CHƯƠNG 2.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011-
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC DỰ ÁN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Thứ nhất, do nền kinh tế thế giới và trong nước phục hồi chậm, thiên tai diễn biến bất thường, giá cả thị trường thì thiếu ổn định, kho khăn về vốn, … đã tác động đến việc đầu tƣ phát triển của thành phố.
Thứ hai, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa nhanh dẫn đến phát sinh nhiều loại chất thải gây tác động xấu đến môi trường.
Thứ ba, hệ thống thiết bị trang bị còn lạc hậu nhƣng chƣa đƣợc đổi mới đúng cách, đúng thời điểm. Mặt khác, quá trình đổi mới cũng là quá trình mà sự hoà nhập kinh tế thành phố và tỉnh với cả nước, các nước trong khu vực và quốc tế diễn ra sâu rộng hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế thành phố cũng chịu những tác động tiêu cực từ mọi phía. Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á, tình hình lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng vượt ngưỡng cho phép đã có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thành phố. Để ổn định và phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thành phố cần đổi mới cơ chế quản lý như nước.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do cơ sở vật chất thiếu nên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tƣ so với GDP còn hạn hẹp. Khối lƣợng vốn đầu tƣ huy động đƣợc rất hạn chế không đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp.
Đầu tƣ cho phát triển vẫn còn tình trạng dàn trải, chƣa hợp lý. Chƣa xác định chính xác và tập trung đầu tư cho nhưng ngành mũi nhọn. Thu hút đầu tư nước ngoài giảm, dịch vụ chất lƣợng cao phát triển chậm, hiệu quả hạn chế, lĩnh vực tài chính ngân hàng còn nhiều mặt chậm đổi mới, sản xuất chƣa kịp gắn kết với nhu cầu của thị trường, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Hoạt động của các hợp tác xã chuyển đổi còn lúng túng. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa được quan tâm, hỗ trợ đúng mức từ phía Nhà nước. Tình trạng quan hệ hợp tác với các địa phương và các vùng trong cả nước còn nhiều hạn chế, lợi thế so sánh của thành phố chƣa đƣợc phát huy, nhiều tiềm năng chƣa đƣợc khai thác. Điều này làm cho khối lƣợng VĐT huy động đƣợc rất ít, kết hợp với việc bố trí vốn thiếu tập trung, thiếu đồng bộ, co kéo đáp ứng nhiều mục tiêu đầu tƣ cấp bách nên hiệu quả kinh tế thấp, chủ trương đầu tư chưa đúng, công tác chuẩn bị đầu tƣ kém và thiếu thiết kế tổng thể.
Thứ hai, quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng chƣa rõ ràng, không ổn định.
Thông qua hàng loạt các văn bản pháp quy từ Luật, quy chế quản lý đến các văn bản dưới Luật khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ và còn có những sơ hở đã bị lợi dụng trong quá trình thực thi các văn bản nói trên. Mặt khác, tuy đã có những quy định hướng dẫn rõ ràng nhưng vẫn không được chấp hành hoặc hiểu sai hoặc cố tình làm sai.
Thứ ba, môi trường đầu tư trên địa bàn thành phố chưa thực sự được cải thiện, cơ chế chính sách thu hút VĐT từ nước ngoài còn nhiều bất cập, chưa tạo nên một hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi gọi VĐT, mặt khác do thủ tục hành chính chồng chéo gây cản trở cho doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước góp VĐT.
Các biện pháp hỗ trợ đầu tƣ xây dựng các khu công nghiệp, chuẩn bị kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp... chƣa đƣợc quan tâm thực hiện, giá thuê đất chƣa phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Thứ tư, cơ chế quản lý đầu tƣ xây dựng và tổ chức đầu tƣ chƣa đồng bộ và bộc lộ nhiều bất cập, liên tục thay đổi nên tạo ra nhiều khe hở gây thất thoát, lãng phí VĐT. Bên cạnh cơ chế quản lý đầu tƣ là công tác đầu tƣ chƣa đồng bộ, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành trong lĩnh vực đầu tƣ, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quá trình thi công.
Thứ năm, chất lƣợng công tác hoạch định chiến lƣợc và quy hoạch phát triển KT - XH của thành phố còn hạn chế. Mối quan hệ giữa quy hoạch và giải phóng mặt bằng còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Chiến lƣợc và quy hoạch định
hướng phát triển KT - XH của thành phố chưa được thực hiện có hiệu quả, nhiều dự án không đƣợc thực hiện theo quy hoạch chung của tỉnh.
Thứ sáu, công tác xây dựng chiến lƣợc phát triển KT - XH trên địa bàn chƣa sát với tình hình thực tế, chƣa thấy đƣợc lợi thế so sánh với các vùng, địa phương khác; quy hoạch các ngành chưa đầy đủ và thiếu chính xác nên không thể trở thành chỗ dựa tin cậy cho các quyết định đầu tư. Nhiều chủ trương đầu tư đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt sai ngay từ địa điểm, thời điểm đầu tƣ do thiếu tính đồng bộ nên chất lƣợng dự án chƣa cao, trình độ tổ chức tƣ vấn thiết kế còn yếu chưa quan tâm đến môi trường sinh thái, vùng nguyên liệu, các tài liệu địa chất công trình,...
Thứ bảy, chủ đầu tư là người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tƣ theo quyết định của pháp Luật. Tuy nhiên nhiều chủ đầu tƣ không có chuyên môn trong lĩnh vực đầu tƣ, tự đặt ra cho mình quyền hạch sách chỉ đạo bên B thi công theo ý mình, nhiều chủ đầu tƣ còn giao cho nhà thầu tự lo công việc bỏ qua nhƣng quy trình, quy phạm trong quá trình đầu tƣ. Nhiều công trình có khối lƣợng lớn không chịu làm hồ sơ để thanh toán cho bên B hoặc công trình đã đƣa vào khai thác sử dụng nhƣng không chịu làm báo cáo quyết toán trình cấp có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt, thủ tục còn mất nhiều thời gian trong khâu thủ tục hành chính, một số chủ đầu tƣ thiếu tinh thần trách nhiệm, nhiều hiện tƣợng giao phó, hoặc bỏ mặc cho đơn vị tƣ vấn triển khai chuẩn bị dự án, song các văn bản của Nhà nước chưa có những chế tài quy định trách nhiệm khi dự án không mang lại hiệu quả nhƣ dự án đã đề ra. Tuy nhiên năng lực hiện nay của một số chủ đầu tƣ đã có nhiều chuyển biến nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và nhiệm vụ đƣợc giao, thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn.
Thứ tám, chất lƣợng công tác tổ chức tƣ vấn thấp, chƣa đáp ứng nhu cầu thực tế. Hầu hết các dự án trình thẩm định, phê duyệt vòng một đều không đủ điều kiện, phê duyệt phải chỉnh sửa, bổ sung, nhiều dự án trong quá trình tổ chức thực hiện, thậm chí có dự án chƣa khởi công đã phải phê duyệt điều chỉnh dẫn đến kéo dài thời gian thủ tục chuẩn bị đầu tƣ, chuẩn bị xây dựng dự án. Cơ chế chính sách vận hành của dự án là một trong những yếu tố quyết định đến tính khả thi trong việc triển khai dự án. Tuy nhiên, vấn đề này chƣa đƣợc đầu tƣ chất xám một cách thoả đáng và tồn tại tình trạng chủ đầu tƣ và đơn vị tƣ vấn trong chờ, ỷ lại vào ý kiến của cơ quan thẩm định.
Thứ chín, trình độ, năng lực, của các cơ quan, cá nhân quản lý trong lĩnh vực đầu tƣ. Hiện nay trên địa bàn thành phố còn thiếu trầm trọng những cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực. Do vậy, hầu hết những sai phạm trong quá trình đầu tƣ gây thất thoát lãng phí lớn cho NSNN đều xảy ra ở những bộ phận yếu kém về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, đường lối đổi mới được thực hiện, theo đó các chính sách mở cửa và cải cách kinh tế đƣợc tiến hành có hệ thống rộng rãi và sâu sắc theo lộ trình phù hợp. Nhờ vậy đã thu nhiều thành tích quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế của thành phố nói chung và trong lĩnh vực đầu tƣ nói riêng, tạo đà cho bước phát triển.
Tóm tắt chương 2
Trong chương này tác giả khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Long Xuyên và thực trạng đầu tƣ các dự án hạ tầng từ NSNN trên địa dựa trên các số liệu thứ cấp đã thu thập. Từ đó đƣa ra đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án đầu tƣ từ NSNN, đánh giá về tình hình, kết quả, hiệu quả đạt đƣợc của quá trình thực hiện đầu tư cũng như những hạn chế của địa phương trong việc đầu tƣ các dự án.
Việc phân tích, đánh giá một cách chính xác đầy đủ những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những thành công và hạn chế trong lĩnh vực đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN sẽ là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho những giải pháp có tính khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT từ NSNN nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng trong giai đoạn 2016 - 2020.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội dự án đầu tư các dự án làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tại Chương 3.