Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non quận ngũ hành sơn thành phố đà nẵng (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG MẦM NON

1.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường mầm non

1.4.1. Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm học - Xây dựng kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động của một tổ chức. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng xây dựng kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý. Nếu không có kế hoạch thì tổ chức sẽ dễ bị lệch phương hướng, nhà quản lý sẽ khó khai thác được nguồn lực và xác định được các tiềm lực khác một cách hiệu quả. Không có kế hoạch nhà quản lý sẽ khó đạt được mục tiêu dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá kết quả công việc [31].

- Xây dựng kế hoạch là điều kiện cần thiết cho việc xác định mục tiêu của TCM.

Nó có vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và làm căn cứ để kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường của TCM cũng như của các cá nhân. TTCM xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn cụ thể theo tuần, tháng, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ.

- Để TTCM lập được kế hoạch đáp ứng với mục tiêu chung, sát với tình hình thực tế của nhà trường thì HT cần :

+ Bồi dưỡng cho TTCM về cách xây dựng kế hoạch, các thể thức văn bản, nội dung trong xây dựng kế hoạch.

+ Chuẩn hóa các biểu mẫu xây dựng kế hoạch

+ Đánh giá bản kế hoạch được xây dựng có phù hợp, có khả thi sát với mục tiêu

chung cũng như điều kiện thực tế của địa phương, trường, lớp.

+ Ký duyệt kế hoạch và cho ban hành trong nội bộ TCM

- Tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, bồi dưỡng thường xuyên… để vận dụng vào công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.

- Xây dựng ý thức tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực giảng dạy.

- TTCM Cùng với Hiệu trưởng triển khai và giám sát nhiệm vụ năm học trong từng lĩnh vực hoạt động của giáo viên.

- TTCM Tham mưu với nhà trường để biên chế và sắp xếp giáo viên đúng người, đúng việc, đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ.

- Phân công giáo viên lâu năm, có chuyên môn vững bồi dưỡng giáo viên mới và giáo viên hạn chế chuyên môn.

1.4.2. Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao nâng lực của các thành viên trong nhà trường góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đó. Chính vì vậy, hằng năm nhà trường, TCM phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ [6].

BGH có kế hoạch xây dựng chuyên môn cụ thể cho việc thực hiện chương trình GDMN đồng thời có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên bằng nhiều hình thức chủ yếu là qua thăm lớp dự giờ, đánh giá nhận xét. Tổ chức thảo luận vào kỳ sinh hoạt chuyên môn.

Tăng cường bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, đạo đức nhà giáo, chuyên môn nghiệp vụ, tin học cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất, yêu thương trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc. Phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng về mọi mặt, để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ , có tinh thần kỷ luật, có ý thức trách nhiệm, không có cán bộ, giáo viên nhân viên, vi phạm đạo đức nhà giáo.

Giới thiệu TTCM tham dự nhiều hoạt động thực tiễn ngoài nhà trường trên các lĩnh vực quản lý xã hội, đặc biệt các hoạt động mang tính chất QLGD tại các cơ sở giáo dục.

1.4.3. Quản lý việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của giáo viên - 100% giáo viên sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng, đồ chơi nhà trường cấp phát, tham gia làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa, dự thi các cấp.

- Phối kết hợp với Hiệu trường tham mưu với các ban ngành bổ sung cấp phát các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trường.

- Vận động phụ huynh, CBGV, NV ủng hộ kinh phí để mua sắm trang thiết bị dạy học, ngày công xây dựng vườn hoa.

- Tăng cường công tác tự làm đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp đẹp, hấp dẫn phù hợp chủ đề, thân thiện gần gũi với trẻ. Tận dụng những vật liệu thiên nhiên sẳn có ở địa phương, vật liệu phế thải từ gia đình để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động.

1.4.4. Quản lý hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ - 100% CBGV, NV được kiểm tra định kỳ và đột xuất.

- 56% GV được kiểm tra nội bộ trong năm.

- Kiểm tra hồ sơ sổ sách 1 tháng/lần.

- Thao giảng 5 tiết/năm. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn mới theo định kỳ và theo cụm.

- Đánh giá chất lượng trẻ cuối năm.

- Theo dõi, đánh giá sự phát triển cá nhân trẻ 5 tuổi 2 đợt/ năm.

- Dự giờ giáo viên tuần 2 tiết/tháng/năm.

- Kiểm tra chuyên đề 100% giáo viên.

- 100% giáo viên tham gia tích cực các hội thi của trường cũng như của ngành tổ chức.

- Tham mưu với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong nhà trường.

- Tổ chức dự giờ, thao giảng, chuyên đề, thanh tra, kiểm tra thường xuyên để nâng cao tay nghề cho giáo viên.

- Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm cho các đợt thanh tra, kiểm tra.

- Phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi trong năm học.

- Tổ chức đánh giá thi đua theo tháng, theo học kỳ, xếp loại cuối năm.

- Xây dựng bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển cá nhân trẻ 5 tuổi 2 đợt.

- Tập trung xây dựng nề nếp, kỷ cương trong công tác chuyên môn, kiên quyết xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm quy chế chuyên môn.

1.4.5. Quản lý công tác đánh giá, xếp loại giáo viên Theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non:

- Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22-1- 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

- Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Quyết

định số 02 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 22-1- 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tổ chức thực hiện:

Điều 11. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo

1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non hằng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non của địa phương.

Điều 12. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo

1. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non hàng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về sở giáo dục và đào tạo.

2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, tham mưu với uỷ ban nhân dân quận, huyện xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non của địa phương; đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.

Điều 13. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường

1. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên mầm non, tự đánh giá và tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên theo quy định của văn bản này và báo cáo kết quả thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.

2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với phòng giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương để có các biện pháp quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên mầm non của trường.

1.4.6. Quản lý công tác khen thưởng, kỷ luật giáo viên

Theo thông tư số: 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/ 5/ 2009 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường MN. TCM của nhà trường được đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định, nếu:

- Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;

- Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác;

- Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày về cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường mầm non gồm các nội dung chính về lý luận về hoạt động của tổ chuyên môn trường mầm non và quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường mầm non.

Trên cơ sở phân tích các khái niệm về: quản lý, QLGD, TCM, các hoạt động của TCM, quản lý hoạt động TCM, chúng ta thấy rằng quản lý hoạt động TCM là nội dung rất quan trọng ở các trường mầm non.

Trong quản lý các hoạt động TCM cần chú trọng quản lý các yếu tố cơ bản như:

quản lý xây dựng kế hoạch, quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên, quản lý việc sử dụng đồ dùng đồ chơi, các thiết bị giáo dục của giáo viên, quản lý hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ, quản lý công tác đánh giá, xếp loại giáo viên, quản lý công tác khen thưởng, ký luật.

Trong công tác quản lý, người HT có vai trò hết sức quan trọng, chỉ đạo hoạt động của TCM, thông qua TTCM và tập thể giáo viên để thực hiện nhiệm vụ năm học, thúc đẩy các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục chăm sóc nuôi dạy trẻ tại trường mầm non. Đây là vấn đề cốt lõi cần nắm vững để định hướng cho công tác nghiêm cứu tìm hiểu về thực trạng quản lý hoạt động TCM ở chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non quận ngũ hành sơn thành phố đà nẵng (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)