7. Kết cấu của đề tài
2.3. Quy trình và điều kiện vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng
2.3.1. Các nguyên tắc xây dựng quy trình
Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học
Xuất phát từ mục đích, nội dung, yêu cầu, của môn học có ý nghĩa quan trọng bởi từ đây người dạy sẽ xác định được hình thức, phương pháp giảng dạy.
Mục tiêu môn học Công tác quốc phòng, an ninh có nhiều cấp độ khác nhau tùy vào từng bài, từng tiết học cụ thể để giảng viên có thể xác định hình thức giảng dạy khác nhau.
Xây dựng quy trình vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh cần đảm bảo đáp ứng mục tiêu về nhận thức: Môn Công tác quốc phòng, an ninh góp phần hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hiểu biết của sinh viên về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước về lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Những hiểu biết đó có vai trò quan trọng đối với việc hình thành tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với Đảng và Nhà nước, đối với nền quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
Xây dựng quy trình vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh cần đảm bảo đáp ứng mục tiêu thái độ hướng đến
việc hình thành tình cảm, niềm tin và thái độ đúng đắn đối với đường lối; chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Qua đó, bồi dưỡng cho sinh viên tình yêu đất nước, trách nhiệm bảo vệ nền độc lập dân tộc và an ninh quốc gia.
Xây dựng quy trình vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh cần đảm bảo đáp ứng mục tiêu về kỹ năng. Trong đó chú trọng kỹ năng vận dụng kiến thức về quốc phòng, an ninh vào trong cuộc sống, kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh từ thực tiễn.
Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh cần đảm bảo tính khoa học với yêu cầu trang bị đầy đủ, chính xác hệ thống tri thức cơ bản, thiết thực, hiện đại của môn học.
Trước hết việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên cần đảm bảo để sinh viên nắm vững nội dung cơ bản của bài học, đồng thời được giáo dục thái độ và phát triển kỹ năng tương ứng với nội dung của từng bài.
Qua phương pháp nêu vấn đề, giảng viên phải đảm bảo để sinh viên hiểu đúng, hiểu đầy đủ về nội dung bài học. Điều này sẽ góp phần khắc phục vấn đề đang đặt ra ở thực tiễn dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên hiện nay là tình trạng sinh viên thờ ơ, không mấy thiết tha, tâm tuyết với môn học, thái độ học thụ động, thiếu tích cực chiếm lĩnh tri thức khoa học.
Khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh giảng viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên cần vận dụng linh hoạt với các phương pháp dạy học khác để có thể phát huy được lợi thế của phương pháp nêu vấn đề. Về nguyên tắc sẽ là phản khoa học nếu giảng viên quá tuyệt đối hóa phương pháp nêu vấn đề trong dạy học. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề như thế nào cho phù hợp là vấn đề
hết sức căn bản, mỗi giảng viên cần nhận thức đúng đắn rằng, không nhất thiết xem nêu vấn đề là phương pháp chủ đạo của một bài học mà cần sử dụng nó một cách thích hợp và quan trọng hơn hết là cách thức tổ chức cho sinh viên nêu vấn đề, thảo luận và định hướng tốt quá trình nhận thức của sinh.
Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và tính vừa sức
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên là nơi giảng dạy kiến thức quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái nguyên, sinh viên về học ở đây chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, gia đình sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, kinh tế còn chậm phát triển, do đó đa số sinh viên là con em nông thôn, dân tộc thiếu số nên còn khá rụt, rè, nhút nhát trong giao tiếp, ứng xử, mức độ nhanh nhạy, sáng tạo cũng có phần hạn chế so với sinh viên ở nhiều nơi khác.
Điều này khách quan đòi hỏi giảng viên phải tính đến đặc điểm này để sử dụng phương pháp nêu vấn đề một cách phù hợp.
Vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh đòi hỏi một cách nghiêm ngặt tính phù hợp giữa vấn đề giảng viên đưa ra với khả nang giải quyết vấn đề của sinh viên. Giảng viên cần nắm rõ đặc điểm nhận thức của sinh viên để lựa chọn, thiết kế, xây dựng tình huống nêu vấn đề cho phù hợp và phải đảm bảo tính vừa sức.
Cần đảm bảo rằng, vấn đề giảng viên đưa ra để sinh viên nhận diện, giải quyết cần có tính phức tạp vừa đủ để buộc người học phải suy nghĩ thực sự, phải thảo luận và vận dụng khả năng trí tuệ để giải quyết nhưng độ khó không thể vượt quá trình độ nhận thức của người học. Tuy nhiên, GV cũng cần tránh những tình huống qúa dễ, quá đơn giản, sinh viên không cần tích cực suy nghĩ, tìm tòi có thể có được câu trả lời ngay.
Số lượng tình huống đưa ra để nêu vấn đề trong một bài nên vừa phải, nếu quá nhiều có thể phản tác dụng vì người học có thể chỉ chú trọng đến việc hoàn thành vấn đề mà ít chú ý đến nội dung, mục tiêu chính của bài học.
Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo định hướng phát triển năng lực của sinh viên
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đòi hỏi việc dạy và học phải hướng tới hình thành phẩm chất, năng lực của sinh viên. Theo đó, giảng viên cần tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích sinh viên nhằm tạo cơ hội, môi trường, điều kiện để sinh viên được phát huy năng lực bản thân trong việc tìm tòi, khám phá, khảo nghiệm với việc chủ động, tích cực tham gia giải quyết vấn đề mà giảng viên đưa ra.
Nguyên tắc đảm bảo định hướng phát triển năng lực của sinh viên đòi hỏi khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh, giảng viên phải hướng đến cách tổ chức dạy học, xây dựng tình huống, định hướng cách giải quyết tình huống bằng hình thức nêu vấn đề lấy việc phát triển năng lực của sinh viên làm mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.
Nguyên tắc đảm bảo định hướng phát triển năng lực của sinh viên khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh không đồng nghĩa với việc đòi hỏi quá cao về việc trang bị tri thức khoa học mà quan trọng là hình thành, rèn luyện cho SV năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực giải quyết vấn đề một cách nhanh nhạy, hiệu quả, sáng tạo và năng lực phản biện xã hội, phê phán đấu tranh chống những quan điểm sai trái, những luận điểm xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quốc phòng an ninh và những âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam. Nguyên tắc này cần được thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra hiện nay là nhiều khi giảng viên ở Trung tâm sử dụng phương pháp nêu vấn đề chỉ để thông báo hay tái hiện tri thức bài học một gián tiếp qua trình bày của sinh viên mà xem nhẹ hay chưa thật sự chú trọng đến mục tiêu phát triển năng lực người học.
Thứ năm, nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Giảng viên cần nhận thức đúng đắn tính hiệu quả khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên bởi vì qua khảo sát cho thấy,
mặc dù tất cả các giảng viên đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, về sự cần thiết vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh nhưng hiệu quả của phương pháp này lại được phần lớn giảng viên đánh giá chưa cao. Hơn nữa, khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tránh tính hình thức, sử dụng tình huống đơn điệu dưới dạng trả lời câu hỏi hoặc lựa chọn đáp án. Thay vào đó, giảng viên cần căn cứ vào thời gian, quy mô sinh viên, trình độ và năng lực thực tế của sinh viên để thiết kế các vấn đề, các tính huống đảm bảo tính vừa sức nhưng không nhàm chán, đơn điệu. Có như vậy mới lôi cuốn được sinh viên, mới nâng cao và phát triển được các kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên.
Tính hiệu quả của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm còn đòi hỏi giảng viên biết lựa chọn, sắp xếp, tổ chức, định hướng sinh viên giải quyết các vấn đề trong khoảng thời gian phù hợp và trước thực tế là quy mô sinh viên trong một lớp là khá đông.
Tính hiệu quả của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm phải đảm bảo vừa có thể ứng dụng rộng rãi, vừa đòi hỏi những yêu cầu cụ thể khi vận dụng ở các đối tượng sinh viên từ các trường khác nhau trường khác nhau trong Đại học Thái Nguyên.
2.3.2. Quy trình vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
2.3.2.1. Quy trình thiết kế bài giảng
Quy trình thiết kế bài giảng thực chất là việc soạn giáo án, đây là sự chuẩn bị của giáo viên cho một bài học cụ thể, trong đó thể hiện các hoạt động dạy và học theo các mục tiêu và nhiệm vụ của bài học.
Sau khi nghiên cứu, lựa chọn được nội dung vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh, giảng viên lập kế hoạch dạy học, tiến hành thiết kế giáo án có sử dụng phương pháp nêu vấn đề theo các
bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung, phân tích kết cấu tri thức của bài học nói chung và của phần dạy học theo phương pháp nêu vấn đề nói riêng đế phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
Giảng viên cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức (tri thức cần nắm được theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng), mục tiêu về kỹ năng (những kỹ năng cần đạt được sau bài học hoặc sau các đơn vị kiến thức dạy học theo phương pháp nêu vấn đề: Kỹ năng hợp tác; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản biện) và mục tiêu về thái độ (thái độ chủ động, tích cực của sinh viên; thái độ đối với vấn đề liên quan đến bài học).
Bước 2: Xác định phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài, từng nội dung mà giảng viên lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp
Dạy học theo phương pháp nêu vấn đề cần được kết hợp hài hòa với các phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thảo luận để tối ưu hóa hoạt động dạy và học trong điều kiện thực tế của nhà trường, của lớp học.
Ở trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, giảng viên cần lựa chọn hình thức tổ chức dạy học toàn lớp.
Bước 3. Xác định phương tiện và tài liệu - Phương tiện:
Phương tiện dạy học phục vụ cho các phương pháp dạy học tích cực rất đa dạng phong phú nhưng không phải nhà trường nào cũng được trang bị đầy đủ.
Vì vậy, giáo viên cần xác định rõ ràng và chuẩn bị các phương tiện dạy học chu đáo, đảm bảo sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học.
- Tài liệu:
Tài liệu chủ yếu là giáo trình và các nguồn tài liệu có liên quan, đặc biệt là hệ thống các tranh ảnh, video, phim tư liệu về quốc phòng, an ninh.
Bước 4: Tổ chức hoạt động dạy học
Trong giáo án, ơ bước này, giảng viên cần hiện thực hóa nội dung, mục tiêu của từng mục, từng phần, phân bổ thời gian tương ứng cho từng mục, từng hoạt động, hoạt động của giảng viên và sinh viên tức là hoạt động dạy và học phải đảm bảo có sự phối kết hợp tương ứng. Trong đó, các yêu cầu giảng viên đưa ra phải được sinh viên hiện thực hóa bằng các hoạt động cụ thể (lắng nghe, độc lập suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, đàm thoại...).
Khi tổ chức hoạt động dạy học, giảng viên cần lựa chọn vấn đề để định hướng cho sinh viên giải quyết vấn đề. Ở bước này, giảng viên cần căn cứ vào nội dung bài học, trình độ, năng lực của sinh viên để lựa chọn cách thức nêu vấn đề đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả. Nếu vấn đề đưa ra quá khó thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giờ dạy.
Bước 5: Hướng dân tự nghiên cứu ôn luyện
Đối với sinh viên, mục tiêu định hướng hoạt động tự học, tự nghiên cứu là vấn đề cần quan tâm để phát triển năng lực tự chủ, tự nghiên cứu và tự học suốt đời của sinh viên. Giảng viên cần hướng dẫn hoạt động tự học cho sinh viên theo từng vấn đề mà giảng viên đưa ra.
Bước 6: Củng cố, ôn luyện kiến thức.
Việc củng cố, ôn luyện kiến thức đối với các tiết giảng có sử dụng phương pháp nêu vấn đề cần được tiến hành bằng cách kiểm tra mức độ nhận thức, mức độ hình thành và phát triển kỹ năng, mức độ đạt được về mục tiêu thái độ của sinh viên sau khi kết thúc bài học.
2.3.2.2. Quy trình thực hiện bài giảng bằng phương pháp nêu vấn đề Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
Bước 2: Tổ chức dạy học có sử dụng kết hợp phương pháp nêu vấn đề với các phương pháp dạy học khác
- Giảng viên nêu vấn đề. Tình huống hoặc vấn đề nêu ra cho sinh viên giải quyết có thể tình huống, vấn đề dưới dạng lựa chọn; dưới dạng nghịch lý; dưới dạng trả lời tại sao hoặc tình huống đòi hỏi sinh viên phải phản biện để bác bỏ.
Với mỗi tình huống giảng viên cần nêu rõ yêu cầu đóng vai của từng nhóm, trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian giải quyết vấn đề của sinh viên.
- Giảng viên định hướng hoạt động nhận thức của sinh viên bằng cách nêu ra yêu cầu cần đạt, cách thức giải quyết vấn đề (cá nhân độc lập suy nghĩ hay thảo luận nhóm; sinh viên nộp báo cáo cá nhân/báo cáo nhóm cho giảng viên hay cử đại diện nhóm báo cáo trước lớp…).
Bước 2: Giảng viên quan sát hoạt động học tập, hoạt động giải quyết vấn đề của sinh viên, hỗ trợ giải đáp kịp thời những khúc mắc của sinh viên trong quá trình tìm tòi hướng giải quyết vấn đề.
Bước 3: Giảng viên tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của sinh viên. Ở bước này, giảng viên cần tổ chức và thực tốt vai trò “trọng tài”, “cố vấn”, nhất là khi có những mâu thuẫn về tư duy, về cách hiểu, cách giải quyết vấn đề của sinh viên.
Bước 4: Giảng viên tiến hành hoạt động đánh giá sinh viên: Có thể để chính sinh viên dưới lớp nhận xét, đánh giá về cách giải quyết vấn đề và đưa ra các câu hỏi phản biện, tranh luận hướng vào nội dung trọng tâm bài học. Trên cơ sở đó, giảng viên đánh giá phương pháp, năng lực giải quyết vấn đề của cá nhân hoặc nhóm sinh viên.
Bước 5: Giảng viên kết luận và rút ra bài học về nhận thức, kỹ năng và thái độ.
2.3.2.3. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một trong những khâu mang tính bắt buộc nhưng lại đóng vai trò quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, làm cho quá trình dạy học ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên rất cần kiểm tra, đánh giá, nhất là kiểm tra, đánh giá về thái độ, kỹ năng của sinh viên. Qua đó, giảng viên kịp thời điều chỉnh, đánh giá, nhìn nhận lại chính