Quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non quận ngũ hành sơn thành phố đà nẵng (Trang 68 - 82)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn

3.2.1. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

- Kế hoạch là cương lĩnh hành động của một tổ chức. Để đạt mục tiêu trên trong dự kiến, kế hoạch được xem như một công cụ QL, kế hoạch tạo điều kiện cho người QL kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các HĐ của các cá nhân và tập thể trong tổ chức của người QL. Như vậy, QL công tác xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn theo hướng đổi mới là thực hiện chức năng của các nhà QL.

- QL công tác xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới là làm cho tổ chức HĐ theo định hướng mới để đạt được mục tiêu. Vì kế hoạch là kim chỉ nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình HĐ của tổ chức trong thời gian thực hiện mục tiêu của kế hoạch.

- QL công tác xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới nhằm mục tiêu để cho hệ thống tổ chức vận hành theo đúng quy luật, để mọi cán bộ giáo vên trong trường thực hiện tốt cuộc vận động : “Dân chủ - Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong HĐ và làm cho mọi thành viên trong trường luôn thường trực ý thức sống và làm việc một cách khoa học - có kế hoạch và đổi mới.

- QL công tác xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới thực chất là QL sự vận hành của toàn hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cụ thể mà tổ chức đã định ra. Hay nói cách khác, QL công tác xây dựng kế hoạch hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới tức là hiện thực hóa kế hoạch chiến lược mới thành kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn của tổ chức.

- QL công tác xây dựng kế hoạch hoạt động chung tổ CM theo hướng đổi mới nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của GV như trong Điều lệ trường học đã quy định. Đưa hoạt động tổ CM vào nề nếp kỷ cương, làm cho mọi thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường nhận thức đầy đủ việc thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy của bộ môn là điều kiện bắt buộc đối với mọi nhà trường và các thầy, cô giáo. Việc đầu tư CM, soạn bài, đổi mới phương pháp giảng dạy, tự học, tự bồi dưỡng là những điều kiện cần và đủ để thực hiện được mục tiêu dạy học đề ra và mới thực sự nâng cao được chất lượng dạy học.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Công tác xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ rất quan trọng của TTCM. Việc xây dựng kế hoạch cho tiết, cụ thể của từng nhiệm vụ sẽ quyết định đến chất lượng của đôi ngũ, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của tổ. Do vậy TTCM cần hiểu rõ và sử dụng thành thạo các kỹ năng lập kế hoạch, đồng thời đánh giá tính khả thi của kế hoạch.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới là cương lĩnh hoạt động của tổ CM trong trường học. Vì tổ CM là đơn vị sản xuất chính trong nhà trường. Như vậy kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới có

vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch CM ở các tổ CM là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học của trường, nhưng đồng thời lại mang đặc thù riêng của từng khối lớp. Vì vậy, kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới trong nhà trường phải đảm bảo được những yêu cầu sau đây:

- Phải thể hiện và cụ thể hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, Sở, Phòng GD và nhà trường về hoạt động CM.

- Phải phù hợp với tình hình thực tế, đặc thù của từng tổ CM trong nhà trường (khối lớp).

- Phải phù hợp với đông đảo các cá nhân trong tập thể tổ: Tức là phải bố trí công việc hợp lý, phát huy tối đa năng lực hoạt động của từng thành viên trong tổ.

- Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu, thời gian thực hiện, người phụ trách và các mục tiêu đề ra phải có tính khả, thi được tập thể tổ nhất trí cao. Để có

được kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới đúng và sát với đặc điểm nhà trường, việc xây dựng kế hoạch là việc làm khó nhưng rất quan trọng, đây là điều kiện tiên quyết để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học. Khi bàn về QL GD, Bác Hồ kính yêu đã dạy rằng: “Là người lãnh đạo phải chú ý đến nhu cầu thực tiễn, với GD phải đào tạo con người thực tiễn”. Bởi vậy người lãnh đạo, CBQL, cụ thể là người HT, tổ trưởng phải có kế hoạch, kế hoạch phải chú ý đến nhu cầu thực tiễn mà trong kế hoạch thì mọi việc phải ăn khớp với nhau như Bác Hồ cũng đã dạy: “ Mọi công việc của chúng ta đều phải đi vào kế hoạch, trong kế hoạch mọi việc phải ăn khớp với nhau”. Với GD, Người còn chỉ ra cụ: “GD cũng phải theo hoàn cảnh điều kiện, phải ra sức làm nhưng làm vội không được. Từ đây ra cửa thì thứ nhất là bước thứ nhất, thứ hai là bước thứ hai, thứ ba là bước thứ ba… vội thì ngã, làm phải có kế hoạch, có từng bước”. Trong kế hoạch có việc lập chương trình mà việc lập

chương trình là rất khó bởi vì nó vừa phải phù hợp với đối tượng QL và phải đảm bảo tính khoa học. Do vậy, ngay từ đầu năm học HT, CBQL các trường phải trực tiếp chỉ

đạo các tổ CM xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới và của cá nhân. Kế hoạch xây dựng phải tuần tự từng bước, không nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Muốn chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới đúng thì HT, CBQL cần tiến hành các bước sau đây:

* Bước 1: Tiền kế hoạch:

- Ngay từ đầu năm học vào khoảng 25, 26/8 hàng năm, HT; CBQL các trường MN cần phải tập trung toàn bộ GV trong trường để học tập tất cả các văn bản, nghị quyết, quy định đối với GD, GV, nhà trường.

- Phổ biến và quán triệt tình hình nhiệm vụ năm học của ngành đến tận các GV trong nhà trường.

- Phân tích tình hình đặc điểm của nhà trường khi bắt đầu bước vào năm học mới, đặc biệt chỉ ra được những mặt mạnh - yếu, những việc đã làm được, chưa làm được của năm học trước. Chỉ rõ được nguyên nhân khó khăn, thuận lợi để mọi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường thấy được và rút kinh nghiệm cho năm sau.

- Tổ chức tập huấn xây dựng kế hoạch cho TTCM và GV trong tổ.

- Ban hành thống nhất biểu mẫu kế hoạch của TCM, thống nhất quy trình, nội dung, biện pháp xây dựng kế hoạch năm học cùng với các tổ trưởng, tổ phó và giáo viên trong toàn trường.

Đây là bước khởi đầu cực kỳ quan trọng, không thể thiếu được bắt đầu năm học, cũng là nhiệm vụ quan trọng là nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng cho cán bộ GV vào đầu năm học.

* Bước 2: ổn định nhân sự ở các tổ:

Bắt đầu vào năm học, căn cứ vào điều kiện thực tế biên chế năm học của nhà trường, HT; CBQL nhà trường phải ra quyết định sắp xếp biên chế lại các tổ CM cho phù hợp với nhiệm vụ năm học, phù hợp với nhà trường và đúng Điều lệ nhà trường đã quy định. Ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng CM. Việc chọn tổ trưởng CM phải đảm bảo khách quan, vô tư, vì nhiệm vụ GD của nhà trường. Tổ trưởng CM phải thực sự là con chim đầu đàn trong hoạt động CM, có năng lực QL, nhiệt tình trong công tác, yêu ngành, yêu nghề, có khả năng tập hợp quần chúng, có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên, đã dạy qua cả 4 khối học trong trường MN (ít nhất là 3 khối kế tiếp nhau) và phải được các thành viên trong tổ CM tín nhiệm cao. Đây là điều kiện quan trọng. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định tổ trưởng CM, người HT; CBQL nên tham khảo ý kiến các

thành viên trong tổ, có thể bằng phiếu thăm dò, bằng nghe dư luận. Có như vậy mới chọn được người lãnh đạo tổ vừa là nhà QL, vừa là chuyên gia GD để lãnh đạo hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới đi đúng quỹ đạo và đạt mục đích trong hoạt động CM.

* Bước 3: Phân công CM:

Đây là một vấn đề bức xúc hiện đang xảy ra trong các nhà trường MN đặc biệt là trong cơ chế thị trường. Vì vậy, việc phân công CM của HT; CBQL càng phải đảm bảo được yêu cầu sau:

- Căn cứ vào năng lực CM của GV.

- Căn cứ vào tình hình cụ thể của tổ CM.

- Căn cứ vào yêu cầu nguyện vọng của cá nhân GV.

- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của nhà trường.

- Căn cứ vào nguyện vọng của trẻ và phụ huynh từ khả năng tiếp thu và hứng thú của trẻ.

- Đảm bảo tính liên thông, tức là GV có thể theo trẻ lớp của mình lên khối trên ở năm học sau. Tránh tình trạng đảo lộn nhiều, làm khó khăn cho GV trong việc nắm bắt tình hình trẻ và trẻ cũng khó khăn khi làm quen với phong cách, phương pháp giảng dạy của GV mới.

- Đảm bảo cho một số GV MN trong trường được dạy ở tất cả các khối lớp để nắm bắt được nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đặc trưng của từng khối.

- Đảm bảo tính công bằng về lao động đối với tất cả các GV.

Để đảm bảo được những yêu cầu trên, HT; CBQL phải không được áp đặt trong phân công CM, mà cần phải phát huy cao độ tính dân chủ trong phân công CM. Vì hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới là HĐ khoa học. Trước hết HT; CBQL phải thông qua tổ CM cho GV tự đặng ký nguyện vọng của mình trong năm học tới, tổ CM trao đổi vào biên bản báo cáo HT; CBQL (làm vào dịp tổng kết năm học hàng năm). HT; CBQL dự kiến phân công CM cho năm học mới, sau đó đưa ra Ban giám hiệu để bàn bạc và thống nhất phương án tối ưu, báo cáo chi bộ nhà trường và triển khai trong toàn hội đồng để thực hiện.

* Bước 4: Xây dựng kế hoạch tổ và kế hoạch cá nhân:

Sau khi đã thống nhất phân công CM, các tổ trưởng CM thống nhất chỉ tiêu phấn đấu của tổ, của cá nhân rồi xây dựng kế hoạch tổ CM. Kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới phải thể hiện các nội dung như sau:

- Đặc điểm tình hình tổ khi bước vào năm học.

- Công việc được giao.

- Phân công CM của tổ.

- Biện pháp và phương hướng hoạt động thể hiện cụ thể theo thời gian hàng tuần, hàng tháng đối với tổ CM.

- Chỉ tiêu phấn đấu, thực hiện quy chế CM của tổ:

+ Tỷ lệ lên lớp.

+ Số sáng kiến kinh nghiệm.

+ Số hồ sơ đạt tốt, khá, trung bình.

+ Số GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp.

Đối với kế hoạch cá nhân thì cụ thể hóa chất lượng trẻ ở các lớp mình dạy. Sau khi thống nhất kế hoạch, HT ký duyệt với tổ trưởng và lưu vào hồ sơ QL năm học.

* Bước 5: Tổ chức thực hiện kế hoạch:

Sau khi đã thống nhất được kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới thì HT; CBQL có thể uỷ quyền cho phụ trách CM theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới, nhằm phát hiện các vấn đề và giải quyết các vấn đề một cách kịp thời, có thông báo ngay cho đội ngũ các tổ trưởng CM, hoặc trong các buổi họp hội đồng GV hàng tháng.

HT; CBQL nhà trường trong QL hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới cần phải nhận thức rõ được rằng: quá trình QL chỉ đạo thực hiện hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới là quá trình Ban giám hiệu phải kết hợp chặt chẽ với tổ CM và thông qua tổ CM, biến sự QL chỉ đạo CM của HT; CBQL thành nề nếp thường xuyên của các tập thể tổ CM mà người tổ trưởng là người được HT;

CBQL ủy quyền QL chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới của tổ và cá nhân. Để từ đó thông tin ngược lên Ban giám hiệu (HT); CBQL nắm được tình hình. Có như vậy thì vai trò QL CM của người tổ trưởng trong các nhà trường mới được phát huy, mới chủ động trong việc QL của mình. Tránh tình trạng tổ trưởng CM chỉ là công cụ thông báo các quyết định của HT;

CBQL đến GV. HT; CBQL nhà trường phải đặt tổ trưởng CM vào vị trí của người QL trường học thật sự vì họ là người trực tiếp tác động đến GV và học sinh, có tác dụng to lớn trong việc nâng cao chất lượng chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới, biến khả năng CM của tổ thành hiện thực, từ đó nâng cao chất lượng dạy học của tổ. Nhà GD học thiên tài A.X. Macarenco đã khẳng định rằng: “Sự thống nhất của tập thể sư phạm là điều quyết định hoàn toàn và một GV trẻ nhất, thiếu kinh nghiệm nhất ở một tập thể thống nhất và gắn bó, đứng đầu bởi một người lãnh đạo - người thợ cả giỏi sẽ

làm được nhiều hơn một GV tài năng và giàu kinh nghiệm bao nhiêu đi chăng nữa mà lại đi ngược với tập thể sư phạm”.

3.2.2. Tăng cường quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong nhà trường mầm non là quản lý toàn bộ các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của các bộ phận trong nhà trường tác động lên trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, trong quá trình điều hành có sự phối hợp, tác động của các lực lượng khác nhau trong đó CBQL đóng vai trò nàng cốt.

Mục đích của giải pháp tăng cường quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, là khẳng định vai trò quản lý của CBQL, các tổ trưởng chuyên môn sẽ giúp Hiệu phó chuyên môn xây dựng các kế hoạch chuyên môn phù hợp với tình hình thực tiễn của tổ chuyên môn, đặc điểm từng lứa tuổi của trẻ. Và các kế hoạch được xây dựng trên cơ sở kế thừa một cách sáng tạo từ chương trình dạy của năm học trước.

Tăng cường cường quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để giúp CBQL chuyên môn giám sát, đôn đốc giáo viên trong tổ hoạt động tích cực vì mục tiêu kế hoạch của nhà trường; làm cho công việc tiến hành đều đặn, đảm bảo sự liên tục, tạo nề nếp tốt ở mỗi giáo viên trong việc lập kế hoạch, và làm sổ sách, thực hiện các hoạt động chuyên môn hàng ngày. Đảm bảo việc kiểm tra chuyên môn giáo viên một cách chi tiết đúng kế hoạch đó xây dựng.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

- Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững các mục tiêu chuyên môn, chương trình, các quy định, quy chế chuyên môn.

- Tổ chức cho giáo viên trong tổ bàn bạc, xây dựng kế hoạch của tổ, kế hoạch cá nhân, thống nhất chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, thống nhất phương pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi, đa dạng hóa đồ dùng đồ chơi. Nội dung chăm sóc giáo dục trẻ phải phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non.

- Đảm bảo cơ sở vật chất tại trường mầm non - Hoàn thành các loại HSSS của cô và trẻ.

- Giao quyền cho TTCM thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

3.2.2.3. Cách thực hiện

* Giao quyền cho TTCM

Có thể nói, trong quản lý hoạt đông chuyên môn, việc ủy quyền cho tổ trưởng

chuyên môn nhằm để chia sẻ gánh nặng công việc, đảm bảo cho công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục và đảm bảo sự phân công hợp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý mặt trái của việc ủy quyền đó là: Cấp dưới dễ làm sai hoặc không đủ tầm như cấp trên để giải quyết công việc, hoặc cấp dưới dễ lộng hành, làm quá công việc cho phép sẽ làm hỏng việc dẫn đến làm ảnh hưởng đến cấp trên. Để tránh những ảnh hưởng không tốt của việc ủy quyền cho cấp dưới; CBQL chuyên môn cần lưu ý quán triệt đến các tổ trưởng chuyên môn, khi gặp các vấn đề vướng mắc trong kiểm tra, chỉ thực hiện ở giới hạn ở mức độ ghi lại kết quả kiểm tra, sau đó báo cáo lên Hiệu phó chuyên môn hoặc ban giám hiệu để giải quyết chứ không tự ý xử lý theo kết quả kiểm tra.

Ví dụ: Ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên.

Để công tác kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên đảm bảo công bằng và triệt để, khi ủy quyền kiểm tra cho các tổ trưởng chuyên môn cùng bàn bạc và thống nhất nội dung kiểm tra đối với từng loại hồ sơ sổ sách của giáo viên. Cụ thể như:

+ Kiểm tra kế hoạch của giáo viên: Kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề/tháng, ké hoạch tuàn, kế hoạch ngày

Mục tiêu, nội dung trong kế hoạch năm học có phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện hành hay không

Mục đích yêu cầu của chủ đề và các bài dạy có phù hợp với độ tuổi của trẻ không.

Số lượng bài soạn theo biên chế chương trình dạy của tuần tiếp theo.

Nội dung các bài soạn có đảm bảo đúng phương pháp bộ môn hoặc hoạt động Cấu trúc của từng tiết dạy hoặc hoạt động.

Hình thức tổ chức các tiết dạy hoặc hoạt động có linh hoạt, sáng tạo.

Nội dung tích hợp trong các bài dạy có hợp lý hay gượng ép.

+ Với sổ theo dõi nhóm lớp

Chỉ tiêu phấn đấu của giáo viên và những chỉ tiêu, yêu cầu cần đạt của trẻ mà giáo viên đưa ra về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục có cụ thể và phù hợp.

Kế hoạch tháng có xây dựng cụ thể, có phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp và khả thi hay không.

+ Sổ chuyên đề:

Các kế hoạch chuyên đề có đầy đủ và đúng hướng dẫn chỉ đạo không.

Khảo sát trẻ theo qui định xem giáo viên có thực hiện và khảo sát có trung thực hay không.

Việc phối hợp với y tế trường cân đo, kiểm tra sức khỏe cho trẻ theo định kỳ và

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non quận ngũ hành sơn thành phố đà nẵng (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)