ và gìn giữ sức khỏe tốt nhất trong cuộc sống. Trong khi đó, vấn đề sức khỏe của môi trường sinh thái tuy đã trở thành mối quan tâm của nhiềungười trong bối cảnh môi trường biến đổi hiện nay nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể nhận thức được điều đó. Mặt khác, nếu đã có dành sự quan tâm đến vấn đề này, thì tự thân mỗi cá nhân cũng không thể đưa ra và thực hiện được những hành động và biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường. Bởi vậy, môi trường sinh thái luôn luôn trong trạng thái đối mặt với nhiều nguy cơ và chỉ trông chờ sự quan tâm của các chính sách quản lý công.
Mang đặc trưng riêng biệt mà các quận huyện khác của TP. HCM không có được, rừng Cần Giờ luôn thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài thành phố, và đã được ngành du lịch chủ yếu tập trung đầu tư khai thác với nhiều loại hình, nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi giải trí. Với mục tiêu “Xây dựng Cần Giờ thành nơi du lịch sinh thái có hệ động thực vật đa dạng, văn hoá lịch sử phong phú vừa đảm bảo cân bằng sinh thái về môi trường, vừa hấp dẫn du khách, góp phần to lớn vào sự phát triển ngành du lịch của thành phố”, rừng Cần Giờ đã được xem là trọng tâm để phát triển du lịch trong quy hoạch phát triển du lịch sinh thái của huyện27.
Do vậy, trong đánh giá rủi ro môi trường cho du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, đối tượng được chọn làm mục tiêu đánh giá các tác động của rủi ro không gì khác ngoài tài nguyên rừng của huyện.
3.2.1.2. Phạm vi
Nội dung đánh giá tập trung vào đối tượng mục tiêu là tài nguyên rừng trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đó chịu tác động của những rủi ro môi trường và có thể lâm vào nguy cơ mất khả năng khai thác cho du lịch.
Đối với rừng ngập mặn - là tâm điểm của du lịch sinh thái Cần Giờ, khu vực được quy hoạch bao gồm toàn bộ hệ thống rừng ngập mặn với 24 tiểu khu trong đó chủ yếu phát triển tập trung tại các xã Long Hoà, An Thới Đông và Lý Nhơn28. Do đó, phạm vi không gian đánh giá được giới hạn tạicác khu vực có trong quy hoạch và hiện đang được tập trung khai thác, phát triển hoạt động du lịch.
27 Sở Du lịch TP. HCM (2003), Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2010
28 như trên
45
#
#
#
#
#
#
BIEÅN ẹOÂNG TIEÀN GIANG
BÀ RỊA VŨNG TÀU LONG
AN
CẦ N GIỜ
Lyù Nhôn
Long Hòa
Thạnh An An Thới Đông
Tam Thoõn Hieọp Bình Khánh
Cần Thạnh ĐỒNG NAI
ẹửụ ứng R
ừng S ác
Caàu Daàn Xaây
NHÀ BÈ
S. THỊ VẢI
S. SOAỉI R ẠP
S. NGAÕ BAÛY
S. ẹOÀNG TRANH
VỊNH GÀNH RÁI
VỊNH ĐỒNG TRANH
KDL Vàm Sát
KDL bieồn 30/4 Lâm Viên Cần Giờ
Bãi biển Cần Thạnh Khu dã ngoại Dần Xây
KDL Phửụng Nam
Đ. Duyên Hải
Khu dã ngoại Thanh thiếu niên
S. LÒNG TÀU S. NHA
ỉ BEỉ
S N
E W
CÁ C ĐIỂ M DU LỊ CH SINH THÁ I RỪ NG & BIỂ N CẦ N GIỜ
5 0 5 Kilometers
Nguồn: biên tập từ bộ bản đồ nền Việt Nam của Phòng GIS – Khoa Địa Lý
Bản đồ 2: Các điểm du lịch sinh thái rừng và biển tại huyện Cần Giờ
Đánh giá mang tính chất kết hợp cả việc nhìn lại những diễn biến đã xảy ra trong quá khứ (đánh giá hồi cố) lẫn việc xem xét hiện trạng thực tại với những tác động tiềm tàng (đánh giá dự báo) để xác định các yếu tố rủi ro có nguy cơ cao cũng như mức độ tác động nghiêm trọng hầu có chiến lược thích ứng phù hợp và hiệu quả nhất.
Khoảng thời gian để xem xét quá trình diễn biến của các yếu tố cũng như những biến cố đã xảy ra ở trong giới hạn chủ yếu từ năm 2007 đến năm 2010 vì những dữ liệu cần thiết đã thu thập được để đánh giá chỉ có trong khoảng thời gian gần đây và chủ yếu ở trong giai đoạn này. Từ giữa năm 2007, thành phố mới bắt đầu hoạt động quan trắc môi trường tại khu vực Cần Giờ và từ đây mới có số liệu đầy đủ về chất
lượng môi trường của thành phố cũng như của riêng huyện Cần Giờ. Cho đến thời điểm hiện nay đã có được các báo cáo quan trắc đến hết năm 2010.
3.2.1.3. Những căn cứ sử dụng trong đánh giá
Hoạt động đánh giá được thực hiện từng bước theo những hướng dẫn của bộ tiêu chuẩn AS/NZS 4360:2004 về quản lý rủi ro. Trong đó, những căn cứ dùng để đánh giá cho đối tượng đang quan tâm được dựa trên những chỉ tiêu chung về môi trường cũng như những chỉ tiêu môi trường cụ thể phù hợp với hoạt động du lịch.
Các chỉ tiêu về môi trường được tham khảo theo những tiêu chí đề xuất trong tiêu chuẩn AS/NZS 4360:2004và đặc biệt là dựa trên Bộ quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2008, cùng một số văn bản pháp quy khác về môi trường có liên quan của chính phủ.
Riêng đối với các chỉ tiêu môi trường trong hoạt động du lịch tại Việt Nam, hiện tại không có những quy định chính thức và đầy đủ về các tiêu chuẩn này nên các chỉ tiêu trong quá trình đánh giá được tham khảo thêm từ các nghiên cứu có liên quan đến môi trường nói chung hay cụ thể về môi trường du lịch của một số tác giả đã thực hiện.
Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ tác động của các biến cố rủi ro cũng cần thiết phải xem xét các công cụ quản lý hiện hữu của địa phương bởi chính nó có thể đóng vai trò như những công cụ nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các tác động của rủi ro. Các chính sách quan trọng của thành phố đối với Cần Giờ là chú trọng phát triển và bảo vệ diện tích rừng ngập mặn, phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ và kiến tạo các không gian sinh thái. Đặc biệt, là huyện tiếp giáp biển và cửa ngõ giao thông từ biển Đông vào thành phố, cũng là địa bàn chịu nhiều tác động của thiên tai nên Cần Giờ được chú trọng quan tâm trong các chính sách ứng phó với các sự cố gây biến đổi môi trường, phòng chống thiên tai và thảm họa…