CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
2.2.3. Thực trạng việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, với yêu cầu xã hội đặt ra cho GD thì đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một cuộc cách mạng trong GD nói chung và GDMN nói riêng trong nhiều năm qua, trong đó tổ CM của các trường MN là đơn vị cơ bản diễn ra cuộc cách mạng này trong từng giờ lên lớp. Và trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của mình thì người HT bao giờ cũng quan tâm đặc biệt đến HĐ này, vì đây là HĐ hết sức quan trọng đối với trường Mầm Non.
Do vậy đội ngũ cán bộ QL cũng như GV của các trường MN trong quận đều nhận thức rất rõ tầm quan trọng cũng như nội hàm của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
Tầm quan trọng đó thể hiện ở một số khía cạnh sau:
- Chỉ có thực sự đổi mới phương pháp dạy học thì mới có thể nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường MN hiện nay. Bởi lẽ, để trẻ ở lứa tuổi này (trẻ Mầm non) tiếp thu được kiến thức thì cần phải có phương pháp phù hợp với đặc điểm riêng của từng vùng miền, từng trường mà vẫn theo đúng với những điều lệ, quy định của trường, của Bộ.
- Muốn cho trẻ tiếp thu bài tốt, người GV chỉ nắm chắc kiến thức cơ bản thì chưa đủ mà vấn đề quyết định ở đây là phải biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với môn học, bài học và đặc biệt là phù hợp với đặc điểm tâm - sinh - lý của trường mình và lớp mình phụ trách.
Còn nội hàm của việc đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là:
- Đổi mới phương pháp dạy học không phải là thay cái cũ bằng cái mới theo cách hiểu thông thường mà “phương pháp” dạy học là sự vận động của nội dung. Đổi mới phương pháp thực chất là đổi mới tư duy trong việc vận dụng các phương pháp dạy học ở một bài giảng. Vì vậy muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thì các tổ CM phải bám sát chương trình, nội dung của từng môn học trong khối mình giảng dạy.
Người dạy phải biết kết hợp tất cả các phương pháp dạy học một cách khéo léo trong giờ dạy hướng dẫn trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, bằng con đường ngắn nhất.
- Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy được tính tích cực, tự giác của trẻ, làm cho trẻ chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tránh làm cho trẻ tiếp thu bài một cách thụ động.
- Đổi mới phương pháp dạy học là người GV phải quan tâm đến đặc điểm của đối tượng trẻ mình phụ trách. Trên cơ sở nắm được năng lực học tập, thói quen suy nghĩ và làm việc trong giờ học cũng như những thuận lợi, khó khăn trong tiếp thu bài của từng trẻ mà tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất.
- Đổi mới phương pháp dạy học phải bắt đầu từ khâu chuẩn bị bài soạn của GV.
Người GV mỗi giờ lên lớp phải có bài soạn mới. Điều đó thể hiện được quá trình đầu tư nghiên cứu của người GV cho giờ dạy. Bài soạn phải thể hiện được đầy đủ mục tiêu cũng như HĐ của thầy và trò trong giờ học. Đặc biệt là hệ thống câu hỏi trong bài giảng phải là những câu hỏi phát huy tư duy của mọi đối tượng trẻ trong lớp, đặt trẻ vào tình huống có vấn đề cần giải quyết, có như vậy mới lôi cuốn, thu hút được tất cả trẻ trong lớp tham gia vào bài học và lĩnh hội được bài ngay tại lớp.
- Đã là đổi mới thì không thể có kết quả ngay một sớm một chiều mà cần có thời gian, nên người QL cũng như GV không thể nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Song cũng
không quá cẩn thận cầu toàn, xong khâu này mới sang khâu khác. Đổi mới phương pháp dạy học là phải tiến hành đồng bộ với các quá trình đổi mới các khâu khác của nhà trường như: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học hiện đại, cơ chế QL.
Bảng 2.2. Thống kê về số giáo viên giỏi các cấp của khối các trường Mầm non Quận Ngũ Hành Sơn 3 năm qua
Stt Trường Năm học TS GV
GV giỏi các cấp Cấp
trường
Cấp quận
Cấp TP
Cấp QG
1 Mầm non
Ngọc Lan
2015-2016 57 8 8 8
2016-2017 56 10 8 8
2017-2018 66 14 9 12
2 Mầm non
Hoàng Anh
2015-2016 30 17 7 2
2016-2017 33 19 7 3
2017-2018 32 8 13 3
3 Mầm non
Vàng Anh
2015-2016 23 8 3 3
2016-2017 26 8 3 3
2017-2018 25 7 3 3
4 Mầm non
Hoàng Lan
2015-2016 43 11 5 2
2016-2017 36 5 5 2
2017-2018 34 9 5 4
5 Mầm non
Phượng Hồng
2015-2016 30 7 5 0
2016-2017 35 10 8 0
2017-2018 31 7 8 1
6 Mầm non Bảo Anh
2015-2016 48 12 2 1
2016-2017 49 15 2 1
2017-2018 40 13 11 2
7 Mầm non
Bạch Dương
2015-2016 36 28 9 7 1
2016-2017 40 29 9 7 1
2017-2018 40 7 12 8
8 Mầm non Hoạ 2015-2016 16 8 1 0
Stt Trường Năm học TS GV
GV giỏi các cấp Cấp
trường
Cấp quận
Cấp TP
Cấp QG
My 2016-2017 16 8 1 0
2017-2018 16 10 1 0
9 Mầm non Sen Hồng
2015-2016 20 17 5 1
2016-2017 20 18 5 1
2017-2018 20 19 5 5
10 Mầm non Hoa Niên
2015-2016 31 6 2 1
2016-2017 28 9 2 1
2017-2018 32 7 3 1
(Nguồn: Số liệu do Phòng GD cung cấp) Ngành GD Ngũ Hành Sơn đã đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường, trong đó có các trường Mầm non trong Quận. Vì vậy HĐ của tổ CM trong các trường Mầm non đã trở thành HĐ nòng cốt. Phong trào dự giờ thăm lớp, lên lớp mẫu để rút kinh nghiệm trong tổ hàng tuần hàng tháng, việc thi GV dạy giỏi các cấp, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng, đồ chơi đã trở thành HĐ thường xuyên, diễn ra sôi nổi, đều khắp trong các nhà trường Mầm non. Chính nhờ HĐ CM đó mà số GV dạy giỏi trong các trường Mầm non tăng lên đáng kể. Nhiều trường Mầm non đã vươn lên trở thành trường tiên tiến xuất sắc như trường MN Ngọc Lan, MN Hoàng Anh, MN Sen Hồng.
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy được số GV dạy giỏi các cấp tăng nhưng chủ yếu tập trung ở các trường mầm non công lập. Ở các trường mầm non tư thục thì trong năm học gần đây nhất, giáo viên đã tham gia thi giáo viên giỏi cấp thành phố và đạt kết quả. Đó là bằng chứng khẳng định phong trào HĐ CM của các trường MN trong quận NHS đã đi đúng hướng để đạt được mục tiêu mà Quốc hội khoá X đã đề ra cho việc thay sách của MN mà trong đó cốt lõi là đổi mới phương pháp giảng dạy
2.2.4. Thực trạng việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của giáo viên
Để tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng số lượng đồ dùng, đồ chơi trong danh mục tại các nhóm lớp và việc khai thác sử dụng, bảo quản đồ dùng, đồ chơi của giáo viên trong trường, chúng tôi đã rà soát kiểm tra thực tế đồ dùng, đồ chơi tại các nhóm lớp theo tiêu chuẩn “danh mục đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu cho Giáo dục mầm non”
và điều tra giáo viên trực tiếp đứng lớp đã thu được kết quả như sau:
Điều tra thực trạng số lượng đồ dùng, đồ chơi của các nhóm lớp theo danh mục thiết bị tối thiểu:
Bảng 2.3. Số lượng đồ dùng, đồ chơi của các nhóm lớp theo danh mục thiết bị tối thiểu khối Nhà trẻ (24 - 36 tháng) và khối 3 tuổi
Năm học
Khối NT (24-36 tháng) (Chuẩn 90 danh mục)
Khối 3 tuổi (Chuẩn 104 danh mục)
SL có SL thiếu SL có SL thiếu
SL TL
%
Tăng
(%) SL TL
%
Giảm
(%) SL TL
%
Tăng
(%) SL TL
%
Giảm (%)
2016-2017 31 34 59 66 38 36 66 64
2017-2018 55 61 27% 38 43 23% 69 66 30% 35 35 29%
(Nguồn: Phòng Giáo dục) Bảng 2 4. Số lượng đồ dùng, đồ chơi của các nhóm lớp theo danh mục thiết bị tối thiểu
khối 4 tuổi và khối 5 tuổi
Năm học
Khối 4 tuổi (Chuẩn 126 danh mục)
Khối 5 tuổi (Chuẩn 124 danh mục)
SL có SL thiếu SL có SL thiếu
SL TL
%
Tăng
(%) SL TL
%
Giảm
(%) SL TL
%
Tăng
(%) SL TL
%
Giảm (%)
2016-2017 48 38 78 62 79 64 45 36
2017-2018 88 70 32% 38 30 32% 104 84 20% 20 16 20%
(Nguồn: Phòng Giáo dục)
* Nhận xét
Khi rà soát theo danh mục đồ chơi tối thiểu dành cho từng độ tuổi, số lượng đồ dùng đồ chơi tại các nhóm lớp thiếu rất nhiều. Mặc dù đã được bổ sung theo từng năm học nhưng vẫn thiếu đến 31%. Bên cạnh đó lại có những đồ dùng, đồ chơi rất đắt, khó
tìm, kinh phí đầu tư cho việc mua sắm đồ dùng đồ chơi của nhà trường còn hạn chế, có
những danh mục được đầu tư nhưng chưa đủ số lượng, có những danh mục không có
(một phần vì không có kinh phí, một phần vì không có để mua). Ví dụ như một số PTGT đường thuỷ như: xuồng, ca nô,…; PTGT đường hàng không như: khinh khí cầu, tên lửa,… không có để mua còn một số đồ chơi khác như; bộ xếp hình các PTGT, lắp ghép trang trại thì vừa đắt, vừa khó mua.. Còn những đồ dùng đồ chơi rẻ, dễ kiếm thì lại mua sắm trang bị nhiều gây lãng phí, ví dụ: Bộ xâu hạt (nhà trẻ), các loại lô tô…
Đồ dùng đồ chơi ngoài danh mục còn rất hạn chế. Đồ chơi sử dụng cho các nhóm lớp chủ yếu là đồ chơi cấp phát. Đồ chơi tự làm tại các nhóm lớp hầu như không có
hoặc có rất ít.
Điều đó chứng tỏ rằng việc đầu tư đồ dùng đồ chơi cho các nhóm lớp chủ yếu là theo danh mục tối thiểu nhưng chưa được đầy đủ và phong phú, việc tự làm đồ dùng đồ chơi tự tạo của giáo viên còn rất hạn chế (có biểu mẫu kèm theo)
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên
Năm học
Số giáo viên
Hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của việc
sử dụng ĐDĐC
Hiểu nhưng chưa đầy đủ.
Không thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDĐC Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
2017-2018 20 3 15% 11 55% 6 30%
(Nguồn: Phòng Giáo dục)
* Nhận xét:
Về nhận thức: Một số giáo viên đã dần dần có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng - đồ chơi song chưa thật sự tích cực, năm đầu tiên chỉ đạo thực hiện mới có 15% giáo viên nhận thấy vai trò của đồ dùng đồ chơi trong tổ chức hoạt động cho trẻ là rất quan trọng và 55% giáo viên hiểu nhưng chưa đầy đủ và có 30% số giáo viên cho là không quan trọng.
Từ số liệu khảo sát ta thấy giáo viên còn chưa có được nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề này dẫn đến việc sử dụng và bảo quản ĐDĐC sẽ không mang lại hiệu quả cao.
2.4.5. Thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ
* Điểm mạnh:
Đối với các trương công lập:
- Các tổ chuyên môn đã chỉ đạo, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của tổ trưởng và nhà trường.
- Có đầy đủ các loại sổ sách theo quy định về hồ sơ của tổ chuyên môn.
- Có kế hoạch sinh hoạt theo tuần, tháng, năm học.
- Các tổ trưởng chỉ đạo các tổ viên hoàn thành nhiệm vụ.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, dự giờ, xếp loại giờ dạy, xếp loại giáo viên theo từng tháng, học kỳ, năm học.
- Đẩy mạnh phong trào “Dạy tốt – Học tốt” từng bước đưa chất lượng dạy và học
đi lên và đạt được một số kết quả trong hoạt động dạy và học.
Đối với các trường tư thục:
- Có bầu chức danh TTCM, TPCM
- Có đầy đủ các loại sổ sách theo quy định về hồ sơ của tổ chuyên môn.
- Có kế hoạch sinh hoạt theo tuần, tháng, năm học.
- Có tổ chức sinh hoạt nhưng không đều đặn.
* Tồn tại:
Qua quan sát thực tế và kiểm tra cho thấy hoạt động của tổ chuyên môn còn mang nặng tính hình thức, kém hiệu quả chưa đảm bảo được khâu trung gian giữa ban giám hiệu với giáo viên. Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt còn nghèo nàn, tính phát biểu xây dựng của các thành viên trong tổ còn ít. Các chủ đề, chuyên đề chưa có chiều sâu, việc dự giờ thăm lớp chưa đảm bảo, góp ý giờ học còn qua loa, xếp loại giờ dạy không sát với thực tế giảng dạy của giáo viên nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi của giáo viên. Nội dung đưa ra trao đổi chưa phong phú,chỉ xoay quanh những nội dung cũ, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ; những vấn đề mới và khó giải quyết ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn chưa tổ chức cho giáo viên thảo luận những vấn đề mới và khó trong chương trình. Thống nhất những vấn đề trọng tâm, chưa dự kiến biện pháp giải quyết khả thi theo khả năng của giáo viên trong tổ chuyên môn. Một số giáo viên chưa nắm chương trình GDMN chưa thấy được vị trí và yêu cầu về trình độ kiến thức mà môn mình cần đạt. Từ đó không xác định những vấn đề cần tập trung, rút kinh nghiệm cho bản thân hoặc cần thảo luận ở tổ chuyên môn.
Đầu năm học tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên trong tổ trao đổi những vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị cho giảng dạy có định hướng chung thống nhất trong tổ và những việc phải làm của tổ trong cả năm nhưng còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng.
Tổ chức thảo luận nội dung chương trình để phát hiện những vấn đề khó khi dạy, phân tích các phươg pháp có thể vận dụng nhưng chưa nêu rõ những điểm mạh, điểm yếu của mỗi phương pháp. Tổ chức làm đồ dung, đồ chơi dạy học những chưa mạnh, giáo viên chủ yếu làm lại theo những đồ đã cũ chưa có nhiều sự sáng tạo, đổi mới.
Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc soạn bài của giáo viên hai tuần một lần nhưng chưa mạnh dạn, nhận xét, góp ý một cách cụ thể để giúp các giáo viên soạn bài