CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
2.3. Các hình thức cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Đông Đô
2.3.4. Kết quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Đông Đô
2.3.4.1 Phân theo mục đích sử dụng vốn
Trong số các sản phẩm cho vay tiêu dùng thì cho vay mua nhà và mua ô tô là 02 thành phần chính. Ta có bảng sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Mục đích vay Dư nợ
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%) Mua, xây, sửa
nhà 2,0 30,3 5,5 31,8 12,0 39,5 21,1 40,0
Mua ô tô 4,1 62,1 10,9 63,0 15,0 49,3 28,1 53,3
Mục đích
khác 0,5 7,6 0,9 5,2 3,4 11,2 3,5 6,7
Tổng số 6,6 100 17,3 100 30,4 100 52,7 100 (Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô năm 2009-2012)
Từ bảng trên cho thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng thay đổi qua các năm nhưng cho vay để mua ô tô luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Cho vay mua, sửa, xây mới nhà cũng tăng dần tỷ trọng từ 2009 tới 2012. Cho vay cho các mục đích du học, y tế và các hoạt động chi tiêu khác vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp, cao nhất vào năm 2011 mới đạt 11,2%, đến năm 2012 lại giảm đi chỉ còn 6,7%.
Dư nợ cho vay mua, xây, sửa nhà chiếm tỷ trọng khá lớn (40,0% trong năm 2012) là do nhu cầu nhà ở là nhu cầu bức thiết, được nhiều người quan tâm nhất trong những năm gần đây. Đây hứa hẹn sẽ là đối tượng khách hàng có tiềm năng lớn trong tương lai. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào dư nợ cho vay mua, sửa và xây mới nhà năm 2009-2012 ta có thể thấy rằng con số này là rất nhỏ (2 tỷ năm 2009 và cao nhất là 21,1tỷ vào năm 2012). Có thể cho vay tiêu dùng là một hoạt động mới tại ngân hàng nên việc cho vay mua và xây mới nhà chưa thực sự được triển khai rộng rãi. Trong thời gian gần đây, đời sống kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng cao, cùng với đó là nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên nhanh chóng. Mặt khác,
việc vay tiền để xây mới hoặc sửa nhà ở từ ngân hàng đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn trước rất nhiều do đó lượng khách hàng vay tiền để mua, sửa và xây nhà mới hàng năm tăng lên nhanh chóng. Một lý do khác đó là các khoản cho vay mua nhà đều là những khoản cho vay trung dài hạn, có nhứng khoản vay lên tới 20 năm.
Do đó, dư nợ qua các năm sẽ bao gồm cả dư nợ của năm trước đó do chưa thu được toàn bộ gốc và lãi của khoản vay cho nên mức dư nợ cho vay mua nhà có xu hướng tăng lên rất nhanh.
Trong các hoạt động cho vay tiêu dùng, dư nợ cho vay mua ô tô luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Các hoạt động cho vay tiêu dùng khác như cho vay hỗ trợ du học, cho vay chữa bệnh, và một số hoạt động cho vay chi tiêu khác chưa thực sự hoạt động mạnh tại Chi nhánh Đông Đô.
2.3.4.2 Phân theo thời gian
Bảng 2.8: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời gian
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thời hạn Dư
nợ (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%) Ngắn hạn 1,2 18,2 2,0 11,6 5,3 17,4 8,4 15,9 Trung, dài
hạn 5,4 81,8 15,3 88,4 25,1 82,6 44,3 84,1
Tổng số 6,6 100 17,3 100 30,4 100 52,7 100
(Nguồn: báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô 2009 - 2012)
Từ bảng trên ta thấy cho vay trung, dài hạn vẫn chiếm ưu thế qua các năm (82,6% vào năm 2011 và trên 84,1% năm 2012), đặc biệt là cho vay trung hạn (từ 12 tháng đến dưới 5 năm, do mục đích vay của khách hàng chủ yếu là mua ô tô và sửa nhà). Điều đó là do nhu cầu vay tiêu dùng tập trung ở vay sửa, xây mới nhà và mua ô tô, đây thường là những khoản vay có giá trị lớn, trong khi đó nguồn trả nợ là
từ thu nhập hàng tháng của người vay, kỳ hạn trả nợ dài sẽ phù hợp với thu nhập của nhiều người có mức thu nhập trung bình trong xã hội. Cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm về tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn tăng từ 5,3 tỷ năm 2011 lên 8,4 tỷ đồng năm 2012. Cho vay ngắn hạn khi nguồn trả nợ chủ yếu từ bán xe gấp để trả nợ, từ các khoản vay cho mục đích tiêu dùng khác, hoặc người vay có nguồn thu nhập bất thường nào đấy. Chính vì thế quy mô giữa dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn và trung, dài hạn có chênh lệch lớn như vậy một tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của đại bộ phận các ngân hàng hiện nay.