CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
2.7.8. Những yếu tố thuộc về môi trường hoạt động của Ngân hàng
• Môi trường kinh tế:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế khó khăn khiến các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Điều đó đã gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động cho vay của ngân hàng, dư nợ cho vay tăng cao (do những chính sách nhằm hồi phục nền kinh tế của chính phủ) nhưng lãi thu về một số ngân hàng lại giảm. Tại Chi nhánh Đông Đô, tổng lãi từ hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn có xu hướng tăng, nhưng thực tế đó là tốc độ tăng đã nhỏ hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng. Trong những năm vừa qua, lạm phát tăng cao, giá tiêu dùng cũng tăng lên tương ứng, thêm vào đó, giá bất động sản luôn biến động bất ổn, nó ảnh hưởng tới tâm lý và cả khả năng trả nợ của người vay tiền và làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
• Môi trường pháp luật:
Theo quy định, Chi nhánh Đông Đô chỉ nhận tài sản đảm bảo là nhà, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Chính vì thế nhiều khách hàng khả năng trả nợ tốt nhưng không được vay vốn ngân hàng do không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo.
Hiện tại nước ta đã có những quy định trong hoạt động cho vay tiêu dùng như quy định trong Điều 77, 78, trong luật tổ chức tín dụng năm 1997 và Điều 126, 127, 128 trong luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 2010. Nhưng thực tế ta vẫn chưa có một bộ luật riên biệt cho hoạt động tín dụng tiêu dùng riêng biệt nhằm hướng dẫn ngân hàng trong hoạt động này. Vấn đề về lãi suất và thời hạn cho vay tiêu dùng như đánh giá ở Phần 1 là có những khác biệt với những khoản cho vay khác do đó việc đưa ra những quy định riêng biệt cho vay tiêu dùng là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, các luật có liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều bất cập như: Luật đất đai với những vướng mắc trong việc định giá đất và những quy định chưa thực sự thuận lợi cho hoạt động cho vay mua nhà đất ở nước ta. Điều đó là một cản trở không nhỏ đối với không chỉ hoạt động cho vay tiêu dùng mà là toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
• Thị phần cho vay tiêu dùng của ngành Ngân hàng:
Số liệu của NHNN, tính đến ngày 24/7/2013, tăng trưởng tín dụng ước đạt 4,91%% (cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2012 tăng 1,2%), tổng phương tiện thanh toán ước tăng 8,25% so với cuối năm 2012 (cùng kỳ năm 2012 tăng 9,2%), tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các TCTD ước tăng 9,48%. Trước đó, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 6/2013 đã đạt 4,5% sau khi đạt 2,98% tính đến cuối tháng 5/2013.
Một trong những lý do khiến tăng trưởng tín dụng khởi sắc được là nhờ các NHTM đẩy mạnh cho vay tiêu dùng khiến tỷ lệ dư nợ tiêu dùng ở các NHTM liên tục tăng cao. Cụ thể, ở địa bàn TPHN, dư nợ cho vay VND ước tính đến 31/8 khoảng 743.665 tỷ đồng, tăng 11,55% so với cuối năm 2012. Trong đó, dư nợ cho vay của 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên ước khoảng 123.532 tỷ đồng. (Nếu làm phương
pháp loại trừ tương đối, tất yếu tăng trưởng dư nợ tín dụng đang nghiêng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng).
• Đối thủ cạnh tranh
Nếu như trước đây, các sản phẩm cho vay trả góp mua nhà, mua xe máy, ô tô hầu hết chỉ có mặt ở các Cty tài chính như Prudential, PPF, PVFC, nay đã trở thành sản phẩm cạnh tranh quyết liệt giữa ngân hàng với ngân hàng, ngân hàng với công ty tài chính. Khảo sát mới nhất của LienVietPostBank cho thấy thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đã thay đổi: Khi cần đến một lượng tiền tương đối lớn cho tiêu dùng, gần 58% người tham gia chọn phương án vay ngân hàng, chỉ có 25,85%
người được hỏi chọn phương án vay bạn bè, người thân; 12,24% đợi khi đủ tiền mới thực hiện và 4,08% chọn phương án vay lãi nóng bên ngoài. Do vậy chỉ cần với chính sách lãi suất tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo, LienVietPostBank hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị phần tốt trong việc đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng trên toàn hệ thống.
Chính sách khách hàng của LienVietPostBank khá toàn diện. Mỗi sản phẩm đều có một đoạn thị trường mục tiêu nhất định để hướng vào, các phân lớp khách hàng được chồng khớp nhau có thể bao phủ toàn thị trường, đáp ứng mọi nhu cầu, phục vụ cho từng đối tượng cụ thể. Cho thấy công tác nghiên cứu thị trường rất được ngân hàng quan tâm chý trọng.
Sản phẩm thường xuyên được nghiên cứu, cải tiến nâng cấp theo kịp sự phát triển của thị trường trong nước và quốc tế và sự đi đầu trong việc cải tiến và áp dụng công nghệ ngân hàng mới, được coi là một lợi thế của ngân hàng đi đầu trong mảng thị trường mới mẻ này.
Các nhân viên từ khâu nghiên cứu, kỹ thuật, đến khâu kinh doanh đều được tuyển dụng từ những người có trình độ chuyên môn và được đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ rất tốt đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc. Đây là nhân tố có tính quyết định tới chất lượng hoạt động marketing trong phát triển dịch vụ thẻ thời gian quan.
TÓM TẮT CHƯƠNG II
Như vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô đã đạt được những thành tích khá đáng kể trong những năm vừa qua. Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng liên tục tăng, đóng góp đáng kể vào tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động còn gặp phải không ít những khó khăn khiến cho hoạt động này còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, đòi hỏi Ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng và chăm sóc khách hàng để hoạt động này thực sự trở thành một nghiệp vụ cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô.
CHƯƠNG 3