CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG MẦM NON
1.3. Lý luận về hoạt động của tổ chuyên môn trường mầm non
Về lý luận, tổ chuyên môn đóng một vai trò khá lớn trong công tác dạy và học của nhà trường:
Theo điều lệ trường mầm non, tổ chuyên môn có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên
- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
Trong trường mầm non vai trò của tổ chuyên môn thể hiện rõ:
* Quản lý giảng dạy của giáo viên
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...) [12]
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá...
- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định).
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...);
- Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết/giáo viên/năm học);
- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên... Việc này đỏi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viên của mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công).
* Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục của học sinh
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).
- Nắm được kết quả, tiến trình phát triển của trẻ để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học hiệu quả.
Vì vậy, để hoạt động tổ chuyên môn diễn ra suôn sẻ và ngày càng tiến bộ thì ta không thể không nhìn nhận đến vai trò của hoạt động chuyên môn.
* Sự khác nhau giữa trường mầm non công lập và tư thục
Học tại trường mầm non công lập, đây là sự lựa chọn cho rất nhiều hộ gia đình có mức kinh tế khá và trung bình, bởi lẽ học phí của trường công lập được nhà nước hỗ trợ một phần, và khi bé muốn học thêm năng khiếu nào thì chỉ cần nộp thêm số lớp năng khiếu tham gia. Và một ưu điểm mà trẻ học ở trường mầm non công lập là chương trình học là chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, nên bé được phát triển một cách cơ bản nhất. Và có thể chắc chắn chương trình theo học của trẻ sẽ được đội ngũ giáo viên thực hiện đầy đủ bởi mỗi năm bộ thanh tra của sở sẽ về
thực hiện kiểm tra chất lượng đào tạo và chất lượng học sinh tại mỗi lớp học. Một điểm cộng nữa cho những người lựa chọn trường mầm non công lập cho trẻ theo học
là đội ngũ giáo viên trong trường đều là người học theo chuyên môn nghiệp vụ sư phạm và được cấp biên chế của giáo dục, thêm nữa các cô giáo rất yêu thương và quý mến các em học sinh, có khả năng quan sát, quan tâm đặc biệt với những bé có hoàn cành đặc biệt.
Còn học tại các trường mầm non tự thục, trẻ sẽ được tham gia lớp học với số lượng học viên không quá đông đúc, bởi học phí của trường hơi cao, một lớp số lượng học viên chỉ bằng một nửa số học sinh tại các trường công lập vì thế mà khoảng thời gian cô giáo quan tâm đến một bạn cũng sẽ nhiều hơn. Và khi bé được học tập trong một không gian rộng rãi thoáng mát với đầy đủ các trang thiết bị thì bé dễ dàng phát triển hơn cả về thể chất và tinh thần, bé dễ hòa đồng và tự tin hơn. Khuôn viên trường học sẽ thoáng mát và được đầu tư trang trí thông minh, giúp tăng khả năng tưởng tượng của trẻ.
Với trường mầm non tư thục thì ba mẹ có thể sắp xếp công việc một cách ổn thỏa và làm ca hành chính yên tâm khi con được đưa lên lớp gửi muốn có cô giáo trong non cẩn thận, nếu như thực sự bận rộn trong công việc thì phụ huynh hoàn toàn có thể đăng ký thêm dịch vụ đưa đón con trẻ tại nhà để càng yên tâm hơn khi làm việc.
1.3.2. Nội dung hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non
Căn cứ vào qui định của Điều lệ Trường mầm non về nhiệm vụ của TCM và của TTCM có thể xác định các nội dung hoạt động TCM ở trường mầm non gồm [15]:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động của tổ (KH năm học, KH tháng, KH tuần; KH dạy học, KH thao giảng, KH kiểm tra; KH bồi dưỡng đội ngũ, sinh hoạt chuyên đề, KH thực tế, giao lưu học hỏi…); hướng dẫn giáo viên xây dựng các Kế hoạch cá nhân tương ứng với nhiệm vụ của họ
- Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục: Quản lý thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục theo qui định; quản lý việc soạn bài của GV, quản lý việc dạy học trên lớp, quản lý việc kiểm tra đánh giá trẻ, công tác ngoại khóa, phối hợp quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quản lý hồ sơ chuyên môn…
- Xây dựng và phát triển đội ngũ: Phân công giảng dạy, chủ nhiệm lớp, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV: bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì, bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng qua thăm lớp, dự giờ, qua hội giảng, qua tổ chức giao lưu, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, qua tự học; tham gia kiểm tra đánh giá xếp loại GV hàng năm theo qui định, tham mưu trong thực hiện chế độ chính sách cho GV.
- Thực hiện công tác tham mưu, phối hợp các hoạt động: Tham mưu với ban giám hiệu trong tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học giáo dục; phối hợp với các
TCM khác, với giáo viên chủ nhiệm, với đoàn thể, với CMHS và cộng đồng… trong giáo dục HS và huy động nguồn lực phát triển nhà trường
- Quản lý cơ sở vật chất tài sản của TCM…
- Tham gia các hoạt động chung của nhà trường: các hoạt động ngày hội ngày lễ, công tác xã hội hoá, công tác đoàn thể, các phong trào thi đua….
- Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và GV trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác GV, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công GV hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho GV trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên.
- Tham mưu cho Hiệu trưởng để có những quyết định chính xác, kịp thời; bố trí, sắp xếp công việc, kế hoạch rõ ràng, hợp lý trong điều hành các hoạt động của nhà trường. Công tác tham mưu của TTCM cần tập trung vào một số nội dung cụ thể sau đây:
- Tham gia góp ý xây dựng các kế hoạch của nhà trường như: KH phát triển, tuyển sinh, dạy học; KH đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV; KH xây dựng cơ sở vật chất, các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhà trường và các hoạt động khác trong năm học; chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường;
các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.
- Tham gia góp ý xây dựng các nội dung, biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm.Tổ trưởng CM góp ý cụ thể các nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí
của công tác thi đua của GV và HS như: Bảng điểm thi đua của GV, bảng điểm thi đua của các lớp hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học.
- Tham gia góp ý xây dựng lề lối làm việc, các nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị, cụ thể là nghị quyết cán bộ - viên chức năm học, quy chế thực hiện dân chủ của nhà trường, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế thực hiện công khai… nhằm bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện thành công nhiệm vụ năm học của nhà trường.
- Tư vấn, phản biện chính xác giúp Hiệu trưởng chỉ đạo hiệu quả hơn, sâu sát hơn, hoặc kịp thời điều chỉnh các quyết định đã ban hành chỉ đạo hoạt động dạy và học cho phù hợp với điều kiện thực tế và các qui định trong việc thực hiện CT, nội dung, PPDH bộ môn, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục khác, thời gian tiến hành phù
hợp với mục tiêu đề ra…như: tổ chức hoạt động chuyên đề ở TCM; các hoạt động giáo dục ngoại khóa. Bên cạnh đó, TTCM còn phải thực hiện đúng, đủ các yêu cầu của
công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học theo sự chỉ đạo, phân công của Hiệu trưởng.
- Xây dựng phương án và trực tiếp thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong tổ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của TCM nói riêng và chất lượng giảng dạy của nhà trường nói chung. Tổ trưởng CM đề nghị chính xác người cần được bồi dưỡng thành GV giỏi, GV yếu cần được kèm cặp, cụ thể:
+ Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể, chi tiết, có nghĩa là phải trả lời được các câu hỏi: Ai tham gia? Ai phụ trách? Nội dung bồi dưỡng/ kèm cặp? Thời gian – thời điểm? Biện pháp thực hiện? Dự báo kết quả?
+ Đề xuất nhân sự để xây dựng cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, sắp xếp công việc của TCM đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa trong các hoạt động của nhà trường + Trong trường hợp cần thiết có thể đề nghị lãnh đạo giải quyết những “vướng mắc” kịp thời như: mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động dạy học; hoặc điều chỉnh kế hoạch phân công khi cần thiết. Tham mưu cho Hiệu trưởng về
công tác phân công giáo viên với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TTCM, trên cơ sở nghiên cứu cẩn thận, đầy đủ các nguồn thông tin cơ bản trên kết hợp với kinh nghiệm của bản thân qua thực tiễn công tác, TTCM nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan về từng GV trong tổ để có cơ sở phân công hợp lý.
1.3.3. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn trường mầm non
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động khác.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ.
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên
- Tổ chuyên môn sinh họat định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
1.3.4. Hoạt động của tổ chuyên môn trường mầm non 1.3.4.1. Hoạt động tổ chuyên môn
Hoạt động của tổ chuyên môn là những hoạt động xây dựng kế hoạch chung của tổ. Những hoạt động cụ thể có thể nêu ra là: giúp tổ viên xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác, tổ chức học tập và trao đổi kinh nghiệm. Tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho mỗi cá nhân, tham gia kiểm tra và đánh giá chất lượng hiệu quả công việc của các tổ viên. Đề xuất khen thưởng và kỷ luật đối với tổ viên.
1.3.4.2. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non
Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường mầm non là hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ theo độ tuổi. Hoạt động chuyên môn là hoạt động quan trọng nhất trong các trường mầm non. Hoạt động này có vai trò quyết định đến chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ của nhà trường. Hoạt động của tổ chuyên môn phải bám sát nội dung chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và của nhà trường (Quy chế chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo từng măm).
Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì việc tập trung đẩy mạnh chất lượng của tổ chuyên môn là một hoạt động cần được chú trọng. Chúng ta nên khuyến khích vận dụng sự sáng tạo, linh hoạt để phù hợp với điều kiện, tình hình học sinh ở từng địa phương tuy nhiên vẫn cần phải tuân thủ nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.3.5. Vai trò của tổ chuyên môn trường mầm non
Về lý luận, tổ chuyên môn đóng một vai trò khá lớn trong công tác dạy và học của nhà trường: Theo điều lệ trường mầm non, tổ chuyên môn có nhiệm vụ [5]:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
Ngoài ra, trong tổ chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn là người giữ vai trò quan trọng nhất, là người giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS trong khối lớp phụ trách. Vậy người Tổ trưởng chuyên môn phải có những tố chất, những yêu cầu gì để đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục hội nhập hiện nay?
+ Tổ trưởng chuyên môn là người có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng
Tổ trưởng chuyên môn trước hết là một cán bộ quản lý trong nhà trường, nên điều kiện tiên quyết là phải có năng lực quản lý, tức là có khả năng hoạch định các mục tiêu, xây dựng kế hoạch cũng như tiên liệu tất cả những khó khăn có thể xảy ra để tìm ra phương án giải quyết. Hơn nữa, vì đặc thù quản lý các công việc chuyên môn, nên TTCM phải là người có năng lực chuyên môn vững vàng. Điều này, thực sự quan trọng vì để có được năng lực đó đòi hỏi người TTCM đó phải có quá trình tự học tập, rèn luyện và trau dồi, và thông qua quá trình này mới cho TTCM kinh nghiệm, khả năng phán đoán năng lực chuyên môn của tổ viên một cách chính xác nhất.
+ Tổ trưởng chuyên môn phải là người vừa có tâm, vừa có tầm
Người được giao trọng trách làm TTCM vừa phải là người có “tâm”, vừa phải là người có “tầm”. Có “tầm” ở chỗ, TTCM phải nhìn ra năng lực của tổ viên, phải có khả năng dùng người, phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò mỗi giáo viên trong tổ. Ví dụ, người có kiến thức chuyên sâu thì có thể giao các công việc bồi dưỡng đội tuyển HSG trong khi người chỉ nắm vững kiến thức căn bản, khả năng truyền thụ tốt có thể giao cho mảng ôn thi tốt nghiệp. Những đồng chí nào ham mê sáng tạo, thực hành có thể giao cho công tác hướng dẫn khoa học kĩ thuật , hay có khả năng tìm kiếm thông tin, thuyết trình thì có thể phụ trách mảng hướng nghiệp……Có thể nói, TTCM sẽ là chuyên gia tư vấn tin cậy nhất cho hiệu trưởng trong công tác dùng người. Tuy nhiên, TTCM rất cần là người có tâm, chỉ khi nào
“tâm sáng, lòng trong”, xét công việc dựa trên năng lực thực sự, dựa trên tình cảm chân thành thì mới thu được thành công [27]
+ Có khả năng kết nối, khích lệ, động viên anh em làm việc
Có thể nói, TTCM là người anh cả, là người kết nối các thành viên trong tổ.
TTCM là người theo sát từng hoàn cảnh anh chị em, có biện pháp giúp đỡ khi tổ viên gặp khó khăn. TTCM biết xây dựng môi trường thân thiện trong trường học, tạo sự đồng thuận nhất trí cao với các công việc trong tổ. Bên cạnh đó, TTCM cũng phải là người biết khơi gợi lòng đam mê giảng dạy, học tập, trau dồi kiến thức, là người biết truyền và giữ ngọn lửa nhiệt tình trong công tác trồng người tới tổ viên.
+ Có khả năng tiên phong đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục
Trong điều kiện giáo dục hiện nay, để bắt kịp các yêu cầu của thời đại, đổi mới phương pháp giáo dục là điều tất yếu. Hoạt động sinh hoạt chuyên môn hầu hết ở các trường học hiện nay vẫn mang nặng yếu tố hình thức, các buổi giảng dạy dự giờ chủ