Tổ chức đổi mới hoạt động công tác công khai tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ở các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở tại quận sơn trà, thành phố đà nẵng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tài chính tại các trường trung học cơ sở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

3.2.4. Tổ chức đổi mới hoạt động công tác công khai tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ở các trường trung học cơ sở

* Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này nhằm đảm bảo tính minh bạch, hợp lý, hợp pháp trong quản lý hoạt động thu - chi của nhà trường.

* Nội dung của biện pháp

Đổi mới công tác công khai tài chính về nội dung, hình thức và thời điểm công khai. Đổi mới, rà soát lại việc xây dựng QCCTNB, theo đ , nh ng quy định nào không còn phù hợp thì c n thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế tại trường và diễn biến kinh tế tài chính trên thị trường nhằm đảm bảo tốt nhất việc sử dụng nguồn tài chính hiệu quả.

Từng trường phải xây dựng QCCTNB phù hợp.

* Tổ chức thực hiện

Phòng GD&ĐT tăng cường ch đạo các trường:

Mỗi trường c n xây dựng một quy chế công khai tài chính dựa vào Quy chế công khai tài chính được Ban hành kèm theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo để dựa vào đ thực hiện. Trong quy chế công khai tài chính c n quy định rõ nội dung công khai, hình thức công khai và thời điểm công khai việc thu và sử dụng các nguồn NSNN và ngoài NSNN cấp đảm bảo yêu c u chính xác.

Trong đ , Hiệu trưởng c n quy định rõ nội dung công khai bao gồm công khai căn cứ thu, mục đích thu, đối tượng thu, mức thu; công khai mức chi bao gồm căn cứ chi, mức chi, mục đích chi, đối tượng chi.

Về hình thức công khai, nên có nhiều hình thức công khai tài chính như niêm yết tại bảng thông báo của nhà trường trên trang thông tin điện tử; công bố trong hội nghị công chức, viên chức và công khai các khoản thu, khoản chi liên quan đến HS cho CMHS.

Về thời điểm công khai, các trường nên chọn thời điểm khi kết th c năm học vào tháng 6 (công khai các nội dung chi) và đ u năm học mới vào tháng 9 hàng năm (công

khai các nội dung thu).

Xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ để thực thi quyền tự chủ tài chính c n đảm bảo chi tiết và công khai. Các nguồn thu c n được chi tiết mức thu, nội dung thu; chi tiết các khoản chi bao gồm mức chi và nội dung chi; chi tiết mục tiêu và tiêu chuẩn phân phối nguồn tài chính và các quy trình, thủ tục kiểm tra, giám sát…Quan trọng hơn trong quy chế chi tiêu nội bộ là đề ra được các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, và ác định trách nhiệm của các tập thể và cá nhân đối với công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính. Ch khi quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng thật khoa học và hợp lý thì mới c cơ sở để chi một cách công khai và minh bạch. Việc chi tiêu trong nhà truờng phải được tính toán thật kỹ và phải tuân theo một số yêu c u nhất định:

- Hiệu trưởng nắm v ng chế độ thu - chi và tình hình dự toán đ được duyệt để có quyết định sáng suốt, linh động vừa đảm bảo chấp hành dự toán vừa đạt yêu c u nhà trường. Sử dụng minh bạch các nguồn kinh phí, không lẫn lộn gi a các nguồn.

- Các nội dung chi phải được cụ thể hóa và tuân thủ các nguyên tắc, định mức đ được xây dựng ở quy chế chi tiêu nội bộ trong trường hợp, quá trình triển khai thực hiện nếu thấy một số nội dung không còn phù hợp thì có sự điều ch nh kịp thời; tuy nhiên việc điều ch nh quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc có sự bàn bạc và thống nhất cao trong Ban giám hiệu, có sự đồng thuận nhất trí của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường và được thông qua tại Hội nghị Công chức- viên chức hằng năm.

- Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải đạt hiệu quả cao, vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính lâu dài, vừa đem lại lợi ích cá nhân vừa có lợi ích cho tập thể.

C hướng dẫn thực hiện quy trình và nội dung quy chế chi tiêu nội bộ cụ thể:

+ Mục đích xây dựng quy chế

Tạo quyền chủ động (tự chủ, tự chịu trách nhiệm) về chi tiêu cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; chủ động trong quản lí sử dụng lao động và chi tiêu nguồn lực tài chính; sử dụng tài sản công đ ng mục đích và c hiệu quả.

Đảm bảo công bằng chi tiêu trong đơn vị. Sử dụng kinh phí tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu, sử dụng đ ng mục đích, đạt hiệu quả.

àm căn cứ để Hiệu trưởng quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong nhà trường;

đồng thời làm căn cứ để các cơ quan chức năng cấp trên và Kho bạc kiểm soát.

Nâng cao hiệu suất lao động đối với CB, GV, NV góp ph n tăng thu nhập cho người lao động trong nhà trường.

+ Nội dung QCCTNB và các bước xây dựng QCCTNB

Nội dung QCCTNB bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong toàn trường, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.

Các bước xây dựng QCCTNB là: Chuẩn bị và xây dựng dự thảo; thảo luận và lấy ý kiến nội bộ nhà trường; phê duyệt và báo cáo cấp trên.

+ Nguyên tắc để xây dựng QCCTNB

Đối với các trường do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, quy định mức chi không vượt quá mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; mọi chi tiêu phải đảm bảo c đ y đủ h a đơn và chứng từ hợp pháp, hợp lệ.

Phải phù hợp với hoạt động đ c thù của nhà trường; phải đảm bảo cho nhà trường và CB, GV, NV hoàn thành nhiệm vụ được giao; phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường; thực hiện dân chủ, công khai minh bạch các nguồn thu, chi theo quy định của pháp luật. Phải có ý kiến tham gia của tổ chức Công đoàn nhà trường.

Đảm bảo chế độ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Căn cứ xây dựng QCCTNB

Dựa vào dự toán thu - chi ngân sách được Phòng TC-KH và Phòng GD&ĐT giao và phê duyệt; ch tiêu học sinh và biên chế đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên được Phòng GD&ĐT giao hàng năm.

Dựa vào các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ được giao trong năm quy định sử dụng tài sản công của nhà trường; tình hình thực hiện qua các năm về chi tiêu kinh phí quản lý hành chính và sử dụng tài sản tại nhà trường.

Quy định chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011của Bộ GD&ĐT.

+ Quy định về các khoản chi tiêu nội bộ

Các nội dung chi tiêu quản lý hành chính áp dụng theo quy chế chi tiêu nội bộ gồm:

Các khoản chi thanh toán cá nhân:

Đối với CB, GV, NV: như tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...

Đối với học sinh: chi học bổng hàng tháng; trang bị đồ dùng sinh hoạt cá nhân;

học phẩm, sách giáo khoa....

Chi thanh toán dịch vụ công cộng; chi phí thuê mướn, vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc.

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn; chi hội nghị, công tác phí, tiếp khách…

Chi các khoản chi đặc thù của ngành theo quy định của các cấp có thẩm quyền Mua sắm trang thiết bị, phương tiện vật tư (nhỏ); sửa chữa TSCĐ

Thu, chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định.

Các nội dung kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ gồm:

Kinh phí sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được.

Vốn thuộc các dự án; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do cơ quan có thẩm quyền giao.

Kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng, phụ cấp cho các tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan theo quy định; kinh phí thực hiện chương trình MTQG.

Kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế, đào tạo cán bộ công chức, nghiên cứu khoa học, vốn đầu tư XDCB theo dự án được duyệt.

Việc sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được: căn cứ vào kinh phí tiết kiệm được của năm trước chuyển sang (nếu có) và số tiết kiệm được trong năm, Hiệu trưởng thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường quyết định việc chi trả thu nhập tăng thêm cho CB, GV, NV nhà trường (cũng c thể thống nhất việc chi phúc lợi tập thể; trợ cấp kh khăn cho cán bộ, giáo viên nhà trường chi tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường…).

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở tại quận sơn trà, thành phố đà nẵng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)