CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa- xã hội và giáo dục đào tạo của quận Ngũ Hành Sơn
2.1.2. Đối tượng khảo sát
Khảo sát ý kiến của 100 cán bộ, giáo viên. Trong đó CBQL (Hiệu trưởng và Phó
hiệu trưởng) là 15 người, giáo viên là 85 người đang công tác tại một số trường mầm non Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Khảo sát về nhận thức của CBQL, GV về tổ chức hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non Quận Ngũ Hành Sơn Thành phố Đà Nẵng
- Thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL của hiệu trưởng một số trường mầm non Quận Ngũ Hành Sơn Thành phố Đà Nẵng
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra viết, phỏng vấn, quan sát để thu thập thông tin phục vụ quá trình khảo sát thực trạng đề tài.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm là giáo án, hồ sơ quản lý của nhà trường, hồ sơ giáo viên và trò chuyện trực tiếp với giáo viên, cán bộ quản lý. Đề tài sử dụng phương pháp điều tra viết, phỏng vấn, quan sát để thu thập thông tin phục vụ quá trình khảo sát thực trạng đề tài.
2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát
Đề tài xử lý các số liệu thu được bằng toán thống kê (tính các giá trị trung bình, tỉ
lệ phần trăm).
2.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa- xã hội và giáo dục đào tạo của quận Ngũ Hành Sơn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
Ngũ Hành Sơn là một quận của thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 07/CP ngày 23 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ và Quyết định 181/QĐ-UB ngày 27 tháng 1 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân lâm thời thành phố Đà Nẵng.
Theo thống kê ngày 29 tháng 8 năm 2018:
Ngũ Hành Sơn là một quận nội thành của thành phố Đà Nẵng. Quận Ngũ Hành Sơn có danh thắng Ngũ Hành Sơn. Quận có diện tích 37 km vuông và có 105.237 người sống, là quận ít dân nhất trong các quận của Đà Nẵng.
Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam của thành phố, phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp với huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ; phía Bắc giáp với quận Hải Châu và quận Sơn Trà; phía Nam giáp với huyện Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam.
Địa hình của Ngũ Hành Sơn tương đối bằng phẳng, đất đai khá đồng nhất về tính chất vật lý, hoá học. Cấu tạo địa chất chủ yếu là cát, thành phần hạt thô hơn so với cùng loại ở khu sát biển. Ngoài ra lớp cát mịn được phân bố rộng khắp trong vùng, với chiều dày biến động từ 4 đến 11m, có kết cấu chặt vừa.
Quận Ngũ Hành Sơn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng khí hậu ven biển của miền Trung. Lượng mưa và độ ẩm trung bình tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm. Mùa mưa trùng với mùa đông và mùa khô trùng với mùa hạ. Nhiệt độ trung bình là 25,60C, nhiệt độ cao tuyệt đối 40,90C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 15,50C. Do đặc điểm địa hình có đồng bằng phía Tây và đèo Hải Vân chắn ngang nên khí hậu khu vực Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng không bị khắc nghiệt như khí hậu phía Bắc đèo Hải Vân. Ảnh hưởng của gió Tây Bắc không lớn. Ngũ Hành Sơn có nắng ấm gần như quanh năm; chỉ mưa vào các tháng 9, 10 và 11, nhưng vì nằm trong khu vực gió mùa nên lượng mưa hàng năm của Ngũ Hành Sơn thường cao hơn một số nơi khác. Theo thống kê nhiều năm, lượng mưa hàng năm của Ngũ Hành Sơn cụ thể như sau: lượng mưa trung bình năm là 2066mm, lượng mưa lớn nhất là 3307mm (1964), lượng mưa thấp nhất là 1400 mm (1974), lượng mưa ngày thấp nhất là 322mm. Lượng mưa trong năm thường phân bố không đều giữa các mùa và các tháng. Thường thì mưa lớn tập trung vào các tháng 9,10,11,12 và chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa của cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm dao động từ 75% đến 90%. Độ ẩm trung bình năm là 82%, độ ẩm cao nhất trung bình là 90%, độ ẩm thấp nhất trung bình là 75 % và độ ẩm thấp nhất tuyệt đối là 18% (tháng 4.1974).
Hướng gió thịnh hành của Ngũ Hành Sơn thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm. Có hai hướng gió chủ đạo thường gặp trên địa bàn quận là gió Đông và gió
Bắc. Gió Đông thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Gió Bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tốc độ gió trung bình là 3,3m/s, tốc độ gió mạnh nhất là 40m/s. Gió bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, thổi từ biển Đông vào đất liền, với cấp bão thường gặp là từ cấp 9 đến cấp 10, làm ảnh hưởng nặng
nề đến sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp của nhân dân trong quận.
Về chế độ thuỷ văn: Trên địa bàn Ngũ Hành Sơn có 3 con sông chảy qua, đó là sông Hàn, sông Cổ Cò (nhân dân địa phương thường gọi là sông Bãi Dài, sông Dài hay Trường Giang, còn trong các sách của triều Nguyễn thường ghi là Lộ Cảnh Giang) và sông Vĩnh Điện. Sông Hàn là hợp lưu của sông Vĩnh Điện, sông Cổ Cò và sông Cẩm Lệ tại tại khu vực ngã sông, nơi tiếp giáp giữa phường Hoà Cường của quận Hải Châu, xã Hoà Xuân của huyện Hoà Vang và phường Khuê Mỹ của quận Ngũ Hành Sơn và đổ nước ra Vũng Thùng, hình thành nên cảng sông Hàn và cảng biển Tiên Sa. Sông Vĩnh Điện, dài 17 km, là một nhánh của con sông Thu Bồn chảy theo hướng tây nam - đông bắc, đổ ra sông Hàn. Sông Vĩnh Điện chủ yếu phục vụ cho giao thông hàng hoá giữa các huyện Bắc Quảng Nam với thành phố Đà Nẵng. Sông Cổ Cò, là con sông nổi tiếng trong lịch sử ngoại thương của xứ Đàng Trong trước đây, nối liền tiền cảng Đà Nẵng với thương cảng Hội An sầm uất vào các thế kỷ 16, 17. Sau này, sông Cổ Cò bị bồi lấp, gãy đứt thành nhiều đoạn. Trên địa bàn Ngũ Hành Sơn, sông Cổ Cò tách thành hai nhánh là sông Cổ Cò và sông Cầu Biện. Sông Cổ Cò hiện dài 3,5km, rộng 10m, bị bồi lấp nhiều, chưa có điều kiện để nạo vét nên đáy sông bị bồi lấp rất khó khăn cho ghe thuyền đi lại, nhất là vào mùa khô. Sông Cầu Biện dài 2km, rộng 20m, hiện tại bị lấp nhiều, một số đoạn đã bị chặn lại để nuôi trồng thuỷ sản.
Chế độ thuỷ triều của Biển Đông ở khu vực này là chế độ bán nhật triều; mỗi ngày lên xuống 2 lần với biên độ dao động khoảng 0,5m. Độ nhiễm mặn do nước biển xâm thực tùy thuộc vào mùa mưa và lượng mưa hàng năm. Lượng mưa càng lớn độ nhiễm mặn càng nhỏ, ngược lại, lượng mưa càng ít, độ nhiễm mặn càng lớn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Quận Ngũ Hành Sơn có 2 nhóm đất chính là đất cát và đất phù sa. Nhóm đất phù
sa phân bố chủ yếu ở ven các con sông chảy qua địa bàn quận.
Trên cơ sở nguồn tài nguyên khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và nguồn tài nguyên đất đai nêu trên, Ngũ Hành Sơn có nguồn tài nguyên rừng và thảm thực vật tương đối đa dạng, gồm rừng trồng ở dọc biển và rừng tự nhiên ở khu vực núi Non Nước - Ngũ Hành Sơn. Thảm thực vật tự nhiên trên núi Ngũ Hành Sơn đa dạng về chủng loại:
thường xanh quanh năm và có độ che phủ tương đối lớn.
Rừng trồng tập trung nhất là ở vùng đông, chạy dọc bờ biển từ Hoà Hải ra đến Mỹ An với cây trồng chủ yếu là dương liễu và bạch đàn. Mục đích của rừng trồng là phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn rửa trôi đất, làm rừng phòng hộ ven biển kết hợp với sản xuất lâm nghiệp.
Vùng biển của quận nằm trong ngư trường lớn biển Bắc Quảng Nam với nguồn hải sản có giá trị kinh tế, thuận lợi cho các sinh vật biển gồm các loài cá, tôm, mực và các loại đặc sản khác như nghêu, bào ngư, rong biển... sinh sôi nảy nở. Do ở vị trí cuối sông đầu biển, các con sông Cổ Cò, Cầu Biện của Ngũ Hành Sơn ở trong môi trường nước mặn lợ độc đáo, một vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu giàu tiềm năng.
Ngũ Hành Sơn có cả mạng lưới giao thông bằng đường bộ và đường thuỷ rất thuận lợi; nối liền với trung tâm thành phố; rất gần với cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, nhà ga đường sắt Đà Nẵng và cảng biển Tiên Sa. Quận Ngũ Hành Sơn nằm trên trục đường bộ nối thành phố Đà Nẵng hiện đại với đô thị cổ Hội An - một di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận và nằm ở chặng cuối cùng của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, dài 1450 km, nối các nước tiểu vùng sông Mê Kông mà điểm cuối đường ở phía Đông là cảng biển Tiên Sa. Cây cầu Tuyên Sơn bắc qua sông Hàn với đầu cầu phía Tây ở quận Hải Châu và đầu cầu phía Đông ở quận Ngũ Hành Sơn, được thủ tướng 2 nước Việt Nam và Thái Lan cắt băng khánh thành vào ngày 22 tháng 3 năm 2004, là cây cầu cuối cùng trên tuyến hành lang xuyên quốc gia quan trọng này.
Ngoài đường bộ và đường thuỷ, Ngũ Hành Sơn còn có sân bay Nước Mặn rộng 90 ha với một đường bê tông nhựa dài 1380m, rộng 18m do quân Mỹ xây dựng từ năm 1965; hiện đang được thành phố khôi phục và mở rộng để trong nay mai trở thành sân bay trực thăng phục vụ quân sự và cho du lịch.
Với các điều kiện về địa lý, tài nguyên, dân cư và môi trường như trên, Ngũ Hành Sơn có các lợi thế để phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo theo hướng văn minh hiện đại.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Quận Ngũ Hành Sơn là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân là 13,7%. Từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của Quận, giá trị sản xuất ngành du lịch dịch vụ thương mại đạt 150.000 tỷ đồng năm 2016. Các khu nghỉ dưỡng cao cấp, những điểm tham quan độc đáo cùng dịch vụ chất lượng, cách thức quảng bá chuyên nghiệp đã giúp Quận thu hút một lượng lớn du khách. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đã đón hơn 2,8 triệu lượt khách trong và ngoài nước với tổng thu phí tham quan là trên 41 tỷ đồng.
Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, hàng năm Quận đã xây dựng các kế hoạch, đề án, chính sách thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào địa phương. Các ngành nghề truyền thống được quy hoạch theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Việc chuyển đổi hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ
chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng hiện đại đã giúp ngành nông nghiệp - thủy sản của Quận giữ ở mức ổn định.
Quận luôn xác định việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa được thực hiện tốt. Phong trào văn nghệ, thể thao phát triển mạnh mẽ, rộng khắp.
Người dân không chỉ được hòa mình vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sôi nổi, lành mạnh mà còn được thụ hưởng nhiều dịch vụ an sinh xã hội chất lượng cao. Công tác khám chữa bệnh ngày càng đi vào chiều sâu với các trang thiết bị hiện đại, phương pháp điều trị tiên tiến, đội ngũ y, bác sĩ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm.
Quan tâm tới sự nghiệp “trồng người”, Quận đã củng cố hệ thống trường lớp, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp tăng dần qua các năm. Công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiếp tục được duy trì.
Chính sách đối với người có công luôn được triển khai kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Quận đã tiến hành sửa chữa, xây mới, cải tạo nhà tình nghĩa, nhà truyền thống, nghĩa trang liệt sĩ, khu tưởng niệm; ủng hộ quỹ Đền ơn đáp nghĩa; phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng;…
Để ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ, nhân dân Quận, Đảng và Nhà nước đã trao tặng: Huân chương Lao động hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của UBND TP Đà Nẵng, Bằng khen của UBND TP Đà Nẵng,… Đặc biệt, vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (23/01/1997 - 23/01/2017), quận Ngũ Hành Sơn đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
2.1.3. Tình hình Giáo dục và Đào tạo
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.Trong những năm qua, chất lượng giáo dục ở các cấp học tại quận Ngũ Hành Sơn đã có nhiều tiến bộ quan trọng cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt, sau khi Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2017-2021 được triển khai thực hiện bước đầu đã gặt hái được nhiều kết quả đáng kích lệ.
Theo ông Nguyễn Lâm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ngũ Hành Sơn, cho biết: Đề án này đã và đang thực hiện bước vào năm thứ hai, so với các năm học trước có nhiều chuyển biến rõ nét về chất lượng giáo dục. Tỷ lệ học sinh giỏi tăng, mặt bằng chất lượng từng bước được thu hẹp giữa các trường và các địa phương trong quận. Năm học 2016-2017, số lượng học sinh tham gia và đoạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố đều tăng. Tổng cộng, có 212 học sinh dự thi, đoạt 156 giải trong đó có 9 giải Nhất, 36 giải Nhì, 50 giải Ba, 61 giải Khuyến khích.
Có mặt tại Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, là một trong những đơn vị thực hiện hiệu quả Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2017 - 2021, Thầy giáo Chung Văn Hùng, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Năm học 2016-2017 là năm đầu tiên nhà trường thực hiện Đề án, sau một năm thực hiện, chất lượng giáo dục của nhà trường có nhiều thay đổi. Trong đó số lượng học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi các cấp đều tăng, với 3 giải học sinh giỏi cấp quốc gia, 62 giải học sinh giỏi cấp thành phố, 148 giải học sinh giỏi cấp quận…Tỉ lệ học sinh giỏi tăng 4,15% so với cùng kì năm trước, tỉ lệ học sinh yếu giảm 3,4%, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCS đạt 99,5%. Năm học 2017-2018, đang hứa hẹn nhiều bứt phá mới đối với chất lượng học sinh giỏi, với 29 giải học sinh giỏi lớp 9 cấp Thành phố trong đó có 7 giải Nhất, (môn Lịch sử đạt 6 giải Nhất), 4 giải Nhì, 9 giải Ba, 9 giải Khuyến khích; học sinh giỏi lớp 8 cấp Quận có 4 học sinh đạt giải Nhất, 5 học sinh đạt giải Nhì và 3 giải Ba, 3 giải Khuyến khích và nhiều giải chưa công bố kết quả.
Với Đề án này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục thì công tác dạy phụ đạo cho học sinh yếu được chú trọng hơn, ngoài ra quận còn hỗ trợ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh con hộ nghèo, con mồ côi để các em yên tâm đến trường.
Các em học sinh thuộc diện gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình có công với cách mạng, con thương binh-liệt sĩ đều được hỗ trợ học phí…Những học sinh không đỗ vào lớp 10 trường công lập, quận và các địa phương tổ chức gặp mặt động viên, định hướng vận động các em vào học tại các trường tư thục và Trung tâm giáo dục thường xuyên, hoặc học nghề. Đồng thời, nhà trường thường xuyên thống kê, nắm tình hình, lập danh sách học sinh hay vi phạm nội quy, có nguy cơ bỏ học gửi về UBND các phường để địa phương chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng vào cuộc, sát cánh với nhà trường vận động các em ra lớp.
Những giải pháp căn cơ và thiết thực như vậy đã góp phần giúp học sinh yếu vươn lên học tốt, các em con gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường, nhiều gia đình có học sinh được bảo trợ cơ bản thoát nghèo bền vững.
Đối với mỗi cấp học, Đề án đặt ra những mục tiêu riêng, phù hợp với từng lứa tuổi. Cấp giáo dục Mầm non chú trọng nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, đã giảm đáng kể tỷ lệ trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng, thấp còi; tổ chức tốt các hoạt động bán trú như Trường Mầm non Bạch Dương,Trường mầm non Sen Hồng, Trường mầm Hoàng Anh, Trường Mầm non Ngọc Lan,…Cấp Giáo dục Tiểu học, tổ chức dạy học có sự phân hóa đối tượng ở buổi thứ hai nhằm mục đích bồi dưỡng học sinh giỏi, phát huy năng lực và sở thích của các em. Đồng thời, chú trọng phụ đạo cho học sinh chưa hoàn