Những hiệu ứng tiêu cực do sử dụng thuế GTGT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhảm nâng cao vai trò của thuế giá trị 2 (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ GTGT ĐẾN ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1999 ĐẾN NAY

2.4. Những hiệu ứng tiêu cực do sử dụng thuế GTGT

2.4.1. Xuất hiện hàng loạt “DN ma”.

Lợi dụng quy trình, thủ tục thành lập DN theo Luật Doanh nghiệp thông thoáng:

chỉ cần đơn xin thành lập DN kèm theo CMND, hộ khẩu photocopy. Vốn điều lệ và trụ sở kinh doanh do DN tự khai báo, cơ quan chức năng không kiểm tra, xác minh. Bọn tội phạm đã thuê các đối tượng có trình độ học vấn thấp, như: thợ hồ, chạy xe ôm, đầu bếp, thậm chí có trường hợp nghiện ma túy, người đang ở tù, tâm thần, người già yếu bệnh tật....đứng tên làm giám đốc hàng loạt Cty, DN.

Khi làm thủ tục thành lập Cty, DN “ma”, những giám đốc “ma” được trả từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng, sau đó giao lại toàn bộ tư cách pháp nhân để bọn chúng thực hiện việc mua bán hóa đơn GTGT, câu kết với các Cty, DN ở địa phương khác lập hồ sơ khống để tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Thành lập DN nhưng năng lực tài chính của DN lại không đảm bảo, không có kho hàng, bến bãi; trụ sở thì thuê mướn nhưng hàng tháng báo cáo kê khai thuế với doanh số bán hàng rất lớn, thậm chí có những hóa đơn GTGT xuất trị giá tới hàng chục tỉ đồng.

Đồng thời, các Cty, DN này tạo dựng nguồn hàng khống đầu vào với thủ đoạn lập nhiều hợp đồng kinh tế “ma”, phiếu thu, phiếu chi với nhiều công đoạn, nhiều Cty, DN với phương thức thanh toán trực tiếp không qua ngân hàng nhằm tạo đầu vào với số thuế GTGT lớn và âm liên tục trong nhiều tháng để được hoàn thuế. Sau đó, các Cty, DN này tự di chuyển đi nơi khác, mang theo toàn bộ hoá đơn mà không khai báo với cơ quan chức năng quản lý.

Tính từ đầu năm 1999 đến ngày 31/12/2007, cả nước có 9.373 đơn vị kinh doanh bỏ trốn khỏi địa bàn.

2.4.2. Hình thành “Thị trường mua bán hóa đơn”.

Hóa đơn, chứng từ là căn cứ pháp lý ban đầu để quản lý vật tư, tiền vốn và thể hiện chất lượng hạch toán kế toán của Nhà nước và CSKD. Từ khi Luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành thì hóa đơn, chứng từ lại càng quan trọng, thể hiện quy mô, chi phí, tiền thuế mà người tiêu dùng đã đóng góp vào NSNN và là cơ sở để Cty, DN được khấu trừ thuế và hoàn thuế.

Trên thực tế, hóa đơn gian lận thể hiện đa dạng, nhiều hình thức, rất tinh vi và phức tạp như: ghi hóa đơn không đúng thực tế phát sinh; ghi khống hóa đơn; sử dụng hóa đơn của DN đã bỏ trốn, ghi các liên khác nhau; xuất hóa đơn qua nhiều DN để khấu trừ; làm mất mát, hư hỏng hóa đơn (báo mất nhưng vẫn sử dụng liên 2 để bán hàng trốn thuế); sử dụng hóa đơn tự in chưa được phép; quay vòng; sử dụng hóa đơn giả. Hiện nay, hành vi mua bán hoá đơn diễn ra tràn lan khắp cả nước.

2.4.3. Thực hiện các giao dịch ảo để rút tiền Nhà nước.

Lợi dụng quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào là 0% đối với hàng nông - lâm - thủy sản để tháo gỡ khó khăn cho người trực tiếp sản xuất. DN thường tạo ra hiện tượng "lỗ giả, lãi thật" bằng nhiều cách để được khấu trừ, hoàn thuế như bán hàng

không ra hóa đơn; lập bảng kê khống; mua hàng tự kê khai giá rồi ghi địa chỉ vùng sâu, vùng xa;

Nhiều DN lập bảng kê mua trực tiếp nhưng thực chất lại mua thông qua đại lý hoặc lập bảng kê khống (không có địa chỉ người bán). Sau đó lập hóa đơn luân chuyển và tiêu thụ lòng vòng giữa DN trong nước để được khấu trừ thuế đầu vào. Do lượng hóa đơn phải kiểm tra quá nhiều nên ngành thuế luôn gặp khó khăn trong việc quản lý và đó cũng chính là lý do nhiều DN thực hiện thành công các giao dịch ảo để rút tiền Nhà nước thông qua con đường hoàn thuế.

2.4.4. Hiện tượng gian lận, không trung thực trong kinh doanh.

Thuế GTGT là một loại thuế mới, nhưng công nghệ quản lý thu thuế GTGT chưa thể hiện đầy đủ tính tiên tiến, hiện đại. Từ đây đã tạo ra nhiều khe hở cho các chủ thể kinh doanh trốn thuế, lậu thuế, bóp méo hành vi kinh doanh chân chính. Theo báo cáo của Tổng cục thuế, chỉ trong 2 năm 2005, 2006, cơ quan thuế với công an đã phối hợp điều tra, khám phá 1.259 vụ với 1.579 đối tượng vi phạm, trong đó đã kết thúc điều tra 1.013 vụ với 1.338 đối tượng, xử lý hình sự 133 vụ với 149 đối tượng, xử lý hành chính 947 vụ với 1.141 đối tượng với tổng số thuế truy thu là 110,34 tỷ đồng.

Trốn thuế, gian lận thuế nếu gia tăng cũng sẽ dẫn theo nạn buôn lậu tăng nhanh, gây ô nhiễm môi trường đầu tư, rối loạn sản xuất kinh doanh, triệt tiêu cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác, nếu không sớm được khắc phục sẽ làm vô hịêu hóa hệ thống quản lý nhà nước và đánh mất lòng tin của nhân dân. Các thủ đoạn mà DN đã sử dụng khá phổ biến đó là:

- Hợp thức hóa chứng từ mua bán hàng hóa, hàng nhập lậu: Các Cty, DN cần có hóa đơn hợp thức hóa chứng từ đầu vào đã chi từ 2% đến 5% trên giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn để mua hóa đơn từ các Cty, DN “ma”. Nội dung các hóa đơn này được ghi khống về mặt hàng, số lượng, thuế GTGT theo yêu cầu. Sau đó, các Cty, DN này đưa các tờ hóa đơn vào hồ sơ chứng từ mua hàng, chứng minh Cty, DN có chi tiền ra mua số hàng hóa đó để lập hồ sơ hoàn thuế và quyết toán thuế.

- Hợp thức hóa hồ sơ xuất khẩu khống để được hoàn thuế GTGT: Để khuyến khích xuất khẩu, Luật thuế GTGT quy định hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.

Điều này có nghĩa là tất cả thuế GTGT đầu vào cấu thành trong hàng hóa xuất khẩu sẽ

được hoàn lại. Khai thác điểm này bọn tội phạm lập hồ sơ xuất khẩu khống để xin hoàn thuế GTGT.

- Hợp thức hóa tỷ lệ nội địa hóa: Khi nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất trong nước thông qua việc quy định tỷ lệ nội địa hóa; tỷ lệ nội địa hóa càng cao thì thuế nhập khẩu càng giảm. Cụ thể như, xe gắn máy nhập khẩu nguyên chiếc thuế nhập khẩu 40%; nếu nhập linh kiện để lắp ráp với tỷ lệ nội địa hóa 40% thì thuế nhập khẩu giảm chỉ còn 5%. Bọn làm ăn phi pháp đã khai thác điểm này, lập ra các Cty “ma” tạo các hợp đồng cung cấp các linh kiện sản xuất trong nước rồi xuất hóa đơn bán hàng cho các Cty nhập khẩu xe gắn máy.

- Hợp thức hóa việc tăng chi phí các công trình sử dụng vốn NSNN để rút tiền NSNN: Đây là thủ đoạn lấy tiền NSNN thông qua việc thực hiện các công trình sử dụng vốn NSNN, bọn tội phạm này đã cấu kết thành một hệ thống từ trong ra ngoài; từ việc đấu thầu, hợp đồng đơn vị thi công, giám sát công trình, nghiệm thu. Chúng đã lập ra nhiều Cty “ma”, sử dụng các Cty này ký hợp đồng mua bán cung ứng vật tư, thiết bị.

Một mặt chúng nâng giá lên, một mặt chúng xuất khống vật tư cho công trình, thông qua các hợp đồng bán vật tư và các tờ hóa đơn; cuối cùng các hợp đồng, các tờ hóa đơn này là những chứng từ hợp pháp để quyết toán lấy tiền NSNN.

- Hạch toán, ghi chép sổ sách, chứng từ hoá đơn không đầy đủ, không trung thực, không phát hành hoá đơn GTGT cho khách hàng. Bằng các thủ thuật tinh vi như hạch toán, ghi chép sổ sách, chứng từ hoá đơn không đầy đủ, không trung thực, không mở sổ theo dõi, bỏ ngoài sổ sách kế toán hoạt động, các Cty, DN đã trốn thuế gây thất thu cho NSNN. Trường hợp này diễn ra rất phổ biến với các Cty, DN thương mại, dịch vụ. Bởi người tiêu dùng cuối cùng thường không muốn nhận hoá đơn GTGT. Nhiều DN thương mại dịch vụ nhất là kinh doanh Karaoke, Nhà hàng, khách sạn, ăn uống…

không cấp ngay hoá đơn GTGT theo yêu cầu của khách hàng mà thường cấp sau theo địa chỉ của khách. Thực chất của vấn đề là tìm cách trì hoãn việc cấp hoá đơn GTGT cũng như làm nản lòng người yêu cầu được cấp hóa đơn. Việc bán hàng không xuất hoá đơn GTGT, DN đã che dấu doanh số bán ra, làm cho thuế GTGT đầu ra giảm dẫn đến DN nộp thuế ít hơn, thậm chí không nộp thuế mà còn được hoàn thuế GTGT.

Trong nhiều trường hợp người bán hàng chỉ ghi nội dung bán hàng ở liên giao cho

khách hàng (liên 2) của hoá đơn GTGT, những liên khác thì không ghi. Rõ ràng đây là trường hợp gian lận thuế GTGT mặc dù vẫn cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhảm nâng cao vai trò của thuế giá trị 2 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)