Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TP LONG XUYÊN, LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 2.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011-

2.1. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, riêng giai đoạn 2010 - 2015 có tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt 10,31%, cao hơn bình quân của tỉnh (8,63%).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tiềm năng sức sản xuất xã hội đƣợc khơi dậy, nguồn lực đầu tƣ sản xuất đƣợc huy động tốt hơn; cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư nâng cấp. Đặc biệt, tỷ trọng thương mại – thương mại dịch vụ chiếm đến 79,67% trong nền kinh tế. GDP bình quân đầu người 96,8 triệu đồng, cao gấp 2,5 lần so với bình quân chung của tỉnh.

Nhiều công trình, du75 án trọng điểm được đưa vào sử dụng, bước đầu phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhiều mặt cho thành phố và tỉnh.

Về Văn hóa – xã hội chuyển biến rõ nét, hầu hết các chỉ tiêu về xã hội đạt và vƣợt so với Nghị quyết, an sinh xã hội đƣợc quan tâm, đời sống vật chất tinh thần của người dân thành phố tiếp tục được cải thiện.An ninh – chính trị, trật tự - an toàn xã hội cơ bản đảm bảo.

So sánh nhip độ tăng trưởng kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Long Xuyên so với tốc độ tăng trưởng bình quân cả tỉnh cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố cao hơn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng.(Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế

Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2015 giá so sánh 2010 (%)

Tỉnh An Giang TPLong Xuyên

GDP 8,97 10,31

Khu vực nông nghiệp 35,31 0,36

Khu vực công nghiệp, xây dựng 15,72 6,28

Khu vực dịch vụ 6,94 12,95

Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế năm 2015 (%) Tỉnh An Giang TP Long Xuyên

GDP 100 100

Khu vực nông nghiệp 33,06 2,00

Khu vực công nghiệp, xây dựng 19,30 22,00

Khu vực dịch vụ 63,64 76,00

Nguồn: Văn kiện ĐH Đảng bộ XI TP Long Xuyên

2.1.3.1 Thuận lợi

- Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng phát triển, đặc biệt việc gia nhập WTO đã có tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước, tạo nên những thời cơ mới cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nói chung và thành phố Long Xuyên nói riêng.

- Đƣợc sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của tỉnh và hỗ trợ của các sở, ngành; việc triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh đã huy động đƣợc các nguồn lực tham gia phát triển kinh tế của thành phố.

- Thành phố Long Xuyên là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh, vừa là trung tâm thương mại thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, tạo điều kiện phát huy thế mạnh về vị trí, tiềm năng nên tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm qua. Hạ tầng kỹ thuật đƣợc tập trung đầu tƣ, nhiều công trình trọng điểm đã cơ bản hoàn thành đƣa vào sử dụng, góp phần phát triển kinh tế và tạo chuyển biến tích cực về mặt xã hội.

- Đảng bộ luôn phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, vai trò của tổ chức trong hệ thống chính trị và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đảng viên; đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp, tạo được nhiều động lực cho sự phát triển của thành phố.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền ngày càng được nâng cao, những chủ trương về đầu tư, phát triển luôn đi đúng hướng; kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành đƣợc phát huy, góp phần nâng cao nâng lực cạnh tranh của nền kinh tế thành phố và hiệu quả lãnh đạo, điều hành của các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra.

2.1.3.2 Khó khăn

- Nền kinh tế thế giới và trong nước phụ hồi chậm, thiên tai diễn biến bất thường, giá cả thị trường thiếu ổn định, khó khăn về vốn,… đã tác động đến việc đầu tƣ phát triển.

- Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa nhanh dẫn đến phát sinh nhiều loại chất thải gây tác động xấu đến môi trường.

- Việc huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế, công tác xúc tiến thương đầu tư thiếu hiệu quả, chưa tạo lập môi trường kinh doanh tốt để các thành phần kinh tế, kiểm tra, kiểm soát thị trường thiếu thường xuyên, chất lượng thấp.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng ở một số đơn vị, địa phương còn mang nặng tính hình thức. Công tác quy hoạch gắn với đào tạo còn gặp nhiều khó khăn do nguồn cán bộ thiếu và yếu. Công tác kiểm tra giám sát nhiều nơi chưa thường xuyên. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội còn hạn chế từ đó hiệu quả hoạt động chƣa cao.

2.1.3.3 Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, các chương trình trọng điểm cần được sớm ban hành từ đầu nhiệm kỳ, đồng thời có phân kỳ hỗ trợ kinh phí theo từng năm, hàng năm cần có sơ, tổng kết.

Thứ hai, ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ về hạ tầng kỹ thuật và công nghệ kết hợp với xã hội hóa về y tế, giáo dục, thương mại và thể dục thể thao.

Thứ ba, công tác chính trị tư tưởng và công tác dân vận phải được đặt biệt quan tâm và triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc, có tính tập trung cao nhằm đưa các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng lan tỏa sâu rộng và sớm đi vào cuộc sống tạo sự đồng tâm nhất trí trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận giữa

“ý Đảng, lòng dân”.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TP LONG XUYÊN, LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)