Thực trạng hiện nay sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn quốc phòng, an ninh tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (Trang 51 - 64)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng hiện nay sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm

2.2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm nhằm đánh giá kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại cùng với những vấn đề đặt ra cần tiến hành đổi mới, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp theo hướng nâng cao về chất lượng, hiệu quả sử dụng phương pháp này trong thực tiễn dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên trong những năm tới.

Nội dung khảo sát

Một là, thực trạng nhận thức của giảng viên về vai trò, sự cần thiết vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an Ninh - Đại học Thái Nguyên.

Hai là, thực trạng về mức độ sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an Ninh - Đại học Thái Nguyên.

Ba là, thực trạng về kết quả đạt được của việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an Ninh - Đại học Thái Nguyên.

Đối tượng khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát với các đối tượng sau:

- 10 giảng viên thuộc Khoa Giáo viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy các học phần về quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

- 100 sinh viên học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên trong năm học 2019 - 2020.

Phương pháp tiến hành khảo sát

- Phương pháp quan sát: Quan sát giờ học để đối chiếu, so sánh hiệu quả giờ học giữa các tiết có sử dụng phương pháp nêu vấn đề và không vận dụng phương pháp này trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ giảng dạy: Nghiên cứu các tài liệu, kế hoạch giảng dạy, giáo án của giảng viên tham gia giảng dạy học phần Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên trong năm học 2019 - 2020.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp được tiến hành trên cơ sở trưng cầu ý kiến của giảng viên giảng dạy và sinh viên học môn Công

tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên trong năm học 2019 - 2020.

Phiếu điều tra xã hội học được xây dựng để trưng cầu ý kiến nhằm khảo sát, đánh giá về nhận thức của giảng viên về mức độ cần thiết, về vị trí, vai trò, kết quả thực hiện vận dụng phương pháp nêu vấn đề và không vận dụng phương pháp này trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên; về mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng bài giảng có vận dụng phương pháp nêu vấn đề; về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quá khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên mà tác giả luận văn đã đề xuất.

Xử lý kết quả khảo sát

- Tác giả quy ước điểm đánh giá các mức độ đạt được của các vấn đề khảo sát như sau:

+ Những câu hỏi có 4 mức độ đánh giá thì điểm tương ứng được tính từ cao xuống thấp là 4 điểm, 3 điểm, 2 điểm, 1 điểm;

+ Những câu hỏi có 3 mức độ đánh giá thì điểm tương ứng từ cao xuống thấp là 3 điểm, 2 điểm, 1 điểm;

- Điểm trung bình cộng (ĐTBC) của mỗi tiêu chí đánh giá được tính theo công thức:

Trong đó: : Điểm trung bình cộng.

: Tổng các tích . xi: Điểm ở mức độ i.

ki: Số người cho điểm ở mức độ i.

n: Số người tham gia đánh giá.

i i

X= x k n

X

i i

x k x ki i

- Thứ bậc đối với các nội dung khảo sát được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp căn cứ vào điểm trung bình cộng của mỗi tiêu chí.

2.2.2. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về sự cần thiết sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh

Để tìm hiểu nhận thức của giảng viên và sinh viên về sự cần thiết vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 sinh viên và 10 giảng viên thuộc Khoa Giáo viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Nhận thức của giảng viên về sự cần thiết sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh

Phương pháp Tổng số

Rất cần thiết

(3đ)

Cần thiết (2đ)

Không cần thiết

(1đ)

Tổng điểm (∑)

ĐTBC ( )

Thứ bậc

Thuyết trình 10 6 4 0 26 2,6 1

Đàm thoại 10 4 6 0 24 2,4 3

Trực quan 10 1 8 1 20 2,0 4

Đóng vai 10 0 1 8 10 1,0 7

Thảo luận nhóm 10 1 3 6 13 1,3 5

Dạy học theo dự án

học tập 10 0 1 9 11 1,1 6

Nêu vấn đề 10 5 5 0 25 2,5 2

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020

Kết quả khảo sát giảng viên đã cho thấy, tỷ lệ giảng viên lựa chọn và đánh giá cao sự cần thiết của phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Công tác quốc phòng an ninh vẫn là chiếm đại đa số và xếp thứ bậc 1 trong trương quan

1; 2;3; 4

i

X

so sánh với các phương pháp khác. Điều này chứng tỏ, 100% giảng viên vẫn xem thuyết trình là cần thiết nhất trong dạy học môn Công tác quốc phòng an ninh.

Sau đó, là phương pháp nêu vấn đề với ĐTBC ( ) là 2,5 xếp thứ bậc 2. Điều đó chứng tỏ phần lớn giảng viên đều nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề đối với môn Công tác quốc phòng, an ninh với 5/10 ý kiến (chiếm 50 % ý kiến) xác nhận ở mức độ rất cần thiết và 5/10 ý kiến chiếm (50 % ý kiến) xác nhận ở mức độ cần thiết. Như vậy, không có giáo viên nào phủ nhận sự cần thiết của phương pháp nêu vấn đề.

Ở một bình diện khác, với câu hỏi: Theo thầy cô, phương pháp nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc phát huy tính sáng tạo của sinh viên khi dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh? Kết quả khảo sát cho thấy, trên 85%

giảng viên đều thừa nhận phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

Điều này cho thấy, phần lớn giảng viên đã nhận thức và đánh giá đúng về vai trò, vị trí của phương pháp nêu vấn đề đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của sinh viên.

Điều này cũng thống nhất với nhận thức của phần lớn sinh viên. Trên thực tế có tới 47/100 ý kiến chiếm 47% sinh viên lựa chọn mức rất cần thiết và 25/100 chiếm 25% ý kiến sinh viên lựa chọn mức độ cần thiết vận dụng phương pháp nêu vấn đề đối với môn Công tác quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình và đàm thoại vẫn là 2 phương pháp được sinh viên đánh giá cao về sự cần thiết vận dụng trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh (Xem bảng 2.4).

X

Bảng 2.4. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh

Phương pháp Tổng số

Rất cần thiết

(3đ)

Cần thiết

(2đ)

Không cần thiết

(1đ)

Tổng điểm (∑)

ĐTBC

( ) Thứ bậc

Thuyết trình 100 43 41 16 227 2,27 1

Đàm thoại 100 39 47 14 225 2,25 2

Trực quan 100 28 42 30 198 1,98 4

Đóng vai 100 13 45 42 171 1,71 6

Thảo luận nhóm 100 21 33 46 175 1,75 5

Dạy học theo dự

án học tập 100 9 12 79 130 1,30 7

Nêu vấn đề 100 47 25 28 219 2,19 3

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020

Như vậy, mặc dù phương pháp nêu vấn đề không phải là phương pháp được xếp thứ bậc đầu tiên về sự cần thiết được vận dụng trong dạy học môn Công tác quốc phòng an ninh nhưng trong tương quan so sánh với các phương pháp khác như: Đóng vai, dự án học tập, thảo luận nhóm, trực quan thì nêu vấn đề vẫn là phương pháp được xếp thứ bậc 2 và 3 về sự cần thiết được vận dụng theo đánh giá của giảng viên và sinh viên. Điều này chứng tỏ nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò, vị trí, tính tất yếu vận dụng phương pháp này là đúng đắn, phù hợp với xu hướng và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của sinh viên.

2.2.3. Thực trạng về mức độ sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh của giảng viên

Trên cơ sở tiến hành tìm hiểu thực trạng về mức độ sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh của giảng viên ở

X

Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an Ninh - Đại học Thái Nguyên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của giảng viên về mức độ sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh

Phương pháp Tổng số

Thường xuyên

(3đ)

Đôi khi (2đ)

Không sử dụng

(1đ)

Tổng điểm (∑)

ĐTBC ( )

Thứ bậc

Thuyết trình 10 10 0 0 30 3,0 1

Đàm thoại 10 2 8 0 22 2,2 2

Trực quan 10 1 9 0 19 1,9 3

Đóng vai 10 0 0 0 0 0 6

Thảo luận nhóm 10 0 2 8 12 1,2 5

Dạy học theo dự án

học tập 10 0 0 0 0 0 6

Nêu vấn đề 10 1 8 0 17 1,7 4

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020

Bảng 2.6. Đánh giá của sinh viên về mức độ sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh của giảng viên

Phương pháp Tổng số

Thường xuyên

(3đ)

Đôi khi (2đ)

Không sử dụng

(1đ)

Tổng điểm (∑)

ĐTBC

( ) Thứ bậc

Thuyết trình 100 92 8 0 292 2,92 1

Đàm thoại 100 42 47 1 221 2,21 2

Trực quan 100 29 56 15 214 2,14 3

Đóng vai 100 0 0 0 0 0 6

Thảo luận nhóm 100 0 12 88 112 1,12 5

Dạy học theo dự án

học tập 100 0 0 0 0 0 6

Nêu vấn đề 100 13 87 0 213 2,13 4

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020

X

X

Từ bảng 2.5 và 2.6, có thể nhận thấy rằng:

- Với phương pháp thuyết trình thường được giảng viên sử dụng nhiều trong hoạt động dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh là thuyết trình với ĐTBC ( ) theo đánh giá của giảng viên là 3,0, theo đánh giá của sinh viên là 2,92. Trong tương quan so sánh với các phương pháp khác, thuyết trình vẫn là phương pháp được sử dụng thường xuyên với mức độ cao nhất (xếp thứ bậc 1) theo đánh giá của cả giảng viên và sinh viên. Trên 90% ý kiến giảng viên và sinh viên đều thừa nhận rằng, thuyết trình là phương pháp được sử dụng thường xuyên.

- Các phương pháp ít được sử dụng trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an Ninh - Đại học Thái Nguyên là phương pháp dạy học là phương pháp thảo luận nhóm và nêu vấn đề.

Đó là hai phương pháp có ĐTBC thấp, dao động từ 1,12 đến 2,13.

- Phương pháp đóng vai và dạy học theo dự án học tập chưa được giảng viên vận dụng, do đó mức độ hiệu quả chưa được các chủ thể đánh giá. Đây là 2 phương pháp luôn xếp ở thứ bậc cuối cùng về mức độ sử dụng trong tương quan so sánh với các phương pháp dạy học khác.

2.2.4. Thực trạng về hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh

Tìm hiểu về hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, qua trao đổi trực tiếp và tiến hành khảo sát ý kiến của giảng viên với câu hỏi: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về hiệu quả thực hiện các phương pháp dạy học trong chương trình môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên? Kết quả thu được như sau:

Bày tỏ về quan điểm này, phần lớn các giảng viên đều cho rằng, thuyết trình, đàm thoại là những phương pháp được sử dụng hiệu quả nhất, do đặc thù lớp học

X

X

môn Công tác quốc phòng, an ninh thường có quy mô sinh viên rất đông (100 - trên 100 sinh viên) nên thích hợp để vận dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại. Những năm qua, hai phương pháp này cũng được giảng viên sử dụng thường xuyên và xem đây là hai phương pháp chủ yếu của môn học.

Các phương pháp khác tuy có ưu điểm phát huy tính tích cực của sinh viên trong giải quyết vấn đề thực tiễn nhưng khi vận dụng sẽ gặp nhiều khó khăn về quỹ thời gian dành cho tiết học, quy mô sinh viên lại quá đông nên khó có thể đảm bảo tính khả thi khi vận dụng các phương pháp dạy học khác như: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, dự án học tập, đóng vai. Có thể nói đây là cách nghĩ, cách hiểu chưa toàn diện, bởi lẽ lớp học đông vẫn có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, quan trọng là cách thức tổ chức giờ dạy của giảng viên có tạo được hứng khởi và tính tích cực tham gia nhiệm vụ học tập của sinh viên hay không.

Với kết quả điều tra xã hội học cũng cho thấy, mặc dù 100% giảng viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đều xác định cần thiết phải vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh nhưng số giảng viên vận dụng phương pháp này một cách thành thạo, đưa lại hiệu quả cao lại chưa nhiều. Trên thực tế, qua trao đổi trực tiếp với giảng viên giảng dạy, có tới trên 85% ý kiến giảng viên khẳng định, trong những năm qua hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng là chưa cao vì ít giảng viên vận dụng, do số lượng sinh viên quá đông và lượng thời gian ít.

Ở bình diện khác, khi khảo sát ý kiến giảng viên về hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh theo các hình thức cụ thể, kết quả thu được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.7. Hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh của giảng viên

Hình thức Tổng

số

Hiệu quả

cao (3đ)

Hiệu quả thấp

(2đ)

Không hiệu

quả (1đ)

Tổng điểm (∑)

ĐTBC

( )

Thứ bậc

Nêu vấn đề bằng câu

hỏi lựa chọn 10 4 5 1 23 2,3 2

Nêu vấn đề bằng tình

huống bác bỏ 10 3 2 5 18 1,8 3

Nêu vấn đề bằng tình

huống nghịch lý 10 2 1 7 5 1,5 4

Nêu vấn đề bằng câu

hỏi tại sao 10 8 1 1 27 2,7 1

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020

Qua bảng trên cho thấy, hiệu quả của việc vận dung phương pháp nên vấn đề của giảng viên khi dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh chủ yếu mới được minh chứng qua hình thức nêu vấn đề bằng câu hỏi tại sao. Hình thức này được 80% ý kiến đánh giá là có hiệu cao, trong khi đó nêu vấn đề bằng tình huống nghịch lý và nêu vấn đề bằng tình huống bác bỏ là hai hình thức chưa đưa lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Kết quả khảo sát cho thấy, dao động từ 20 đến 30% giảng viên thừa nhận ở mức độ hiệu quả cao, tức là có tới 70 - 80% ý kiến đánh giá là hiệu quả thấp và không hiệu quả. Do đó, trong tương quan so sánh giữa các hình thức nêu vấn đề, thì nêu vấn đề bằng câu hỏi lựa chọn và nêu vấn đề bằng câu hỏi tại sao vẫn là những dạng thức được giảng viên sử dụng phổ biến và theo đánh giá của giảng viên đạt điểm ĐTBC ( ) về mức độ hiệu quả cao nhất dao động từ 2,3 đến 2,7. Trong khi đó nêu vấn đề bằng tình huống nghịch lý và nêu vấn đề bằng tình huống bác bỏ có ĐTBC ( ) về mức độ hiệu quả thấp, chỉ dao động từ 1,5 đến 1,8.

X

X

X

Qua trao đổi trực tiếp với giảng viên, chúng tôi thấy rằng, tất cả các giảng viên đều rất ít sử dụng phương pháp nêu vấn đề bằng tình huống bác bỏ và nêu vấn đề bằng tình huống nghịch lý nên khi khảo sát thì đa số ý kiến đánh giá hai hình thức này có hiệu quả thấp và không hiệu quả.

2.2.5. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Từ các kết quả trên cho thấy, cách thức dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh của giảng viên ở Trung tâm quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên chưa có những đổi mới tích cực. Phương pháp thuyết trình, đàm thoại vẫn là phương pháp chủ yếu được giảng viên sử dụng thường xuyên. Trong khi đó, một số phương pháp dạy học tích cực khác lại ít được sử dụng như phương pháp thảo luận nhóm và nêu vấn đề. Trên thực tế, có 8/10 (80%) ý kiến giảng viên và 88/100 (88%) ý kiến sinh viên xác định giảng viên đã không sử dụng thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh. Điều này đặt ra yêu cầu làm thế nào để mỗi giảng viên phải tăng cường vận dụng phương pháp nêu vấn đề kết hợp với đàm thoại, thuyết trình và thảo luận nhóm một cách hiệu quả.

Về kỹ năng nêu vấn đề và lựa chọn tình huống của đội ngũ giảng viên.

Việc lựa chọn các vấn đề và lựa chọn tình huống đưa ra để học viên nhận diện, tiến hành phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề nhiều khi chưa mang tính tiêu biểu, chưa chưa chứa đựng được tính kịch tính, kéo theo được mâu thuẫn trong tư duy của học viên, cũng chưa trở thành yếu tố thôi thúc được sinh viên tự giác, tích cực tranh luận, tìm tòi, khám phá cách giải quyết vấn đề, nghĩa là mong muốn khám phá, giải quyết vấn đề chưa thật sự trở thành nhu cầu nội tại của sinh viên, bởi thế tình trạng thờ ơ với tình huống, với vấn đề giảng viên nêu ra là hiện tượng còn tồn tại khá phổ biến. Điều này đặt ra yêu cầu đòi hỏi giảng viên phải lựa chọn tình huống và kết hợp nêu vấn đề với đàm thoại và thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn quốc phòng, an ninh tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)