Sự cần thiết phải sử dụng thuế GTGT thay thế thuế Doanh thu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhảm nâng cao vai trò của thuế giá trị 2 (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ GTGT ĐẾN ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1999 ĐẾN NAY

2.1 Khái quát quá trình ra đời của thuế GTGT ở Việt Nam

2.1.3 Sự cần thiết phải sử dụng thuế GTGT thay thế thuế Doanh thu

Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh cuả sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Công thức tính thuế doanh thu như sau:

Thuế doanh thu = Doanh thu tính thuế x Thuế suất doanh thu

Doanh thu tính thuế là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp có được khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Doanh thu tính thuế có ba đặc điểm cơ bản: chưa trừ bất kỳ một khoản chi phí nào, kể cả thuế doanh thu; đã hạch toán vào kết quả kinh doanh trong kỳ; và không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Tùy theo từng hoạt động kinh doanh cụ thể mà doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cước vận tải, tiền hoa hồng, tổng giá trị công trình xây lắp, hoặc tiền dịch vụ (kể cả phụ thu).

Thuế suất của thuế doanh thu áp dụng chung cho các doanh nghiệp theo ngành nghề như sau (thuế suất cuối cùng trước khi chuyển sang thuế giá trị gia tăng).

- Thuế suất của ngành sản xuất gồm: 0%, 0,5%, 1%, 2%, 4%, 6%, 8% và 10%;

- Thuế suất của ngành vận tải: 0%, 0,5%, 1%, 2%, và 4%;

- Thuế suất của ngành xây dựng: 4% và 6%;

- Thuế suất của ngành thương nghiệp: 1%, 2%, 4%, 10% và 15%;

- Thuế suất của ngành ăn uống: 6% và 10%

- Thuế suất của ngành dịch vụ: 0%, 0,5%, 1%, 2%, 4%, 6%, 8%, 10%, 15%, 20%

và 30%.

Qua thời gian sử dụng lâu dài, thuế doanh thu đã bộc lộ những bất hợp lý không thể chấp nhận được nền kinh tế đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới, đó là:

- Thứ nhất, dù đơn giản nhưng phương pháp tính bất hợp lý đã gây ra tình trạng trùng thuế biểu hiện qua ba góc độ: thuế đánh lên chính nó, thuế khâu sau đánh lên thuế khâu trước và thuế khâu sau đánh lên phần giá trị đã chịu thuế. Nguyên nhân trùng thuế là cơ sở tính thuế bao gồm mọi khoản phí tổn kể các thuế doanh thu. Hậu quả là tạo cảm giác nặng nề cho cả người nộp lẫn người chịu thuế.

- Thứ hai, mặc dù chồng lên nhau ở các khâu, nhưng thuế thu một cách độc lập giữa các khâu, khiến quá trình hành thu kém hiệu quả: vừa tốn nhiều thời gian, chi phí vừa tạo nhiều kẽ hở trốn thuế do thiếu áp lực kiểm soát của xã hội.

- Thứ baáđa mục tiờu nờn đa thuế suất, dẫn đến kộm cụng bằng. Do chứa đựng nhiều mục tiêu: vừa tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước vừa thực hiện chính sách xã hội và điều chỉnh kinh tế vĩ mô, nên thuế suất của thuế doanh thu gồm nhiều mức và phân biệt đối với từng ngành nghề kinh doanh, từng sản phẩm. Điều này khiến thuế doanh thu mất vai trò trung lập và thực thi kém hiệu quả các mục tiêu đặt ra. Thêm

nữa, chế độ miễn thuế, giảm thuế, mặc dù Luật không đặt ra, song trên thực tế lại xét duyệt tương đối dễ, đã làm suy giảm tính pháp lý của thuế doanh thu và gây bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế.

- Thứ tư, thuế doanh thu vẫn phát sinh bất kể doanh nghiệp bán thấp dưới giá vốn.

- Thứ năm, kích thích chưa thỏa đáng một số hoạt động kinh tế như hoạt động xuất khẩu và sản xuất, lưu thông các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và không đánh vào hàng nhập khẩu.

Như vậy, mặc dù được áp dụng thống nhất trên toàn nền kinh tế và bước đầu tạo được môi trường thuế bình đẳng giữa các doanh nghiệp, song với thuế doanh thu còn gây nhiều sai lệch đối với hoạt động kinh tế.

Việc sử dụng thuế giá trị gia tăng đã khắc phục những hạn chế của thuế doanh thu và tiếp tục cải thiện môi trường thuế, thể hiện ở các điểm sau:

- Hệ thống thuế suất của thuế GTGT đơn giản hệ thống thuế suất thuế doanh thu nên góp phần gia tăng tính trung lập của thuế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sắp xếp sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.

- Diện khấu trừ thuế GTGT đầu vào ngày càng mở rộng, đã tạo hành lang liên thông giữa mọi doanh nghiệp;

- Cơ chế vận hành của thuế GTGT tạo ra tiềm năng chống trốn thuế: những doanh nghiệp nào trước đây trốn thuế do kẽ hở của thuế doanh thu thì nay không còn cơ hội đó nữa. Như vậy nghĩa vụ nộp thuế được thực thi đồng đều hơn, hay nói cách khác, các điểm rò rỉ thuế được bít kín hơn. Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế.

- Thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ cuả các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.

- Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế GTGT mà còn được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhảm nâng cao vai trò của thuế giá trị 2 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)