CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
Năng lực vay vốn của khách hàng: đây là chỉ tiêu tổng hợp của các nhân tố như thu nhập, nhân thân, trình độ văn hoá và đạo đức của khách hàng. Nhân thân của khách hàng sẽ có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Thu nhập của khách hàng quyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của họ và quá trình ra quyết định cho vay của ngân hàng. Khách hàng vay cần có thu nhập ổn định để có thể đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng và đặc biệt là cần có thiện chí trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Trình độ văn hóa và đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Nếu khách hàng cố tình không trả nợ đúng hạn thì sẽ gây ra tổn thất cho ngân hàng, nếu có nhiều khoản vay quá hạn tới một mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng.
Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng: điều đó nghĩa là khách hàng liệu có đáp ứng được các điều kiện quy định của ngân hàng hay không, có thu nhập ổn định để có thể trả nợ ngân hàng đúng hạn hay không, … cùng với đó là các điều kiện như là tài sản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng mình quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản của khách hàng. Các điều kiện về chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của tài sản sẽ đảm bảo cho ngân hàng không cho
vay vào những khoản nợ xấu, và cũng là điều kiện để khách hàng có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ ngân hàng.
- Đối thủ cạnh tranh:
Các Ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của Ngân hàng nào có lợi cho họ. Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiềm ưu thế hơn so với Ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn Ngân hàng thậm chí khách hàng của Ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng.
Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh gồm có: xác định các nguồn thông tin về đối thủ cạnh tranh, phân tích các thông tin đó, dự đoán chiến lược của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay.
- Đối tác (chủ yếu là các hãng xe ôtô):
Hiện nay Chi nhánh đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với các hãng bán xe lớn như Toyota, Ford Thăng Long, Isuzu Cầu Giấy, Matiz... để các hãng này giới thiệu khách hàng đến ngân hàng vay tiền mua xe trả góp. Nhưng mối quan hệ này tuy đã có các hợp đồng liên kết nhưng mới chỉ dừng lại ở các điều khoản hai bên hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh chứ chưa triển khai hình thức cho vay gián tiếp.
Trong thời gian tới, Chi nhánh và các hãng bán lẻ này nên ký hợp đồng mua bán nợ, ở đó Chi nhánh sẽ đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền được bán chịu tối đa, loại tài sản được bán chịu…
- Nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng
Môi trường địa lý: Những đặc điểm địa lý khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng của ngân hàng là khác nhau. Khí hậu, phong tục tập quán,
cùng với điều kiện kinh tế ở các vùng địa lý khác nhau sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Với một khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nền kinh tế kém phát triển thì nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng là rất thấp và ngược lại. Việc ngân hàng mở rộng mạng lưới ở những vùng dân cư có thu nhập tốt là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.
Môi trường kinh tế: Tình hình phát triển, sự ổn định kinh tế của một khu vực bao gồm sự tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, … ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng tại ngân hàng.
Trước hết, tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của người tiêu dùng và ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng của họ. Nền kinh tế ổn định, tốc độ tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy người tiêu dùng có nhiều nhu cầu hơn trong việc mua nhà, ô tô và các hoạt động chi tiêu khác. Còn ngược lại một nền kinh tế kém phát triển, tình hình không ổn định sẽ không thể thúc đẩy khách hàng vay tiêu dùng và cả từ phía ngân hàng họ sẽ không có điều kiện để cho vay tiêu dùng.
Lãi suất sẽ quyết định mức cầu trong hoạt động cho vay. Các ngân hàng thương mại thường đưa ra mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách vay tiêu dùng. Tất nhiên phải trên cơ sở mức lãi suất cơ bản của ngâ hàng nhà nước nhằm kiểm soát thị trường. Lãi suất lại bị ảnh hưởng bởi lạm phát trong nền kinh tế. Lạm phát cao gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng vì khó kiểm soát mức giá cả và lượng tiền.
Lạm phát tăng cao sẽ khiến lãi suất huy động có xu hướng tăng lên và lãi suất cho vay mà vì thế cũng tăng lên tương ứng. Hơn nữa, lãi suất cho vay tiêu dùng bình thường đã cao hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay các doanh nghiệp và nhu cầu kinh doanh khác, chính vì thế nó sẽ ảnh hưởng làm giảm nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Môi trường chính trị - pháp luật: Hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của chỉnh phủ và ngân hàng nhà nước. Các chính sách này có thể tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Trước hết, các chính sách tác động trực tiếp tới cho vay tiêu dùng như hạn mức cho vay, dư nợ
tối đa với 1 khách hàng, .... các chính sách này tác động thẳng lên hoạt động cho vay tiêu dùng cua ngân hàng. Thứ hai, các chính sách của chính phủ, của ngân hàng nhà nước lên lãi suất, tăng trưởng tín dụng, tỷ giá, … cũng tác động một cách gián tiếp lên cho vay tiêu dùng. Ví dụ như nếu nha nước có chính sách hạn chế ô tô nhập khẩu, mà việc sản xuất ô tô trong nước lại không phát triển thì sẽ ảnh hưởng tới việc cho vay tiêu dùng thông qua sự giảm xuống của cầu vay tiền mua xe ô tô.
Môi trường văn hóa - xã hội: Yếu tố môi trường văn hóa ảnh hưởng rất nhiều tới thói quen chi tiêu tiêu dùng của người dân. Hành vi tiêu dùng cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa, do đó nó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Do đó, trình độ văn hóa là một trong những yếu tố được các nhà quản lý ngân hàng nghiên cứu kĩ lưỡng trong chiến lược kinh doanh và áp dụng các biệ pháp marketing hiện nay. Môi trường văn hóa - xã hội được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau. Ta biết rằng, người dân Việt nam có thói quen mua hàng tại các chợ nhỏ, và không có thói quen mua trong siêu thị chính vì thế mà nhu cầu về các dịch vụ cho vay tiêu dùng qua thẻ rất chậm phát triển.
- Các nhân tố công nghệ thông tin
Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì những sản phẩm tín dụng nói chung và sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng của ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng và hiện đại. Đây là điều kiện để các sản phẩm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán ra đời: thẻ Visa, Mastercard, ... Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn. Không những vậy, khoa học công nghệ còn đem lại những điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể kiểm soát hoạt động chi tiêu của khách hàng và từ đó có thể hạn chế những rủi ro tới mức nhỏ nhất.
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Như vậy, cho vay tiêu dùng là một sản phẩm hiện đại được các ngân hàng thương mại cung cấp nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng cá nhân nâng cao đời sống khi họ chưa có khả năng thanh toán hiện tại.
Ở Việt Nam, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đồng thời cũng là chiến lược, mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng chịu tác động của rất nhiều yếu tố, muốn mở rộng và phát triển hoạt động này, mỗi ngân hàng cần phải tìm hiểu sự tác động của những nhân tố đó một cách kỹ càng. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
CHƯƠNG 2