Kinh nghiệm một số nước khác

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TP LONG XUYÊN, LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.2. Kinh nghiệm một số nước khác

Với nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ tư nhân hóa cao, các nước phát triển và đang phát triển dành VĐT dự án vào phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở kinh tế lớn mà tƣ nhân không thể đầu tƣ đƣợc và dùng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua con đường tín dụng Nhà nước. Đầu tư vào các cơ sở sản xuất chủ yếu là các doanh nghiệp tƣ nhân, các tập đoàn kinh doanh. Gần chúng ta hơn là các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan,...là những nước sử dụng hiệu quả VĐT dự án hơn so với các nước trong khu vực với hệ số ICOR thấp hơn 3-4 lần.

- Trung Quốc: tập trung xây dựng tuyến đường sắt dài 10.900 km xuyên qua Trung Á đến cảng Rosterdam (Hà Lan) để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu đến thị trường Trung Á và Tây Âu.

Thẩm Quyến là một trung tâm kinh tế tài chính phát triển của Trung Quốc.

Khi đưa ra chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế này, Trung Quốc đã thực hiện khẩu hiệu: Thông xe, thông biển, thông tin...Vì vậy, cơ sở hạ tầng đô thị Thẩm Quyến đã xây dựng một sân bay quốc tế hiện đại thu hút hàng triệu khách đến du lịch hàng năm. Cùng với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hiện đại; đường sắt, đường bộ, hệ thống thông tin liên lạc...và thủ tục thuận lợi đã nhanh chóng thu hút tiền vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nước ngoài đầu tư vào Thẩm Quyến khá nhanh.

Đến năm 1993, VĐT vào đặc khu Thẩm Quyến lên tới 60 tỷ đô la.

- Singapore: Chính phủ Singapor đã dành một lƣợng VĐT thích đáng từ NSNN để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH, cho ra đời nhiều khu công nghiệp tập trung tạo ra những tiền đề vật chất thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ nước ngoài. Từ những năm 1970 nền kinh tế Singapore đã đạt được những thành tựu đáng kể, từ đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng sang lĩnh vực đào tạo lực lƣợng lao động, hiện đại hóa ngành vận chuyển quốc tế, nâng cấp hệ thống viễn thông.

Nhà nước Singapore rất quan tâm đến việc quy hoạch đô thị và quản lý đất đai vì quỹ đất xây dựng quá ít, nên việc sử sụng đất hết sức tiết kiệm và phải

đƣợc tối ƣu hóa. Vào những năm 1960, Chính phủ đã thực hiện chính sách trƣng thu đất nằm trong diện quy hoạch dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng và bồi thường cho chủ đầu tư theo giá thị trường.

Ngày nay, Singapore là một trong những nước có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại nhất thế giới. Cảng biển Singapore đã trở thành cảng lớn thứ hai sau cảng Rosterdam (Hà Lan). Sân bay quốc tế của Singapore đƣợc xếp vào hàng sân bay tốt nhất thế giới cả về phương diện và thái độ phục vụ. Hệ thống giao thông đường cao tốc đi lại vô cùng thuận tiện. Dịch vụ viễn thông Singapore rất hiện đại với cước phí rẻ, nhiều công ty trên thế giới đã chọn Singapore làm trụ sở của họ để thiết lập các đầu mối thông tin và dữ liệu cho hoạt động kinh doanh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

- Nhật Bản: Nền kinh tế Nhật Bản phát triển từ những năm 1960-1961, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Chính phủ đã tập trung VĐT từ NSNN để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng. Thời kỳ 1967-1971, Chính phủ Nhật Bản đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng gần gấp 2 lần so với giai đoạn 1964-1965 đặc biệt dành cho các đô thị lớn. Nhật Bản dùng vốn NSNN để tập trung đầu tƣ cho hệ thống giao thông vận tải, giao thông đô thị, hệ thống thông tin, nhà ở đô thị, hệ thống cung cấp nước, thoát nước, trường học, bệnh viện.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tham khảo các nước và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Tuy rằng có nền kinh tế phát triển nhưng các nước rất chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn vào đầu tư, Nhà nước chỉ tham gia vào các công trình dự án lớn và đầu tư vào dịch vụ công cộng.

- Với phương châm cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, các cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế vùng miền núi,nông thôn nhằm chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có chính sách đầu tƣ mạnh cho phát triển cho cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, đường, điện, hệ thống thông tin liên lạc, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi. Với cơ sở hạ tầng này Nhà nước phải tập trung ưu tiên đầu tư. Nhìn chung, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là chính sách lớn trong đường lối phát triển kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu của Chính phủ các nước. Với chính sách cởi mở Nhà nước còn động viên tư nhân bỏ VĐT cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thủy lợi, thông tin bằng các hình thức BOT, BTO, BT.

- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tƣ để hạn chế đầu tƣ tràn lan hoặc quy mô quá lớn vƣợt khả năng cân đối VĐT.

- Phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lƣợc lâu dài, hạn chế những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn.

- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

- Chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tƣ để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.

- Nâng cao vai trò tiên phong của các cán bộ chủ chốt với tinh thần "dám làm, dám chịu trách nhiệm" và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân.

Tóm tắt chương 1

Tác giả đã khái quát cơ sở lý thuyết về dự án đầu tƣ bằng vốn ngân sách nhà nước, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư bằng các khái niệm, trình bày phương pháp đánh giá, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đầu tư hạ tầng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và kinh nghiệm quản lý hiệu quả dự án đầu tư để làm cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TP LONG XUYÊN, LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)