Áp dụng ngưỡng chịu thuế GTGT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhảm nâng cao vai trò của thuế giá trị 2 (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THUẾ GTGT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

3.2 Giải pháp về chính sách thuế GTGT

3.2.4 Áp dụng ngưỡng chịu thuế GTGT

Nhằm thu hẹp đối tượng nộp thuế GTGT, đảm bảo quản lý thuế có hiệu quả, tập trung quản lý thu đối với các DN vừa và lớn, các hộ kinh doanh nếu có mức doanh thu dưới ngưỡng tính thuế thì không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT, áp dụng nộp thuế

theo mức ấn định trên doanh thu. Bởi lẽ trình độ quản lý của ngành thuế còn nhiều hạn chế và khả năng chấp hành của một bộ phận lớn người dân có hạn. Các hộ kinh doanh có doanh số hàng năm “nằm” dưới ngưỡng chịu thuế sẽ điều chỉnh sang đối tượng không chịu thuế GTGT và nên áp dụng một loại thuế tương tự như thuế doanh thu trước đây nhưng phải đơn giản hóa tối đa số lượng thuế suất và khi thu nên áp dụng chế độ “khoán” doanh thu.

Trong thời gian tới, đề tài kiến nghị bổ sung qui định: hàng hóa do các hộ kinh doanh có doanh số hàng năm dưới ngưỡng chịu thuế (ngành thương nghiệp, dịch vụ là 500 triệu đồng; các ngành còn lại là 300 triệu đồng) được miễn thuế GTGT, không phải tính thuế trên giá bán và không kê khai nộp thuế GTGT. Các đối tượng này sẽ được chuyển sang áp dụng nộp thuế theo mức ấn định theo tỉ lệ % trên doanh thu, với mức thu khoảng 2% trên doanh số. Mức thu này cũng tương đương với mức thuế suất tính trên doanh thu hiện nay của một số nước ở khu vực Châu Á đang áp dụng.

3.2.5. Quy định về khấu trừ và hoàn thuế GTGT.

Để khắc phục những hiệu ứng tiêu cực do sử dụng hoá đơn GTGT trong khấu trừ, hoàn thuế. Chính sách thuế cần có quy định việc mua bán hàng hoá, dịch vụ phải thanh toán qua ngân hàng đối với tất cả các DN khi xét hoàn thuế. Đồng thời, để phù hợp với thực tiễn hiện nay, cần thiết quy định việc mua bán hàng hoá, dịch vụ đến một mức tiền nào đó bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng thì CSKD mới được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Đặc biệt kiểm tra chặt chẽ đối với các hoạt động dịch vụ, thương mại và quy định cụ thể về mức tỷ lệ hoá đơn GTGT đã được xác minh khi hoàn thuế. Tuy nhiên cần ràng buộc cụ thể về trách nhiệm xác minh của cơ quan thuế trong thời gian phù hợp để kịp thời hoàn thuế cho DN tạo điều kiện kinh doanh được thuận lợi.

- Bỏ quy định thời hạn tối đa kê khai thuế GTGT đầu vào 3 tháng kể từ tháng phát sinh mà thay đổi thành trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Qua đây, giúp DN được khấu trừ đúng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đã mua vào cho sản xuất kinh doanh.

- Bổ sung quy định thuế đầu vào của tài sản cố định dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. Quy định này vừa nhằm khắc phục tồn tại của Luật hiện hành do không xác định được số thuế khấu trừ của tài sản cố định trong trường hợp sử dụng chung và vừa khuyến khích DN đầu tư.

3.2.6. Xóa bỏ tình trạng bảo hộ sản xuất nội địa qua giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Theo Luật thuế GTGT, giá tính thuế GTGT của hàng nhập khẩu gồm hai thành phần: giá tính thuế của thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu. Hai mặt hàng nhập khẩu có giá tính thuế nhập khẩu như nhau, có thuế suất thuế GTGT như nhau nhưng nếu thuế suất của thuế nhập khẩu khác nhau thì chắc chắn không chỉ thuế nhập khẩu khác nhau mà thuế GTGT cũng khác nhau. Không nên xem thuế nhập khẩu là một bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm và càng không thể là giá trị tăng thêm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh do DN tạo ra. Thuế nói chung là một số tiền Nhà nước ấn định trên đối tượng tính thuế cho dù cấu thành giá trị sản phẩm song đó chỉ là một cách do DN hạch toán để thu lại số thuế đã nộp.

Việc đưa thuế nhập khẩu vào giá tính thuế của thuế GTGT không chỉ thiếu căn cứ về mặt lý luận và còn thiếu căn cứ thực tiễn. Mọi ưu việt của lợi thế tương đối trong thương mại quốc tế hoàn toàn bị thủ tiêu và người chịu thiệt đầu tiên không ai khác người tiêu dùng, sau đó là toàn nền kinh tế, bởi trên phương diện kinh tế vĩ mô, giá cả hàng hóa tăng lên sẽ hạn chế tiêu dùng và dẫn đến sự sụt giảm tổng cung (GDP).

Luật thuế GTGT quy định giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, Đề tài kiến nghị cần đánh thuế GTGT vào các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ngay tại khâu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Giá tính thuế GTGT nên loại trừ thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế suất của thuế GTGT ở khâu này cũng tương tự như tất cả khâu khác. Động tác này nhằm các mục đích:

+ Loại bỏ sự chồng thuế GTGT lên thuế tiêu thụ đặc biệt;

+ Phân định rõ chức năng của thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế hướng dẫn sản xuất và điều tiết tiêu dùng;

+ Không làm gián đoạn quá trình vận hành của thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhảm nâng cao vai trò của thuế giá trị 2 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)