So sánh quy trình bán hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty tnhh ckl việt nam (Trang 75 - 78)

 Với quy trình bán hàng cơ bản

Quy trình bán hàng cơ bản trên cơ sở lý luận là quy trình bán hàng đƣợc sử dụng thông dụng nhất đối với nhiều doanh nghiệp. Quy trình miêu tả rõ ràng các bước cần thực hiện trong quy trình bán hàng để đạt hiệu quả cao nhất. Điểm giống nhau của quy trình bán hàng của công ty CKL và quy trình bán hàng cơ bản là đều

chuẩn bị, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận khách hàng, báo giá thống nhất với khách hàng và chăm sóc khách hàng để cùng đi đến mục tiêu là đạt hiệu quả tốt nhất trong việc bán hàng và làm hài lòng khách hàng.

Mặc dù vậy, công ty CKL lại có một số bước khác với quy trình bán hàng cơ

bản là công ty hầu như không tập trung hay không có bước tiếp cận khách hàng và bước giới thiệu trình bày về sản phẩm mà thay vào đó là chú trọng nhiều cho việc tiếp nhận đơn hàng và xử lý đơn hàng. Lí do là công ty CKL tập trung chủ yếu là ở khách hàng có sẵn và thân thuộc với công ty, nên công ty thường chỉ nhận đơn hàng, xử lý đơn hàng và giao hàng là chủ yếu, bên cạnh đó do số lƣợng nhân viên bán hàng còn ít nên việc tiếp cận khách hàng và giới thiệu trình bày sản phẩm với khách hàng thường không diễn ra thường xuyên.

 Với quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế Interfood

Hình 2.11: Quy trình bán hàng của Interfood [12].

Bắt đầu Tìm kiếm khách

hàng

Tiếp cận sơ bộ khách

hàng

Tiếp cận

khách hàng

Giới thiệu sản phẩm

Ký kết hợp đồng

Thuyết phục khách hàng

Thực hiện hợp

đồng Kết thúc

47

Quy trình bán hàng của Interfood cũng gần giống với quy trình bán hàng cơ bản trên cơ sở lý luận, và cũng thực hiện theo trình tự các bước như quy trình bán hàng cơ bản.

Điểm giống nhau của quy trình bán hàng của công ty CKL và quy trình bán hàng của Interfood là đều chuẩn bị, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận khách hàng, báo giá thống nhất với khách hàng và chăm sóc khách hàng.

Điểm khác nhau là Interfood lại tập trung vào việc luôn tìm kiếm khách hàng mới, vì vậy Interfood chú trọng cho việc tiếp cận khách hàng ở phương diện trực tiếp và cả gián tiếp như giới thiệu khách hàng tại các cửa hàng, siêu thị hay thường xuyên có các hoạt động marketing để thu hút người tiêu dùng.

Còn về phía công ty CKL thì quy trình công ty chủ yếu tập trung cho các khách hàng lâu năm của công ty. Đối với khách hàng cũ, quan trọng nhất là bước kết thúc bán hàng hay còn gọi là chốt đơn hàng. Khi khách hàng có nhu cầu lấy thêm hàng cần phải chốt và lấy hàng một cách nhanh chóng, để khách hàng thấy đƣợc sự nhanh nhẹn và thân thiện của mình.

48

Bảng 2.6: So sánh quy trình bán hàng

Quy trình bán hàng

của Công ty CKL

Quy trình bán hàng của Công ty Interfood

Quy trình bán hàng

cơ bản

Giống

nhau

 Hướng đến mục tiêu xây dưng quy trình bán hàng hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian bán hàng, thời gian và chi phí từ khi chào hàng đến khi sản phẩm đến tay khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

 Tạo được sự hài lòng, tin tưởng và trung thành của khách hàng đối với công ty.

 Quan trọng quá trình chăm sóc khách hàng khi bán hàng và sau khi mua hàng.

Khác

nhau

 Quy trình bán

hàng hiện tại gồm

10 bước.

 Tập trung chủ yếu

vào khách hàng cũ của công ty.

 Quy trình chủ yếu

là các bước tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng.

 Ít có các chương

trình, hoạt động để tìm kiếm khách hàng mới.

 Quy trình bán hàng hiện tại gồm 9 bước.

 Tập trung vào nhiều nhóm khách hàng.

 Có nhiều chương trình, hoạt động để tìm kiếm khách hàng mới.

 Quy trình chủ yếu

là các bước tiếp xúc khách hàng và chào hàng.

 Quy trình bán hàng gồm 7 bước.

 Tập trung vào nhiều nhóm khách hàng.

 Quy trình tổng quát các bước cần thiết từ tiếp xúc khách hàng đến khi nhận và xử lý đơn hàng.

Nhận xét: Mặc dù có một số sự khác nhau trong quy trình bán hàng về việc

tiếp cận và xử lý đơn hàng cho khách hàng, nhƣng quy trình bán hàng của công ty CKL và quy trình bán hàng của Interfood đều hướng đến mục tiêu chung là xây dựng nên quy trình bán hàng phù hợp nhất với công ty, để tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng lợi nhuận và tạo sự hài lòng khi mua sản phẩm tại công ty. Qua đó, tôi cũng có kiến nghị với phía công ty CKL là cần hoàn thiện hơn quy trình bán hàng, không chỉ nên quá tập trung vào khách hàng sẵn có mà nên tìm kiếm thêm khách hàng mới, từ đó có thể giúp công ty mở rộng thêm thị trường.

49

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty tnhh ckl việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)