7. Kết cấu của đề tài
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng
Một là, thống nhất nhận thức của Ban lãnh đạo Trung tâm, các phòng ban chức năng và giảng viên về tính tất yếu đổi mới phương pháp dạy học.
Để nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, sự thống nhất về nhận thức của các chủ thể là điều hết sức cần thiết. Đây là cơ sở để dẫn đến những thay đổi trong tư duy, trong cách thức, phương pháp giảng dạy của giảng viên. Đây cũng là tiền đề để dẫn đến những quyết sách nhằm thay đổi phương pháp giảng dạy nặng về thuyết trình, chú trọng trang bị tri thức, chưa quan tâm thỏa đáng đến phát triển năng lực người học vốn đã tồn tại lâu nay và trở thành thói quen của phần lớn giảng viên. Không khắc phục được điều này thì chất lượng giảng dạy của giảng viên khó có thể được đảm bảo theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện.
Yêu cầu này khách quan đòi hỏi Ban lãnh đạo Trung tâm, các phòng ban chức năng và giảng viên cần xác định đổi mới phương pháp dạy học là hoạt động trọng tâm trong kế hoạch chuyên môn của Trung tâm. Cần thường xuyên tổ chức các đợt thi đua, các phong trào giảng viên đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát triển năng lực người học. Khi thực hiện giải pháp này, Trung tâm cần có chính sách khen thưởng kịp thời với những tổ/nhóm làm tốt hoặc trách phạt đối với những giảng viên thực hiện theo kiểu hình thức, lấy lệ. Có như vậy, việc dạy học theo phương pháp nêu vấn đề mới trở thành thói quen, trở thành nhu cầu của giảng viên và sinh viên khi tiếp cận môn Công tác quốc phòng, an ninh vốn trừu tượng và mang tính khái quát hóa cao. Tránh tình trạng chỉ phát động đổi mới phương pháp dạy học trong các đợt thao giảng, hội thi, hội giảng mà thiếu quyết tâm, thiếu biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học mang tính thường xuyên, liên tục.
Hai là, phát huy tính tích cực của giảng viên trong vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
Việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học không chỉ chú ý đến việc tích cực hoá người học về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện cho họ những năng lực giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn, những tình huống nghề nghiệp. Do đó, khi tổ chức các hoạt động giảng dạy giảng viên cần luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng phong phú, đa dạng các hình thức dạy học để tạo hứng thú và phát huy tính chủ động, tích cực cho sinh viên.
Ba là, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên
Trên thực tế, môn Công tác quốc phòng, an ninh có vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình hình thành ý thức chính trị, giáo dục lập trường và hình thành, phát triển năng lực nhận diện, đánh giá quan điểm, hành vi liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh - một trong những lĩnh vực quan trọng của đất nước. Với đặc điểm này, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và giúp sinh viên yêu thích môn học vấn đề quan trọng cần được đặt ra là giảng viên phải tâm huyết, yêu nghề, không ngừng trau dồi chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học. Do đó cần tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kỹ năng sư
phạm cho giảng viên dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm theo hướng chú trọng bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng.
Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cần đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kỹ năng sư phạm nhất là kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực người học cho giảng viên dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm.
Bốn là, thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tạo điều kiện, môi trường và động lực cho giảng viên tích cực vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Để đáp ứng yêu cầu môn học Công tác quốc phòng, an ninh theo phương pháp dạy học nêu vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác, Trung tâm cần ưu tiên đầu tư, nâng cấp hệ thống các phòng học, bàn ghế, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học.
Trung tâm cần có văn bản quy định về việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy và đưa vào tiêu chí đánh giá giờ giảng, từ đó tạo điều kiện khuyến khích giảng viên cải tiến phương pháp trong giảng dạy.
Trung tâm cần thực hiện tốt các chế độ chính sách cho giảng viên và sinh viên; chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giảng viên đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng.
Ban Giám đốc Trung tâm, các phòng ban chức năng và Khoa giáo viên cần phối kết hợp trong việc tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc thực hiện tốt nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác của giảng viên và sinh viên trong học tập. Chú trọng công tác thanh, kiểm tra giáo án đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, tạo điều kiện giúp đỡ giảng viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng đào tạo.
Phòng Đào tạo cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của Trung tâm để xây dựng các quy định mang tính cụ thể và phân cấp quản lý cho tổ hoặc nhóm chuyên môn để quản lý có hiệu quả nề nếp và chất lượng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên.
Kết luận chương 3
Qua việc thực nghiệm vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh, chúng tôi nhận thấy: Phương pháp này có nhiều ưu thế nhưng cũng có nhiều khó khăn, trở ngại khi vận dụng vào thực tiễn dạy học ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Nhìn chung, phương pháp nêu vấn đề đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu môn học cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy giảng viên và sinh viên đều gặp một số khó khăn và trở ngại nhất định. Những hạn chế đó cần được khắc phục bằng một hệ giải pháp từ việc nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò , ý nghĩa của phương pháp nêu vấn đề, từ việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học đến việc thay đổi tận gốc cách nghĩ, cách làm, cách vận dụng phương pháp nêu vấn đề theo hướng chú trọng năng lực của sinh viên.
Mặc dù còn những khó khăn và trở ngại nhất định khi tiến hành thực nghiệm nhưng kết quả thực nghiệm đã phần nào chứng minh được sự phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.