CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.5. So sánh kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.3. Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động tổ chuyên môn
Tên biện pháp Cần thiết Khả thi
Điểm TB Thứ bậc
Điểm TB
Thứ bậc
1
Quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới
3 1 2,92 1
2 Tăng cường quản lý các hoạt động chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 2,86 3 2,84 3
Tên biện pháp Cần thiết Khả thi Điểm TB Thứ
bậc
Điểm TB
Thứ bậc
3
Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn
2,78 5 2,8 4
4
Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
2,9 2 2,86 2
5
Tăng cường hoạt động giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm các tổ chuyên môn trong các trường bạn
2,7 6 2,76 5
Bảng 3.3: Bảng so sánh sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động tổ chuyên môn
Đánh giá về mối tương quan giữa các biện pháp QL hoạt động tổ chuyên môn qua bảng số liệu 3.3 và biểu đồ hình 3.1 cho thấy giữa mức độ cần thiết và tính khả thi có mối quan hệ với nhau, các biện pháp có sự tương ứng về chỉ số giữa hai cấp độ đó
là mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này.
Mức độ tương quan cũng chỉ ra rằng việc Quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới, Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, Tăng cường quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục được đánh giá ở mức độ cần thiết và có tính khả thi cao nhất xếp theo thứ bậc lần lượt là thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
Nhìn chung mỗi biện pháp có những ưu điểm và thế mạnh riêng, các biện pháp này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, tác động qua lại với nhau. Chính vì vậy khi QL hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường phải biết kết hợp đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa các biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của các biện pháp quản lý. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Dựa trên thực trạng Hoạt động tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non:
- Quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới.
- Tăng cường quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
- Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn.
- Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
- Tăng cường hoạt động giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm các tổ chuyên môn trong các trường bạn.
Qua khảo nghiệm của các chuyên viên, cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý tổ chuyên môn đã cho kết quả: các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và mang tính khả thi cao, phù hợp với tình hình đặc điểm và đối tượng học sinh ở các trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Hoạt động tổ chuyên môn trong các trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn những năm gần đây đã có những bước chuyển biến rõ nét, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ trong các trường mầm non, tạo được lòng tin của phụ huynh khi đưa con đến trường. Tuy nhiên những chuyển biến tích cực ấy chỉ dừng lại ở một số trường trung tâm, trường công lập của quận. Nhìn chung, hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non quận Ngũ Hành Sơn phát triển chưa đồng bộ, do kế hoạch hoạt đông chung của từng tổ đôi khi còn chung chung chưa phù hợp với thực tiễn của tổ.
Trong tổ chuyên môn, người tổ trưởng vẫn chưa phát huy được khả năng và thể hiện vai trò quản lý của mình do họ chưa được tin tưởng uỷ quyền, giao việc. Việc sinh hoạt chuyên môn và tự bồi dưỡng của tổ chuyên môn đôi khi còn hình thức, chưa chú ý đến thực chất với những nội dung sinh hoạt tổ nghèo nàn. Trong giảng dạy, còn có
những hiện tượng dạy chay, ngại sử dụng đồ dùng dạy học… Thực tế ấy do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của người Hiệu trưởng còn chưa chặt chẽ và đồng bộ.
Xuất phát từ các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn như trên chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trường. Đó là các biện pháp quản lý sau đây:
Biện pháp 1: Quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới.
Biện pháp 2: Tăng cường quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
Biện pháp 3: Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn.
Biện pháp 4: Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Biện pháp 5: Tăng cường hoạt động giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm các tổ chuyên môn trong các trường bạn.
Kết quả xin ý kiến chuyên gia cho thấy các chuyên gia đánh giá cao về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 5 biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn mà đề
tài đã đề xuất.
Trong 5 biện pháp mà chúng tôi đề xuất ở trên thì cả 5 biện pháp đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có tác dụng hỗ trợ nhau và mỗi biện pháp lại có tác dụng với
hoạt động tổ chuyên môn ở một khía cạnh nhất định và chúng đều hướng tới mục đích chung là đưa hoạt động tổ chuyên môn và nề nếp, hoạt động tích cực, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Chính vì thế, không nên quá coi trọng biện pháp này mà xem nhẹ biện pháp kia, trong quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp.
2. Khuyến nghị.
Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường mầm non có được thực thi hay không phải có sự chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các đơn vị liên quan trong và ngoài ngành, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất các khuyến nghị sau đây:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong điều lệ trường mầm non cần có điều khoản quy định chi tiết, cụ thể, rõ
ràng hơn về vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn trong trường mầm non.
Có chương trình bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ quản lý trường mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lý đương nhiệm góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý, lý luận khoa học quản lý để hạn chế tình trạng chỉ quản lý theo kinh nghiệm mà không có sự phối hợp với khoa học quản lý.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng
Có chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ nguồn để khi được bổ nhiệm họ không bị ngỡ trong công tác quản lý.
Xây dựng chương trình để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn.
Có sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn, quan tâm đến mũi nhọn làm nòng cốt cho ngành học.
2.3. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ngũ Hành Sơn
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường mầm non.
Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kịp thời công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, có chế độ khen thưởng kịp thời.
Phối hợp chặt chẽ với trường bồi dưỡng cán bộ và các chuyên gia hàng đầu ngành về giáo dục mầm non của Vụ mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo trong lĩnh vực quản lý… để bồi dưỡng, nâng cao năng lưc quản lý trong ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục mầm non nói riêng.
2.4. Đối với các nhà trường
Các đồng chí Hiệu trưởng phải thực sự chăm lo cho công tác chuyên môn, vận dụng biện pháp quản lý chuyên môn cho phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường.
Các đồng chí Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh đạn trong việc uỷ quyền giao việc, phân cấp rõ ràng trong quản lý hoạt động chuyên môn để hoạch định rõ phần việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên. Tránh tình trạng ôm đồm công việc, chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện.
Lựa chọn hàng ngũ tổ trưởng chuyên môn không những giỏi về chuyên môn mà còn thể hiện năng lực quản lý, có khả năng lập kế hoạch và tập hợp quần chúng.
Không những vậy, còn thể hiện khả năng hợp tác trong quá trình làm việc, phối hợp tổ với ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn khác để làm cho công tác quản lý của nhà trường thuận lợi.
Quan tâm đúng mức cả vật chất và tinh thần đến đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
Sắp xếp, phân bố chuyên môn hợp lý, không nên sắp xếp một tổ có quá nhiều khối lớp, sẽ rất khó khăn cho công tác chỉ đạo chuyên môn và quản lý của tổ trưởng chuyên môn.
Cần thay đổi quan niệm kiểm tra, không nên quá coi trọng đến việc kiểm tra kết quả mà phải chú ý đến việc kiểm tra quá trình.
Cần quản lý chặt chẽ nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Cần phát huy sáng kiến cải tiến nội dung sinh hoạt chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Quốc Bảo – Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn và phát triển và quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.
[2] Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên. Nxb lí luận chính trị, Hà Nội.
[3] Bộ GD&ĐT, Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 V/v ban hành Điều lệ trường mầm non.
[4] Bộ GD&ĐT (2017), Chương trình giáo dục mầm non, NXB GD Việt Nam.
[5] Bộ GD&ĐT (2008), Điều lệ trường mầm non (Ban hành theo quyết định 14/2008/
QĐ-BGDĐT ngày 07/04/2008).
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về Giáo dục và Đào tạo. NXB giáo dục.
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2008 qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
[8] Phạm Thị Châu - Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề quản lý Giáo dục mầm non, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[9] Phạm Thị Châu (1994), Quản lý Giáo dục mầm non. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[10] Chiến lược giáo dục mầm non từ năm 1998 đến năm 2020 (1999). Nxb Hà Nội.
[11] Phạm Khắc Chương, (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[12] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[13] Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng.
[14] Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[15] Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về Quản lý giáo dục và khoa học giáo dục.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[16] Nguyễn Thị Bích Hạnh (2009) "Cẩm Nang Nghiệp Vụ Quản Lí Giáo Dục Mầm Non - Kiến Thức Và Kỹ Năng”, Nxb Hà Nội.
[17] Harold Kootz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
[18] Nguyễn Văn Huấn (2010), hoạt động tổ chuyên môn trong các trường THCS, THPT. NXB ĐHSP.
[19] Nguyễn Văn Huấn (2010), Hoạt động tổ chuyên môn trong các trường THCS, THPT. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[20] Bùi Minh Hiền (CB) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lí giáo dục, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
[21] O.V.Kozlova và I.N.Kuznetsov (1976), Những cơ sở khoa học của quản lý sản xuất. Nxb KHXH, Hà Nội
[22] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
[23] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2015), Quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
[24] Luật Giáo dục (2009), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2005. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[25] M.Lkonđakôp (1984) Cơ sở lý luận của Khoa học quản lý giáo dục.Trường CBQLGD TW - Hà Nội.
[26] Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[27] Bùi Việt Phú (CB) – Trần Xuân Bách – Lê Quang Sơn (2018), Công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn trường Tiểu học – Giáo trình sau đại học, Trường ĐHSP – ĐHĐN.
[28] Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015
[29] Đinh Văn Vang (1997), Một số vấn đề quản lý trường mầm non. NXB Giáo dục.
[30] Viện ngôn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt. Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
[31] Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
[32] Đặng Vũ Hạt, Hà Thế Ngữ ( 1998), Giáo dục học- Tập 1,2, NXB Giáo dục.
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non)
1. Trong trường mầm non tổ chuyên môn có vị trí, vai trò nhất định cho sự phát triển của mỗi giáo viên và nhà trường. Xin Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau của tổ chuyên môn (đánh dấu X vào nội dung lựa chọn):
Tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong nhà trường.
+ Rất quan trọng + Quan trọng
+ Bình thường + Không quan trọng
2. Xin đồng chí cho biết mức độ đánh giá hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non.
STT Các nội dung đánh giá
Mức độ nhận thức
Mức độ thực hiện
Mức độ hiệu quả Tốt TB Yếu Tốt TB Yếu Tốt TB Yếu
1
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học.
2
Trao đổi rút kinh nghiệm về
thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
3 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiêp vụ
4 Đánh giá chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
5 Sinh hoạt các chuyên đề, tổ, tổ chức thao giảng.
Kiểm tra giám sát về việc quản
STT Các nội dung đánh giá
Mức độ nhận thức
Mức độ thực hiện
Mức độ hiệu quả Tốt TB Yếu Tốt TB Yếu Tốt TB Yếu 6 lý, sử dụng
đồ dùng dạy học
7 Kiểm tra việc soạn giảng, thực hiện hồ sơ sổ sách giáo viên.
8
Tham gia viết SKKN, ứng dụng SKKN trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
9
Tổ chức các phong trào thi đua ở tổ, hoạt động ngày hội ngày lễ, công tác xã hội hoá, công tác đoàn thể, ….
10 Đánh giá, xếp loại giáo viên.
11 Đề xuất khen thưởng kỷ luật.
3. Đồng chí đánh giá thế nào về mức độ thực hiện lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn
STT Nội dung Mức độ thực hiện
Tốt TB Yếu
1 Xác định mục tiêu 2 Cụ thể hoá mục tiêu
3 Xác định các hoạt động ưu tiên 4 Xác định các nguồn lực
5 Xây dựng lịch hoạt động
6 Xây dựng cách thức thực hiện hoạt động
4. Đồng chí đánh giá thế nào về mức độ thực hiện Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn
STT Nội dung Mức độ thực hiện
Tốt TB Yếu
1
Tổ chức hoạt động: Phân loại hoạt động tổ chuyên môn
Xác định khối lượng công việc
Cấu trúc các nhóm hoạt động có sự hỗ trợ lẫn nhau
Xác định những cá nhân nòng cốt với từng loại hoạt động
2
Phân công chuyên môn cho giáo viên căn cứ
Năng lực chuyên môn Khả năng hợp tác
Điều kiện hoàn cảnh Nguyện vọng cá nhân
3
Hình thức phân công chuyên môn cho giáo viên
Dạy 1 nhóm lớp trong nhiền năm Dạy 2 hoặc 3 năm 1 lớp
Dạy mỗi năm 1 lớp
Dạy đuổi từ lớp bé đến lớp lớn
4
Căn cứ bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn Điều kiện hoàn cảnh
Năng lực chuyên môn Năng lực quản lý
5
Tiêu chuẩn bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn Chuyên môn giỏi
Khả năng lập kế hoạch và quản lý tốt Có uy tín với giáo viên
Kết hợp tốt với Hiệu trưởng