CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm học
Bảng 2.6. Mức độ thực hiện lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
STT
Nội dung Mức độ thực hiện Chung
X Tốt TB Yếu ∑ X Thứ bậc
1 Xác định mục tiêu 150 70 53 226 2,5 1
2 Cụ thể hoá mục tiêu 120 72 81 213 2,42 2
3 Xác định các hoạt động ưu tiên 105 83 85 198 2,2 5 4 Xác định các nguồn lực 95 110 68 182 2,02 6 5 Xây dựng lịch hoạt động 110 80 83 212 2,4 3 6 Xây dựng cách thức thực hiện
hoạt động 110 80 83 212 2,4 3
X = 2,3
* Nhận xét:
Công tác lập kế hoạch của tổ chuyên môn được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thực hiện ở mức độ “Trung bình” thể hiện điểm trung bình chung
X = 2,3 và cả 3 nội dung dao động 2,02 < X < 2,5 (min = 1, max = 3)
Mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch căn cứ tình hình nhiệm vụ năm học, hướng phát triển của nhà trường, xác định mục tiêu nhiệm vụ, các yêu cầu, thực hiện tốt hơn cả với X = 2,5, xếp bậc 1/6. Cụ thể hoá mục tiêu với điểm trung bình X = 2,42, xếp bậc 2/6. Xây dựng cách thức hoạt động với điểm trung bình X = 2,4, xếp bậc 3/6.
2.4.2. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên Bảng 2.7. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV của tổ CM
STT Các việc làm cụ thể
Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Tổng Trung
bình
Thứ
bậc Tổng Trung bình
Thứ bậc 1
HT nhà trường có kế hoạch cụ thể về
công tác tự học, tự bồi dưỡng của GV ngay từ đầu năm học.
232 2,86 1 228 2,81 1
2
HT cùng với tổ trưởng CM phân công GV phụ trách các khâu của đợt học bồi dưỡng như giảng lý thuyết, lên lớp minh hoạ… cho phù hợp
217 2,68 3 198 2,44 4
3
HT phối hợp cùng tổ trưởng CM để phân công GV trong tổ giúp đỡ lẫn nhau
213 2,62 4 214 2,64 3
4
HT chỉ đạo cho các tổ CM bàn bạc với tổ thống nhất chương trình bồi dưỡng HS giỏi, khá ….
197 2,43 6 188 2,32 5
5
HT chỉ đạo các tổ CM cho GV đăng ký các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học
211 2,6 5 214 2,64 3
6
HT phân công cho phó HT kết hợp với các tổ CM để lên KH mở các hội nghị trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học, làm đồ dùng dạy học, bồi dưỡng HS giỏi
194 2,39 7 185 2,28 6
7
HT căn cứ vào kế hoạch năm học của ngành để lên kế hoạch đánh giá các đề
tài, sáng kiến kinh nghiệm của GV nhà trường.
226 2,75 2 224 2,74 2
8 Điểm trung bình của các mức độ 2,61 2,55
Từ kết quả bảng cho thấy: Các việc làm cụ thể để thực hiện tốt biện pháp 7 là:
HT QL HĐ bồi dưỡng GV của tổ CM, đều cần thiết nên đã được các trường thực hiện tương đối thường xuyên công tác QL HĐ tổ CM. Điều này thể hiện ở điểm TB của các mức độ đều đạt từ 2,5 trở lên:
- Mức độ cần thiết có điểm TB chung là 2,61 so với điểm TB cao nhất là 3. Điểm
TB của các việc làm dao động từ 2,39 đến 2,86.
- Mức độ thực hiện có điểm TB chung là 2,55 so với điểm TB cao nhất là 3.
Điểm TB của các việc làm dao động từ 2,28 đến 2,81. Có sự chênh lệch điểm TB giữa 2 mức độ nhưng không nhiều, cụ thể: giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện độ chênh lệch chỉ là 0,06.
Tuy nhiên mức độ đánh giá ở các việc làm không giống nhau, tuỳ theo mức độ cần thiết mà mức độ thực hiện có khác nhau. Những việc làm được coi là cần thiết thì cũng được thực hiện thường xuyên hơn như ở việc làm thứ nhất và thứ 7. Điều này có
thể nói là các mức độ của công việc QL hoạt động bồi dưỡng GV của tổ CM là phù
hợp nhau, tương quan và chặt chẽ với nhau.
Tuy vậy kết quả cũng cho thấy một điều là có nhiều việc làm của công tác QL HĐ bồi dưỡng CM ở các trường MN trong quận chưa được các nhà QL cũng như GV đặc biệt chú trọng, dành nhiều thời gian. Điều đó thể hiện: ở đánh giá mức độ cần thiết có 2/7 việc làm có điểm TB dưới 2,5 là việc 4 và 6. Đánh giá mức độ thực hiện có 3/7 việc làm điểm TB dưới 2,5 là việc thứ 2, thứ 4 và thứ 6.
2.4.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của giáo viên
Để tìm hiểu về thực trạng quản lý việc sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng tại một số trường Mầm non và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8. Kết quả dự giờ của giáo viên
Số giáo viên
Tổng số giờ dự
Giáo viên có kỹ năng sử
dụng tốt
Giáo viên có kỹ năng sử dụng
Khá
Giáo viên có kỹ năng sử dụng trung bình, yếu Số
lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
5 5 100% 1 20% 2 40% 2 40%
Về kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi: tỷ lệ tốt chỉ đạt có 20%; Khá đạt: 40%; tỷ lệ trung bình, yếu đạt 40% do năng lực và ý thức.
Bảng 2.9. Cách bảo quản ĐDĐC của giáo viên
Năm học Số giáo viên
Số GV bảo quản xếp loại (Tốt)
Số GV bảo quản xếp loại (Khá)
Số GV bảo quản xếp loại (TB,Y) Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
2016-2017 15 2 13% 6 40% 7 47%
Cách bảo quản đồ dùng đồ chơi của giáo viên rất hạn chế, chiếm tỷ lệ giáo viên
biết cách bảo quản đồ dùng đồ chơi tốt chỉ có:13%; 40% là giáo bảo quản đồ dùng đồ chơi xếp loại khá, còn lại là: 47% ở mức trung bình, yếu.
* Nhận xét:
Công tác lập kế hoạch, triển khai kế hoạch thực hiện của CBQL trong việc sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ đã phổ biến đến toàn thể giáo viên trong trường, tuy nhiên hiệu quả của việc sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ còn chưa cao. Chỉ đạt mức trung bình khá. CBQL các trường Mầm non cần phải có nhiều chiến lược, đổi mới hơn nữa trong công tác quản lý sao cho việc sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ đem lại hiệu quả cao, khai thác hết vai trò, tác dụng của đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học để thu hút trẻ vào bài học, giờ học sinh động và phong phú hơn nữa.