Thuế GTGT là nguồn thu quan trọng và ổn định của NSNN, tăng cường tài chính quốc gia, đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo và củng cố an ninh, quốc phòng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhảm nâng cao vai trò của thuế giá trị 2 (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ GTGT ĐẾN ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1999 ĐẾN NAY

2.3. Tác động của thuế GTGT đến ổn định và phát triển kinh tế VN

2.3.1 Thuế GTGT là nguồn thu quan trọng và ổn định của NSNN, tăng cường tài chính quốc gia, đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo và củng cố an ninh, quốc phòng

Thuế GTGT dồi dào, tăng đều, ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu thuế và phí. Phạm vi áp dụng thuế GTGT thực hiện thu rộng rãi hầu hết tất cả đối với mọi tổ chức, cá nhân, ngành nghề kinh doanh, các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam. Số thu được tập trung ở khâu sản xuất, khâu nhập khẩu hàng hóa, từ đó tạo nguồn thu lớn, góp phần bù đắp số giảm thu về thuế nhập khẩu do phải thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế. Số thu thuế GTGT năm sau luôn cao hơn năm trước; năm 2007 tăng gấp 4.13 lần năm 1999.

Số thu thuế GTGT ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu thuế, phí và lệ phí. Năm 1999 chỉ chiếm 26.67%, đến năm 2007 đã chiếm 35.58%.

Thuế GTGT tăng đều và ổn định. Tốc độ tăng số thu thuế GTGT bình quân giai đoạn 1999-2007 đạt bình quân 19.61%.

ĐVT: Tỷ VNĐ

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng thu

thuế GTGT 19 855 22 429 25 827 31 318 37 599 49 234 59 475 74 675 82 022 +Thu từ nội địa 11 693 11 713 13 952 16 280 20 061 25 058 30 194 40 049 44 145 +Thu từ hàng

NK 8 162 10 716 11 875 15 038 17 538 24 176 29 281 34 626 37 877 Tổng thu từ

thuế, phí, lệ phí 74 444 86 867 98 950 112 700 125 400 134 500 189 920 212 934 230 514 Tổng thu

NSNN 78 489 90 749 103 888 123 680 141 930 166 900 210 400 237 900 251 900 Tỷ lệ thu thuế

GTGT sv Tổng

thu từ thuế, phí, 26,67 25,82 26,10 27,79 29,98 36,61 31,32 35,07 35,58 Tỷ lệ thu thuế

GTGT sv Tổng

thu NSNN(%) 25,30 24,72 24,86 25,32 26,49 29,50 28,27 31,39 32,56 Nguồn: Tổng cục thuế

Bảng 2.1 Số thu NSNN từ thuế GTGT ở Việt Nam giai đoạn 1999-2007

Nguồn: Tổng cục thuế

Năm 1998 Năm 2007

Hình 2.2 Tỷ trọng thuế GTGT trong tổng số thu thuế

TNDN 24%

TNCN 3%

GTGT TTĐB 21%

10%

XNK 28%

Khác

14% TNDN26%

TNCN 5%

GTGT 36%

TTĐB 8%

XNK 20%

Khác 5%

2.3.2. Thuế GTGT khuyến khích hoạt động đầu tư, gia tăng sản xuất.

Với tính ưu điểm cuả thuế GTGT là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm cuả các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Nếu như không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản xuất và lưu thông giảm suất, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân khác tác động thì việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu sẽ không ảnh hưởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì tránh được thuế chồng lên thuế.

Theo nghiên cứu và thống kê cuả ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế GTGT, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng cuả dân chúng không sút giảm, hay chỉ suất giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trường hợp tăng thuế suất thuế GTGT đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều chỉnh. Như vậy ta có thể kết luận rằng thuế GTGT không phải là một nhân tố gây ra lạm phát, gây khó khăn trở ngại cho việc phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá mà trái lại, việc áp dụng thuế GTGT đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thuế GTGT là một loại thuế phù hợp nền kinh tế thị trường mang tính chuyên môn hóa cao. Việc khấu trừ thuế đầu vào và xét hoàn theo từng quý đối với thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư có giá trị lớn hơn 200 triệu đồng trở lên có tác dụng khuyến khích Hiện đại hóa – Chuyên môn hóa sản xuất, tích cực đầu tư mua sắm trang thiệt bị mới để hạ giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, nhằm khuyến khích đầu tư vào tài sản cố định và đổi mới công nghệ để gia tăng chủng loại, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Thuế GTGT quy định thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định, thì không thuộc diện chịu thuế GTGT.

Theo kết quả khảo sát của Tổng cục thuế năm 2005, hơn 60% số thuế GTGT mà doanh nghiệp được xét hoàn đã sử dụng lại để tiếp tục đầu tư vào đầu tư vào tài sản cố định và đổi mới công nghệ để gia tăng chủng loại, chất lượng sản phẩm và hơn 90% số

thuế GTGT mà doanh nghiệp được xét hoàn đã sử dụng lại để gia tăng sản lượng sản xuất.

Tính đến thời điểm năm 2002, tổng DN tăng gần gấp 2 lần so với thời điểm năm 1999. Hệ thống chính sách thuế mới cũng đã xóa bỏ sự chênh lệch về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trường.

Bảng 2.2 Cơ sở kinh tế có đến năm 2002.

Chỉ tiêu Năm 2002

A. DN 56.737

1. DN vn trong nước 54.723

- DN Nhà nước 5.231

- DN tập thể (HTX) 3.853

- DN tư nhân 24.903

- Cty hợp danh 14

- Cty TNHH 18.733

- Cty cổ phần 1.989 2. DN có vn đầu tư nước ngoài 2.014

B. Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể 2.625.744

Nguồn: Ban chỉ đạo cuộc Tổng điều tra Trung ương lần 2 Đến cuối năm 2006, theo số liệu thống kê, tổng số doanh nghiệp và tổ chức kê khai nộp thuế là 172.273 đơn vị tăng hơn 3 lần so với năm 2002. Với thể chế kinh tế thị trường và chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước, hàng năm sẽ có thêm hàng chục nghìn doanh nghiệp và hộ kinh doanh ra đời.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhảm nâng cao vai trò của thuế giá trị 2 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)