Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về huyện Cần Giờ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Cần Giờ có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng; là huyện ven biển và cửa ngõ hướng ra Biển Đông của Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Tổng diện tích tự nhiên của Cần Giờ là 70.421 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện; đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của Cần Giờ là nhiễm mặn và phèn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, bần, mắm …

2.1.1.1. V trí địa lý

Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của TP. HCM, nằm về hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.

Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai);

huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về phía Đông và Đông Bắc. Giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An);

huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) về phía Tây. Giáp với huyện Nhà Bè (TP.HCM) về phía Tây Bắc. Phía Nam giáp với Biển Đông. Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” kinh độ Đông và từ 10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc.

21 

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆ N CẦ N GIỜ - TP. HỒ CHÍ MINH

TP. HOÀ CHÍ MINH

BIEÅN ẹOÂNG ĐỒNG NAI

TIEÀN GIANG

BèNH DệễNG TAÂY NINH

BÀ R VUÕNG LONG AN

CẦN GIỜ

Lý Nhơn Long Hòa Thạnh An An Thới Đông

Tam Thoõn Hieọp Bình Khánh

Cần Thạnh S N

E W

5 0 5 10 Kilometers

10°30' 10°30'

10°45' 10°45'

11°00' 11°00'

106°30' 106°30'

106°45' 106°45'

107°00' 107°00'

  Nguồn: biên tập từ bộ bản đồ nền Việt Nam của Phòng GIS – Khoa Địa Lý

Bản đồ 1: Vị trí địa lý huyện Cần Giờ, TP. HCM 2.1.1.2. Địa hình

Địa hình Cần Giờ tương đối bằng phẳng, phần lớn diện tích thuộc đồng bằng thấp ven biển. Độ cao địa hình thay đổi không lớn, khoảng từ 0,2 - 0,5 m đến 1,3 - 1,5 m. Nhưng nhìn chung, hướng địa hình thấp dần từ Tây - Bắc và Đông - Nam vào trung tâm địa bàn tạo thành dạng hình lòng chảo.

Khu Tây - Bắc và Đông - Nam thuộc khu vực cao nhất địa bàn (trừ Giồng Chùa) có cao độ địa hình 1,0 - 1,5 m là khu vực đang được đô thị hóa mạnh mẽ và

cũng là khu vực nông nghiệp tốt nhất của địa bàn. Khu trung tâm, địa hình thấp nhất (0,2 - 0,5 m đến 0,7 - 0,9 m) là khu vực của rừng phòng hộ và nuôi trồng thủy sản.

Địa bàn bị phân cắt nhiều với sông rạch chằng chịt. Diện tích mặt nước bằng 1/3 tổng diện tích tự nhiên.

2.1.1.3. Khí hu

Khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 25oC đến 29oC, cao tuyệt đối là 38,2oC, thấp tuyệt đối là14,4oC. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.300 – 1.400 mm, là khu vực có lượng mưa thấp nhất TP. HCM,trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm.

Mùa mưa hướng gió chính là Nam – Tây Nam, mùa khô hướng gió chính là Bắc – Đông Bắc.

2.1.1.4. Thy văn

Cần Giờ có mạng lưới sông rạch chằng chịt, đan xen nhau gồm có sông sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh trong đó Lòng Tàu và Soài Rạp là hai hệ sông chính chi phối toàn bộ thủy văn của hầu hết kênh rạch khác.

Diện tích hệ thống sông rạch chiếm đến 31,47% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

Phần lớn các sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dạng uốn lượn từ đó có ảnh hưởng làm thay đổi địa hình và thay đổi cảnh quan thực vật. Hai cửa sông chính đổ ra vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái có dạng hình phễu nên có sự hòa trộn đáng kể giữa nước mặn và nước ngọt. Hiện sông Lòng Tàu là đường giao thông thủy chính yếu, cho phép các tàu biển có tải trọng dưới 20.000 tấn ra vào cảng Sài Gòn.

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều (hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày). Biên độ triều vào khoảng 2 m khi triều trung bình và 4 m khi triều cường. Biên độ triều lớn nhất thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng giêng năm sau. Đỉnh triều cao nhất thường xuất hiện vào tháng 10 và 11, thấp nhất vào tháng 4 và5. Tính theo âm lịch, vào những ngày cuối và đầu tháng (29, 30, 1, 2, 3..) và những ngày giữa tháng con nước lên cao, lúc đó nước ngập hầu như toàn bộ rừng bị ngập mặn.

Độ mặn lớn nhất khi triều cường và nhỏ nhất khi triều kém. Vào tháng 4, nước biển chiếm ưu thế hơn trong mối tương tác sông - biển, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong vùng đất liền, do đó, độ mặn của nước trong rừng được nâng cao lên. Ngược lại, vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, khi các sông giữ vai trò ưu thế trong mối

23 

tương tác sông-biển, lúc đó nước ngọt từ sông đẩy lùi nước mặn ra biển làm hạ bớt độ mặn của nước trong khu vực.

2.1.1.5. Thm thc vt và tài nguyên rng

Rừng ngập mặn Cần Giờ vào thời điểm trước chiến tranh có diện tích tự nhiên che phủ vào khoảng 40.000 ha với tán rừng dày. Những năm 70 của thế kỉ XX, rừng Cần Giờ xem như đã thoái hóa hoàn toàn và nghèo kiệt do tác động chủ yếu của thuốc khai quang trong chiến tranh. Từ năm 1978 rừng ngập mặn Cần Giờ được tập trung phục hồi chủ yếu là trồng lại cây đước. Sau 30 năm khôi phục lại, rừng ngập mặn Cần Giờ đã phục hồi được trên 30.491 ha rừng, biến khu đất hoang hóa trơ trọi năm xưa thành cánh rừng bạt ngàn xanh tốt, tạo nên cảnh quan tươi đẹp và môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật trên cạn, trên bầu trời và động vật đáy nền sinh sôi phát triển.

Qua thời gian phục hồi và phát triển, Rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng phong phú và đa dạng về sinh học nên ngày 21/01/2000 Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận danh hiệu “Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ”; là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt nam, nằm trong hệ thống Khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)