Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

2.6. Những hạn chế còn tồn tại

Tuy Chi nhánh Đông Đô đã thu được một số kết quả trong cho vay tiêu dùng nhưng vẫn còn tồn tại một số những hạn chế sau:

Thứ nhất đó là về cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Đông Đô còn chưa đa dạng, và chưa hợp lý.

Thực tế rằng, Chi nhánh Đông Đô chỉ có 3 sản phẩm cho vay tiêu dùng chính đó là: cho vay mua, sửa và xây mới nhà, cho vay mua ô tô và cho vay du học. Cùng với đó cơ cấu cho vay là chưa hợp lý, ngân hàng chỉ tập trung vào 2 hoạt động chính đó là cho vay mua, xây, sửa nhà và cho vay mua ô tô. Với một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cùng với đó nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng ngày càng đa dạng hơn, việc không đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay sẽ khiến ngân hàng gặp bất lợi trong cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chính vì vậy, Chi nhánh Đông Đô cần quan tâm hơn tới việc mở rộng, đa dạng và cân đối cơ

cấu cho vay tiêu dùng sao cho hợp lý nhằm nâng cao hơn hiệu quả của hoạt động này tại sở.

Thứ hai, như phân tích về những thành quả mà Chi nhánh Đông Đô đã đạt được trong hoạt động thu nợ và thẩm định các món vay ở trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng có xu hướng giảm trong 3 năm 2009-2011.

Nhưng nhìn vào tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng thì ta thấy chất lượng tín dụng của các khoản cho vay tiêu dùng vẫn kém. Tuy các khoản nợ vay luôn được thống kê định kỳ số tiền còn phải trả theo kỳ hạn trả và các cán bộ tín dụng cũng đã tiến hành đốc thúc, nhắc nhở khách hàng một cách thường xuyên để các khoản nợ được thanh toán kịp thời.

Thực tế này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan song phải khẳng định khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng chưa thực sự hiệu quả. Nếu nhìn vào tỷ trọng nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trong tổng nợ quá hạn hoạt động tín dụng chung thì ta thấy được sự yếu kém hơn của hoạt động này so với các hoạt động cho vay khác của sở.

Thứ ba đó là những hạn chế trong những quy định về cho vay mua, xây, sửa nhà và cho vay mua ô tô.

Hiện tại, Chi nhánh Đông Đô có một số quy định cho vay mua nhà như các quy định về đối tượng khách hàng, thu nhập của khách hàng, hạn mức cho vay một,

… theo đó các khách hàng muốn vay mua nhà phải có tối thiểu 30% giá trị của ngôi nhà cần mua và thu nhập hàng tháng phải trên 6 triệu đồng. Thêm vào đó khách hàng phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Trên thực tế, lượng người dân từ ngoại tỉnh vào Hà Nội sinh sống là rất cao và nhu cầu mua nhà ở của đối tượng khách hàng này là cao nhất. Những quy định quá khắt khe trong cho vay mua nhà sẽ khiến ngân hàng mất đi lượng khách không nhỏ sang ngân hàng khác. Do đó các ngân hàng thương mại cần mở rộng cho vay tới các đối tượng từ nơi khác đến và làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Và cùng với đó là những chính sách hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng về những sản phẩm của ngân hàng phù hợp với thu nhập và điều kiện của họ.

Thứ tư, đa số các khoản vay tiêu dùng được Chi nhánh Đông Đô thực hiện giải ngân bằng tiền mặt, do vậy khó quản lí được mục đích vay vốn thực tế và việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Hơn nữa, Chi nhánh Đông Đô chưa khuyến khích được khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và việc mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng mới cũng sẽ gặp khó khăn như: cho vay thấu chi, thẻ tín dụng,… Việc chưa thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ cũng một phần do Chi nhánh Đông Đô chưa có hướng dẫn một cách cụ thể tới khách hàng, một phần cũng là do tâm lý chung của khách hàng là ngại đến ngân hàng vì các khoản vay thường không lớn lắm, họ có thể sử dụng ngay vào mục đích vay vốn.

Thứ năm, chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng còn chưa được hoàn thiện.

Theo bảng chấm điểm trên thì Chi nhánh Đông Đô chỉ đạt 25 điểm, và xem thông tin từ bảng xếp hạng chất lượng hoạt động thì Chi nhánh Đông Đô chỉ xếp loại khá và đã sát mức giới hạn mức trung bình. Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng còn chưa tốt. Việc hướng dẫn khách hàng chỉ khi khách hàng tới tận ngân hàng, và trong việc điều tra thông tin của khách hàng thì ngân hàng đã để khách hàng tự điền vào đơn đã thể hiện điều đó. Với đội ngũ cán bộ có trình độ cao và hoạt động có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng, thời gian thẩm định khách hàng, tài sản đảm bảo và ra quyết định tín dụng là rất nhanh, Chi nhánh Đông Đô cần phát huy lợi thế này. Nâng cao, cải tiến hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng là một nhiệm vụ rất quan trọng cho bất kì ngân hàng nào. Ngoài việc phải cải tiến quy trình tín dụng thì việc chăm sóc khách hàng còn có vai trò quan trọng trong việc thu hút và tạo niềm tin cho khách hàng. Nhìn chung, chất lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Đông Đô chưa thực sự tốt, ngân hàng cần quan tâm hơn tới vấn đề này, nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể thu hút nhiều khách hàng hơn.

2.7. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô

Có thể nói có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, sau đây em xin được xét đến các yếu tố trọng yếu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô như sau:

2.7.1. Cơ chế qun lý, điu hành và định hướng phát trin ca ngân hàng:

Điều đầu tiên phải kể đến yếu tố góp phần tạo ra các kết quả tích cực cho hoạt động cho vay tiêu dùng là các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng rất hiệu quả. Trong cuộc cạnh tranh tại thời điểm hiện nay, lãi suất huy động vốn ngày càng được tăng cao bất chấp quy định mức lãi suất huy động tối đa là 14%

nhiều ngân hàng vẫn huy động ở mức 15% đến 16%. Do đó lãi suất cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Do vậy mà việc thẩm định khách hàng nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất là rất cần thiết. Ngoài việc thẩm định về nguồn trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo thì vấn đề đạo đức của khách hàng cũng được thẩm tra một cách kĩ càng. Nhìn và kết quả tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ tín dụng phân tích ở trên ta có thể thấy được những tiến bộ trong việc hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh Đông Đô. Để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất, cần phải có sự độc lập giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng ngân hàng hiện nay thường thực hiện: chức năng bán hàng (tiếp xúc với khách hàng, tư vấn, tiếp thị…), chức năng quản trị rủi ro (phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá lại theo tài sản đảm bảo định kỳ…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

Tuy nhiên, một đặc điểm chúng ta có thể nhận thấy rõ nhất đó là Chi nhánh Đông Đô chưa thực sự quan tâm tới cho vay tiêu dùng, mặc dù đây sẽ là một kênh cho vay mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng trong tương lai. Và chính vì vậy nên các chính sách, cơ chế điều hành đối với cho vay tiêu dùng là chưa thực sự hoàn thiện. Trong hoạt động cho vay mua ô tô và mua nhà thì tài sản đảm bảo sẽ

chính là giá trị ngôi nhà, và chính chiếc ô tô đó. Theo quy định cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Đông Đô thì khách hàng được vay tối đa 75% giá trị của tài sản đảm bảo (phần lớn là giá trị nhà đất), giá trị này do phòng thẩm định tài sản đảm bảo định giá và thường thấp hơn so với giá trị thị trường. Do đó, khi định giá thì giá trị tài sản đảm bảo sẽ chỉ còn ở mức 60 – 65% giá trị của chúng trên thị trường. Điều này đã gây bất lợi đối với khách hàng và hạn chế việc mở rộng cho vay mua nhà và mua ô tô của ngân hàng.

Thêm vào đó, những quy định quá khắt khe cũng sẽ làm giảm hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Chi nhánh Đông Đô có quy định tài sản đảm bảo là nhà đất được quyền thế chấp thì phải được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: Vì thế nhiều khách hàng có nhân thân tốt, đủ khả năng tài chính để trả nợ nhưng không được vay vốn vì không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo (chưa được cấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở), điều đó sẽ hạn chế số lượng khách hàng được vay vốn ngân hàng.

Tiếp đó, thời hạn trả nợ cho vay tiêu dùng chưa hợp lý. Thời gian cho vay với mục đích mua và xây mới nhà chưa đủ dài: Thời gian cho vay trả góp mua nhà theo quy định của Chi nhánh Đông Đô tối đa là 10 năm nhưng thực tế triển khai thời hạn lại ngắn hơn rất nhiều, phần lớn từ 2 – 3 năm, số khoản vay từ 5 – 10 năm rất ít.

Rõ ràng là chi phí khách hàng phải trả hàng tháng cho một khoản vay có thời hạn 12 năm chỉ bằng một nửa số tiền cần thiết cho một khoản vay có thời hạn từ 3 đến 5 năm. Và các khoản vay có thời hạn dài hơn ( 8 – 10 năm) sẽ phù hợp hơn với thu nhập của đại bộ phận khách hàng có thu nhập trung bình đến vay mua, xây sửa nhà.

2.7.2. Hot động marketing ti Ngân hàng

Có thể thấy rằng trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng,... liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để các ngân hàng đạt được những kết quả nhất định và nâng cao hoạt động Marketing ngân hàng tiến dần đến thông lệ khu vực và quốc tế. Chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)