CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn
Bên cạnh đó thì quản lý công tác kỷ luật còn chưa được nghiêm minh, hình thức kỷ luật đã được giảm nhẹ hơn. Chính vì thế còn chưa nâng cao tinh thần tự giác của giáo viên trong trường, một bộ phận giáo viên còn xem nhẹ, ỷ lại cho người khác, lười vận động, sáng tạo trog các phong trào thi đua.
Để có một tập thể tiên tiến, vững mạnh hơn nữa thì CBQL phải thực hiện công tác quản lý một cách nghiê túc hơn nữa. Khen thưởng, kỷ luật kịp thời và phù hợp đối với kết quả, việc làm cuả toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong toàn trường.
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn
Qua điều tra ở một số trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn chúng tôi thấy việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non trong quận đã đạt được những mặt mạnh và có những mặt yếu sau đây:
2.5.1. Mặt mạnh
Nhà trường đã xây dựng được một nề nếp chuyên môn tương đối có quy củ, tập thể sư phạm của nhà trường hầu hết có tinh thần tự giác chấp hành tốt các quy chế chuyên môn của trường, ngành đề ra.
- Về chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên, do những biện pháp quản lý tương đối phù hợp nên đã có những kết quả nhất định: Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục.
- Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên: Đội ngũ giáo viên của nhà trường tích cực tham gia vào việc đổi mới phương pháp dạy học học theo quan điểm
“Lấy trẻ làm trung tâm”. Năm học 2016-2017, trường có 100% trẻ được đánh giá đạt yêu cầu theo đề khảo sát của Phòng giáo dục, tỷ lệ trẻ đạt tốt đạt khá đạt đạt hơn 80%, tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non là 100%.
- Công tác sinh hoạt của tổ chuyên môn được duy trì đều đặn theo định kỳ.
- Đội ngũ giáo viên nhà trường tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn đã đi vào nề nếp hàng năm trước khi bước vào năm học mới, đã chú ý đến tính thiết thực của nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn trong các nhà trường đã bước đầu có sự cải tiến, nội dung và hình thức sinh hoạt cũng thay đổi phong phú hơn.
Trong quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non luôn bám sát mục tiêu của Đảng, nhà nước và của ngành về giáo dục màm non.
Hoạt động chuyên môn trong các nhà trường luôn bám sát nội dung
chương trình được phân phối theo các độ tuổi. Quy trình chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc theo phân phối chương trình.
Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên đã chuyển biến tích cực.
Phong trào đổi mới hình thức tổ chức dạy học ở các trường mầm non rất sôi nổi và đã
đạt được một số kết quả nhất định làm cho chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao.
Quản lý sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ trong các nhà trường đã có nhiều tiến bộ.
2.5.2. Mặt yếu
Bên cạnh đó còn có một số hạn chế bộc lộ qua khảo sát thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn: Việc kiểm tra kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn còn chưa linh hoạt, một số đồng chí Hiệu trưởng còn chưa mạnh dạn giao việc, ủy quyền cho cán bộ cấp dưới.
Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch TCM có nơi, có lúc còn hạn chế. Phân công, phân nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động chưa thật sự có hiệu quả như mong muốn.
Chưa xây dựng được chiến lược lâu dài trong công tác quản lý TCM của nhà trường. Kế hoạch quản lý TCM của nhà trường chưa thật chi tiết, chưa thật đầy đủ để có thể thực hiện nghiêm túc có hiệu quả cao.
Công tác quản lý của Hiệu trưởng về việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại và đồ dùng dạy học truyền thống của tổ chuyên môn chưa hiệu quả, do vậy giáo viên vẫn còn tình trạng dạy chay, ngại sử dụng đồ dung dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, ở một bộ phận giáo viên vẫn còn tình trạng dạy chay, không có đồ dùng dạy học, các hình thức tổ chức dạy học còn nghèo nàn
không gây được hứng thú ở trẻ, không khuyến khích được trẻ tham gia hoạt động.
- Căn cứ các kết quả nhà trường đạt được khá khiêm tốn trong năm học 2016 - 2017 có thể nói những biện pháp mà Ban giám hiệu đưa ra chưa có tính thiết thực cao, chưa thúc đẩy được việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Công tác chỉ
đạo của Ban giám hiệu còn có nhiều sự bất cập dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế.
- Nhà trường chưa có biện pháp khắc phục tính hình thức xuê xoa, quân bình chủ nghĩa trong đánh giá các hoạt động giáo dục và các hoạt động chuyên môn khác của giáo viên. Các tiêu chí đưa ra để đánh giá xếp loại giáo viên chưa có tác dụng thực sự khuyến khích giáo viên phải nâng cao năng lực và chú trọng hơn về công tác chuyên môn.
- Các tổ chuyên môn sinh hoạt chưa có hiệu quả, còn dập khuôn máy móc. Mà nhà trường chưa có biện pháp tốt nhằm đẩy mạnh chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn: Các buổi sinh hoạt của các tổ chuyên môn phần lớn chỉ dừng ở mức thông báo các chủ trương, các kế hoạch của nhà trường cũng như của Phòng giáo dục.
Việc đóng góp giờ dạy của các giáo viên trong trường khi kiến tập chỉ mang tính chất chiếu lệ chưa mạnh dạn chỉ ra những khuyết điểm của đồng nghiệp để khắc phục do tâm lý e ngại, sợ mất lòng.
- Một số giáo viên lớn tuổi, không ứng dụng được công nghệ thông tin vào giảng dạy, lúng túng trong việc lập kế hoạch, một số giáo viên mới vào ngành chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và công tác chủ nhiệm lớp; Một số giáo viên có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, nên còn lo làm kinh tế gia đình; một số giáo viên trẻ con nhỏ; một số ít nhà xa…. chưa có sự đầu tư cho việc giảng dạy thực hiện chuyên môn…Còn một số ít giáo viên chưa cố gắng đầu tư vào công tác giảng dạy, chưa tiếp thu sự góp ý của đồng nghiệp để tiến bộ.
Vẫn còn có những tổ chuyên môn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn mang tính hình thức, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, không phát huy được sức mạnh của tập thể.
2.4.3. Cơ hội và thách thức
* Cơ hội
Sự thành công trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non là sự huy động tổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan:
Sự chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ngũ Hành Sơn. Có quy định cụ thể về hồ sơ quản lý của tổ chuyên môn. Duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn vào cuối tháng 9, có đánh giá, kiểm tra, thanh tra trong các đợt thanh
kiểm tra của nhà trường.
Đội ngũ cán bộ, quản lý từ Ban giám hiệu đến các tổ trưởng chuyên môn đều nhận biết vai trò của tổ chuyên môn, trách nhiệm của từng thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ. Do đó tự giác tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên.
Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực sư phạm. Có ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đồng thời có trách nhiệm giảng dạy cũng như thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên.
Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phục vụ và chăm sóc giáo dục trẻ nên đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trong trường mầm non của quận, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
* Thách thức
Công tác GD&ĐT tại ngành học mầm non trong quận Ngũ Hành Sơn tuy có những phát triển vượt bậc, song bên cạnh đó vẫn còn những nguy cơ thách thức.
Hiệu quả giáo dục tuy cao, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp 4.0. Đặc biệt đối với những trường mầm non tư thục trên địa bàn quận còn những bất cập:
+ Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị của một số trường tư thục có dấu hiệu xuống cấp nhưng không bổ sung, thay thế kịp thời.
+ Đội ngũ giáo viên không ổn định, thay đổi liên tục ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
+ Các TTCM ở các trường tư thục chỉ mang tính hình thức nên việc điều hành tổ chuyên môn chưa được chú trọng
Đối với các trường công lập, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn cao tuy nhiên trình độ năng lực cũng chưa tương xứng với chuần nghề nghiệp quy định, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đổi mới giáo dục ở bậc học mầm non
Các trường còn bị ràng buộc về cơ chế tài chính. Việc đảm bảo các điều kiện dạy học và các điều kiện tạo môi trường thuận lợi cho TCM hoạt động đôi khi ngoài quyền tự quyết của nhà trường.
Chất lượng học tập của học sinh không đồng đều giữa các trường thuận lợi và trường khó khăn do điều kiện kinh tế của từng vùng miền, điều kiện kinh tế của gia đình cũng ảnh hưởng đến chất giáo dục.
Một số giáo viên năng lực cong hạn chế, ít kinh nghiệm đối với giáo viên trẻ.
Những giáo viên lớn tuổi thì khả năng sử dụng công nghệ thông tin thấp, tư tưởng trì trệ nên không thật sự cố gắng.
Tiểu kết chương 2
Từ thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, có thể thấy rằng:
Cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn đã nhận thức đầy đủ và đánh giá cao tầm quan trọng hoạt động tổ chuyên ở các trường mầm non. Tuy nhiên mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả mới chỉ đạt mức Trung bình và yếu.
Hiệu trưởng các trường mầm non đã áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn như lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn với nhiều nội dung biện pháp cụ thể. Cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức khá cao về các biện pháp quản lý chỉ đạo, song mức độ thực hiện được đánh giá ở mức độ trung bình, việc thực hiện còn nhiều hạn chế. Phân công, phân nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động chưa thật sự có hiệu quả như mong muốn. Thực tế ấy do các nguyên nhân chủ quan và khách quan như đã phân tích trong nội dung chương 2, thời gian thường xuyên dành cho quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng, nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn, năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn, nề nếp sinh hoạt theo tổ, nhóm của giáo viên còn nhiều hạn chế.
Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng dẫn đến việc đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
CHƯƠNG 3