7. Kết cấu của đề tài
3.1. Thực nghiệm sư phạm vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an
3.1.1. Kế hoạch thực nghiệm 3.1.1.1. Mục đích của thực nghiệm
Tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm trước hết để đánh giá và kiểm chứng một cách khách quan, toàn diện, chính xác về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh tai Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
Từ kết quả thực nghiệm, tác giả sẽ phát hiện các vấn đề đặt ra, từ đó tiếp tục điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện quy trình, điều kiện vận dụng phương pháp nêu vấn đề một cách khoa học và hợp lý theo hướng nâng cao chất lượng dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh và phát triển năng lực sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái nguyên.
3.1.1.2. Giả thuyết thực nghiệm
Nếu như tác giả thực nghiệm vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên thì sẽ thu được kết quả như sau:
Ở lớp thực nghiệm, việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề sẽ thu hút được sự chú ý của SV, theo đó, tính tích cực, tự giác, tính sáng tạo của SV sẽ được phát huy và hình thành được ở người học những kỹ năng cần thiết: Kỹ năng làm
việc theo nhóm, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách nhanh nhạy, sáng tạo và khoa học. Với phương pháp đóng vai, một số SV vốn nhút nhát, rụt rè cũng dần khắc phục được hạn chế của mình bằng việc sẵn sàng tiếp nhận thông tin, có tinh thần sáng tạo, chế biến những tri thức ấy thành tri thức cho riêng mình qua việc tái tạo, xử thông tin, tri thức, thực hành cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên lập trường quan điểm cá nhân cũng như quan điểm của nhóm.
Ở lớp đối chứng, giảng viên không sử dụng phương pháp nêu vấn đề mà chủ yếu thuyết trình nội dung bài giảng nên sinh viên thụ động tiếp nhận tri thức, năng lực phản biện xã hội, tư duy sáng tạo, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, giải quyết vấn đề của sinh viên cũng không được chú trọng hình thành, rèn luyện và phát triển ở mức độ tương ứng.
3.1.1.3. Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm và đối chứng
* Thời gian thực nghiệm: Học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 - Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm (tháng 5- 2020) + Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
+ Nghiên cứu nội dung và lựa chọn đơn vị kiến thức thực nghiệm. Về nguyên tắc, giảng viên tiến hành thực nghiệm cùng một nội dung kiến thức cho cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+ Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy bằng phương pháp nêu vấn đề.
- Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm (tháng 5 - 2020) + Tiến hành dạy học theo giáo án thực nghiệm.
+ Tiến hành dạy học không vận dụng phương pháp nêu vấn đề.
- Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm (tháng 6 - 2020) + Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá.
+ Phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm.
+ Rút ra kết luận cần thiết.
* Địa điểm thực nghiệm
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
* Đối tượng thực nghiệm và đối chứng
Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chọn ở những lớp có số sinh viên tương đối đồng đều cả về số lượng và trình độ nhận thức. Các lớp thực nghiệm và đối chứng gồm:
STT Tên lớp TN Tên lớp ĐC
1 Lớp 02 (38 sinh viên) Lớp 03 (38 sinh viên) 2 Lớp 07 (41 sinh viên) Lớp 08 (43 sinh viên) 3 Lớp 09 (40 sinh viên) Lớp 10 (41 sinh viên)
Tổng 119 sinh viên 122 sinh viên
3.1.2. Nội dung thực nghiệm
3.1.2.1. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm
Do nội dung chương trình môn Công tác quốc phòng, an ninh rất rộng.
Trong phạm vi của đề tài, tác giả thiết kế 03 giáo án thực nghiệm thuộc 03 bài để tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng.
Bài B1. Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam (tiết 1,2).
Bài B5: Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.
Bài B6: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
3.1.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Trong quá trình thiết kế giáo án sử dụng phương pháp nêu vấn đề, tác giả có dựa vào sách giáo trình và chuẩn kiến thức, kỹ năng để làm rõ thêm mục tiêu cần đạt và trọng tâm bài học.
Giáo án của lớp thực nghiệm được thiết kế dựa trên các nguyên tắc: không làm thay đổi chương trình, kế hoạch, nội dung theo quy định của Vụ Giáo dục
và Đào tạo; tuân thủ các bước lên lớp và phù hợp với đặc điểm nhận thức của sinh viên và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức của bài học nói chung và của phần dạy học theo phương pháp nêu vấn đề nói riêng.
Bước 2: Phân tích kết cấu tri thức của bài học, của các đơn vị kiến thức trong bài để vận dụng phương pháp nêu vấn đề một cách phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
Bước 3: Xác định phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Trong giờ học, không phải toàn bộ thời gian dành cho việc sử dụng nêu vấn đề mà tác giả chỉ sử dụng phương pháp này cho những vấn đề kiến thức trọng tâm gắn với mục tiêu giáo dục thái độ và hình thành các kỹ năng tương ứng cho sinh viên.
Trong một tiết học có sự kết hợp giữa phương pháp nêu vấn đề với các phương pháp dạy học khác như thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
Bước 4. Xác định phương tiện và tài liệu Bước 5: Tổ chức hoạt động dạy học
Bước 6: Hướng dân tự nghiên cứu ôn luyện Bước 7: Củng cố, ôn luyện kiến thức.
THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 1
THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 2
THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 3
Xem phụ lục 4, 5, 6
3.1.2.3. Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là khâu rất quan trọng trong quá trình tiến hành thực nghiệm. Sau khi dạy xong từng bài thực nghiệm, tác giả tiến hành kiểm tra sinh viên cả ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Các nhóm có cùng một bài kiểm tra, lượng thời gian như nhau.
Mục tiêu kiểm tra, đánh giá:
- Về kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ (nhớ, hiểu, vận dụng) của sinh viên về các vấn đề thuộc 3 bài thực nghiệm.
- Về kỹ năng:
Một là, kiểm tra, đánh giá kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên.
Hai là, kiểm tra, đánh giá kỹ năng nhận, đánh giá quan niệm đúng đắn hoặc sai lầm về lĩnh vực quốc phòng, an ninh ở Việt Nam.
Ba là, kiểm tra, đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để liên hệ đến trách nhiệm công dân, trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ quốc phòng an ninh; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; thực hiện bảo vệ an ninh quốc và trật tự, an toàn xã hội.
- Về thái độ: Kiểm tra, đánh giá thái độ đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn và phê phán các quan điểm sai trái, thù địch vấn đề bảo vệ quốc phòng an ninh; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; thực hiện bảo vệ an ninh quốc và trật tự, an toàn xã hội.
Lựa chọn đơn vị kiến thức tiến hành kiểm tra, đánh giá
Bài kiểm tra được thiết kể với sự kết hợp câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Và để phân loại được mức độ nhận thức, kỹ năng của sinh viên, các kiến thức được chúng tôi thiết kế theo ba mức độ nhớ, hiểu và vận dụng vào thực tiễn.
Chúng tôi lựa chọn kiến thức thuộc ba bài mà sinh viên đã học: Bài B1.
Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; Bài B5: Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam và Bài B6: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Đề kiểm tra (xem phụ lục 7) Tổ chức tiến hành kiểm tra:
Với cùng một bộ đề chúng tôi tiến hành kiểm tra cả lớp thực nghiệm và đối chứng. Quá trình tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt bảo đảm không có biếu hiện tiêu cực trong quá trình làm bài cảu sinh viên.
Tổ chức tiến hành chấm bài kiểm tra:
Sau khi kiếm tra chúng tôi tiến hành chấm theo đáp án được thiết kể theo thang điểm 10.
Tổng hợp lại kết quả và trả bài kiểm tra.
Trên cơ sở tổng hợp két quả, phân loại các bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành trả bài và công khai thang điểm, đáp án, nhận xét chung về kết quả và trả lời thắc mắc từ sinh viên.
3.1.3. Kết quả thực nghiệm
* Cách thức đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá kết quả dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên thông qua các phương thức sau:
+ Quan sát về mức độ hứng thú với giờ học của sinh viên; mức độ sáng tạo, chủ động, tích cực, của sinh viên khi tham gia giải quyết vấn đề trước những tình huống giảng viên đưa ra trong giờ dạy ở cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm;
+ Đánh giá kết quả kiểm tra 1 tiết của sinh viên về các kiến thức ở các bài 1, bài 5 và bài 6 trong chương trình môn Công tác quốc phòng, an ninh;
+ Khảo sát điều tra xã hội học đối với 119 sinh viên ở lớp thực nghiệm và 122 sinh viên ở lớp đối chứng.
+ Trao đổi chuyên môn với 10 giảng viên trong Khoa, trong đó có 4 giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh và tham gia dự giờ, đánh giá tiết dạy ở các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng.
* Kết quả thực nghiệm được thể hiện cụ thể như sau:
Một là, mức độ hứng thú, tích cực của sinh viên ở Trung tâm đối với môn học công tác quốc phòng, an ninh khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề
Có thể nói sau quá trình thực nghiệm, mức độ hứng thú của sinh viên các lớp thực nghiệm có sự thay đổi rõ rệt so với các lớp đối chứng. Hầu hết sinh viên các lớp thực nghiệm đã chú ý, tập trung, tham gia vào các hoạt động học tập, ngày càng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của mình.
Bảng 3.1. Mức độ hứng thú học tập của sinh viên
Lớp TS
Rất Hứng thú
Hứng thú Bình
thường Ít hứng thú
Không hứng thú
SL % SL % SL % SL % SL %
ĐC 119 20 16,8 12 10,1 29 24,4 27 22,7 31 26,1 TN 122 59 48,4 38 31,1 11 9,0 9 7,4 5 4,1
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Từ kết quả thống kê ở bảng trên, có thể thấy, 48,4% sinh viên các lớp thực nghiệm đều thể hiện ý kiến rất hứng thú và 31,1% sinh viên khẳng định hứng thú với phương pháp nêu vấn đề. Trong khi đó ở lớp đối chứng, có tới 26,1% ý kiến sinh viên cho rằng, không hứng thú với bài học. Số SV hứng thú với bài học chỉ có 16,8%.
Khi trao đổi trực tiếp với giảng viên, nhiều giảng viên khẳng định: Với phương pháp nêu vấn đề, tình trạng sinh viên thụ động, uể oải trong giờ học đã giảm căn bản, nhiều sinh viên đã tích cực tham gia giải quyết tình huống giảng viên đưa ra. Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ dưới đây:
Lớp TS
Rất
hứng thú Hứng thú Bình
thường Ít hứng thú Không hứng thú
% % % % %
ĐC 119 16,8 % 10,1% 24,4 % 22,7% 26,1%
TN 122 48,4 % 31,1 % 9,0 % 7,4% 4,1%
Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ hứng thú học tập của sinh viên lớp thực nghiệm và đối chứng
Ngoài ra, khi trao đổi với giảng viên khác và trên cơ sở quan sát các tiết dạy, tác giả nhận thấy ở các lớp thực nghiệm, thái độ học tập của sinh viên tốt hơn, các em chủ động, tích cực suy nghĩ trao đổi để giải quyết vấn đề dưới vai trò định hướng của giảng viên.
Hai là, vai trò, ý nghĩa của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
Với việc phát phiếu trả lời các câu hỏi về phương pháp nêu vấn đề cho một số lớp tham gia thực nghiệm, số sinh viên trả lời phiếu điều tra là 119 SV. Sau khi điều tra, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
16.8
10.1
24.4 22.7
26.1 48.4
31.1
9 7.4
4.1 0
10 20 30 40 50 60
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Ít bình thường Không hứng thú
TN ĐC
Bảng 3.2. Kết quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở lớp thực nghiệm
TT Câu hỏi Phương án trả lời Số ý
kiến Tỷ lệ
1 Mức độ hiểu bài của sinh viên
Có hiểu bài 78 65,5%
Hiểu ít 21 17,6%
Không hiểu bài 20 16,8%
2
Cảm nhận của sinh viên về giờ học có sử dụng phương pháp nêu vấn đề
Bài học gây hứng thú, sinh động, thoái
mái hơn. 78 65,5%
Bình thường như các giờ học khác 22 18,5%
Không thích giờ học như thế này 19 16,0%
3
Mức độ hứng thú của sinh viên sau giờ học có sử dụng phương pháp nêu vấn đề
Rất chi là hứng thú 26 21,8%
Hứng thú 62 52,1%
Bình thường 14 11,8%
Ít hứng thú 13 13%
Không mấy hứng thú 8 8%
4
Vai trò của phương pháp nêu vấn đề đối với việc hình thành, phát triển kỹ năng của sinh viên
Giúp cho sinh viên lĩnh hội tri thức mới 51 42,9%
Giúp SV ôn tập củng cố được kiến thức 68 57,1%
Giúp SV liên hệ được kiến thức với
thực tế 86 72,3%
Giúp SV phát triển được kỹ năng giải
quyết vấn đề 73 61,3%
Giúp SV phát triển được kỹ năng
phản biện 80 67,2%
Giúp SV phát triển kỹ năng làm việc
nhóm 69 58,0%
Phát huy tính sáng tạo, nhu cầu khám
phá của SV. 75 63,0%
5
Mức độ mong muốn của sinh viên tiếp tục được học phương pháp nêu vấn đề trong môn Công tác quốc phòng, an ninh
Rất muốn 88 73,9%
Bình thường 21 17,6%
Không thích 10 8,4%
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả trên cho thấy, sử dụng phương pháp nêu vấn đề giúp đại đa số sinh viên đều hiểu bài, trên thực tế 65,5% sinh viên đã thừa nhận ý nghĩa đó; sinh viên hứng thú với môn học nhiều hơn thay vì thụ động tiếp nhận kiến thức một chiều (21,8% ý kiến thừa nhận ở mức độ rất hứng thú và 52,1% sinh viên hứng thú với bài học), bài học cũng hấp dẫn hơn, sinh động hơn và giờ học thêm phần sôi nổi, tích cực (65,5%). Mặt khác, qua nêu vấn đề sinh viên cũng nhận thấy một số kỹ năng được hình thành và phát triển như kĩ năng giải quyết vấn đề, phản biện, làm việc nhóm đồng thời phát huy tính sáng tạo, kích thích nhu cầu khám phá, giải quyết vấn đề của sinh viên. Trên thực tế đã có 73,9% ý kiến sinh viên cho rằng rất muốn được tiếp tục được học với phương pháp nêu vấn đề.
Vai trò, ý nghĩa của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh còn được sinh viên lớp thực nghiệm đánh giá cụ thể như sau:
Bảng 3.3. Đánh giá của sinh viên lớp thực nghiệm về ý nghĩa của phương pháp nêu vấn đề trong môn Công tác quốc phòng, an ninh
Ý nghĩa của phương pháp nêu vấn đề TS
Ý kiến SL Tỷ lệ % a. Giúp sinh viên lĩnh hội tri thức mới 119 75 63,0%
b. Giúp sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức 119 42 35,3%
c. Giúp sinh viên khái quát và hệ thống hoá kiến thức 119 63 52,9%
d. Giúp sinh viên liên hệ kiến thức với thực tiễn 119 78 65,5%
e. Giúp sinh viên phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề 119 92 77,3%
g. Giúp sinh viên phát triển kỹ năng phản biện 119 86 72,3%
h. Giúp sinh viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm 119 80 67,2%
i. Phát huy tính sáng tạo, kích thích nhu cầu khám phá,
giải quyết vấn đề của học sinh 119 77 64,7%
k. Ý kiến khác 0 0 0
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Qua bảng số liệu trên cho thấy, ở các lớp thực nghiệm, sinh viên đã đánh giá cao ý nghĩa vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong môn Công tác quốc phòng, an ninh ở một số bình diện sau: Giúp sinh viên liên hệ kiến thức với thực tiễn (65,5%); Giúp sinh viên phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề (77,3%); Giúp sinh viên phát triển kỹ năng phản biện (72,3%); Phát huy tính sáng tạo, kích thích nhu cầu khám phá, giải quyết vấn đề của sinh viên (64,7%).
Điều này cũng thống nhất với nhận xét của giảng viên khi chúng tôi trao đổi trực tiếp. Nhiều giảng viên đánh giá: Sinh viên đã tự tin đưa ra cách giải quyết vấn đề trước những tình huống giảng viên đưa ra; kỹ năng trình bày rõ ràng, mạch lạc và logic; nhiều sinh viên mạnh dạn, tự tin khi tham gia tranh luận. Điều này góp phần phát triển kỹ năng phản biện, nhất là kỹ năng nhận diện, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch về các vấn đề thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh trong phạm vi bài học. Qua thảo luận để giải quyết vấn đề do giảng viên đưa ra, sinh viên cũng được rèn luyện và trải nghiệm cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác để làm cho vốn kiến thức của mình phong phú hơn.
Ba là, kết quả kiểm tra của sinh viên sau thực nghiệm
Để đánh giá mức độ nhận thức và các năng lực của sinh viên sau khi thực nghiệm dạy học 3 giáo án được thiết kế có sử dụng phương pháp nêu vấn đề là chủ đạo, chúng tôi đã tiến hành coi, chấm bài kiểm tra ở các lớp TN và lớp ĐC.
Với quy ước tính điểm của Trung tâm:
Không đạt Trung bình Khá Giỏi
Dưới 5 điểm Từ 5 -> 6,9 điểm Từ 7 -> 7,9 điểm Từ 8 điểm trở lên