Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 55 - 59)

Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị

3.1.1.1. Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án với điều kiện tự nhiên và kinh tế

xã hội

− Khu triển khai dự án nằm trong khu quy hoạch dân cư tập trung, xung quanh không có các công trình xây dựng phát triển công nghiệp, sản xuất nên không làm ảnh hưởng về mặt môi trường về lĩnh vực này.

− Hiện tại khu vực triển khai dự án là bãi đất trống, các hướng tiếp giáp đều gần với khu vực giao thông thuận lợi như đường 58, đường Quốc Hưởng, Xa lộ Hà Nội. Khu vực dự án nằm tại điểm có hệ thống giao thông thuận tiện cho quá trình đi lại của người dân từ khu vực vào trong các quận nội thành, trung tâm hành chính tập trung.

− Khu vực nằm trong khu đất quy hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố nhằm xây dựng văn phòng đại diện, nhà khách tỉnh Hậu Giang và khu thương mại-dịch vụ kết hợp căn hộ đã được phê duyệt do đó dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển. Ngoài ra, dự án cũng đã được UBND quận 2 chấp thuận thỏa thuận quy hoạch kiến trúc theo văn bản số 2020/UBND-QLĐT ngày 16/05/2017.

− Khu đất xây dựng dự án nằm trong khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi 157,975ha (143ha cũ)

duyệt quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 số 5591/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 và 4289/QĐ-UBND ngày 31/08/2015 (điều chỉnh quy hoạch) về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật. Do đó, việc hình thành và phát triển dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển định hướng của khu vực.

− Ngoài ra, chủ dự án đã liên hệ các đơn vị quản lý hạ tầng cấp điện, cấp nước, đấu nối giao thông để hoàn thành các thủ tục cấp phép đấu nối.

− Khi triển khai và đi vào hoạt động dự án góp phần giải quyết vấn đề nhà ở, đây là vấn

đề cấp thiết của Thành phố nói chung. Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động sẽ ghép nối hạ tầng kỹ thuật với khu vực, tạo cảnh quan đô thị, dự án dự kiến sẽ tạo lên hình ảnh đẹp cho khu vực.

3.1.1.2. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất, tái định cư

Khu đất triển khai dự án hiện là đất trống hoàn toàn, đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và các thủ tục đền bù. Do đó không làm ảnh hưởng đến dân cư khu vực, vì vậy báo cáo không đánh giá về tác động này.

3.1.1.3. Đánh giá tác động của hoạt động san lấp mặt bằng

A. Các tác động liên quan đến chất thải

Đánh giá quá trình thu dọn, chuẩn bị mặt bằng

Hiện tại trên mặt bằng dự án là đất trống bằng phẳng (trước đó là sân bóng nhân tạo), xung quanh đã được xây bao tường bằng gạch (trừ phía Nam giáp rạch Thảo Điền không có tường vậy, chỉ 5 cây thân gỗ lâu năm và một số cây bụi làm hàng rào chắn, do đó quá trình thu dọn các thảm thực vật này diễn ra tương đối đơn giản.

Thời gian tiến hành phát quang ngắn, trong vòng 1 ngày. Do đó tác động từ quá trình này là không lớn, và có thể kiểm soát được.

Hoạt động xây dựng lán trại, lắp vận thăng, khu lưu trữ vật liệu

Để chuẩn bị ổn định cho quá trình thi công xây dựng, trước tiên đơn vị thi công sẽ bố trí các khu vực, hạng mục phục vụ xây dựng như lắp đặt lán trại. Sử dụng 01 văn phòng di động đặt tại giáp đường 58. Do văn phòng dạng đã hoàn thiện nên tác động trong quá trình lắp đặt là không đáng kể.

Khu vực lưu trữ vật liệu được bố trí gần khu văn phòng làm việc, sử dụng khung sắt, tường mái tole để lưu trữ. Diện tích khu lưu trữ vật liệu là 50m2. Khối lượng vật tư cần thiết

để lắp đặt dự kiến khoảng 4 tấn sắt, tole các loại. Thời gian lắp đặt trong vòng 1 – 2 ngày. Do

đó đây không phải là nguồn tác động lớn đến môi trường.

Khu vực lắp đặt vận thăng đặt tại cuối khu đất giáp Khu dân cư, tiến hành đổ đế vận thăng bằng bê tông tươi. Lắp đặt các đốt vận thăng theo thiết kế. Thời gian lắp đặt trong vòng

5 – 6 ngày. Tổng khối lượng vật liệu, phụ tùng vận thăng khoảng 5 tấn.

Theo tính toán dự kiến để phục vụ cho quá trình trong ngày lớn nhất khi tập kết toàn

bộ máy móc thiết bị là 10 xe/ngày

Qua đó cho thấy nồng độ khí thải phát sinh trong quá trình này nằm trong giới hạn cho phép quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT.

Tác động từ nước thải

Trong quá trình chuẩn bị cho dự án sử dụng 30 công nhân nhằm tiến hành thu dọn mặt bằng, lắp đặt máy móc chuẩn bị cho thi công, lắp đặt khu vực lán trại và khu tập kết vật liệu. Thời gian này kéo dài trong khoảng 7 ngày do đó nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt

sẽ phát sinh trong giai đoạn này.

Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng và cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu trong đó có chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Để đánh giá mức độ ô nhiễm do nguồn thải này, tải lượng ô nhiễm phát sinh và nồng độ chất ô nhiễm, tham khảo Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – Trần Văn Nhân &

Ngô Thị Nga, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 1999 và tải lượng tính toán phát sinh trong ngày được trình bày tại sau:

Bảng 3- . Nồng độ và tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai

đoạn chuẩn bị

Stt Chất ô nhiễm

Nồng độ trung bình(*) (mg/l)

Tải lượng (kg/ngày)

QCVN 14:2008/BTNMT Cột B

(mg/l)

1 pH 6,8 - 5-9

2 Chất rắn lơ lửng (SS) 220 0,99 -

3 COD 500 2,25 -

4 BOD5 250 1,125 50

5 N-NH4+ và Nitơ hữu cơ 40 0,18 -

6 Tổng phospho 8 0,036 -

Theo bảng trên ta thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt là tương đối cao, đa số đều vượt QCVN 14:2008/BTNMT - cột B (ví dụ như BOD5 vượt chuẩn 5 lần,

SS vượt 2,2 lần,…). Nguồn thải này gây ô nhiễm chất lượng nước quanh khu vực dự án nếu không có biện pháp quản lý tốt. Do đó, khi nước thải sinh hoạt nhiễm chất bài tiết và thấm vào đất thì đây chính là nguồn ô nhiễm chủ yếu cho môi trường đất và nước ngầm của khu vực. Vì vậy, chủ dự án sẽ yêu cầu các nhà thầu thi công có biện pháp hiệu quả thu gom và xử

lý nước thải sinh hoạt tại khu vực theo quy định.

Chủ dự án sẽ yêu cầu đơn vị thi công đưa ra giải pháp thu gom bằng nhà vệ sinh di động, sau đó chuyển giao toàn bộ nước thải này cho đơn vị vận chuyển, xử lý có chức năng

để giảm thiểu tác động từ nguồn ô nhiễm này.

Tác động từ chất thải rắn

Nguồn phát sinh, khối lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này có thể thống

kê bao gồm:

− Chất thải rắn sinh hoạt từ công nhân: giai đoạn này tập trung khoảng 30 công nhân nên lượng chất thải rắn từ nguồn này phát sinh khoảng 15 kg/ngày. Thành phần chủ yếu là thực phẩm, nilong, chai lọ nhựa….

− Chất thải nguy hại từ quá trình lắp đặt vận thăng, lán trại…: hoạt động lắp đặt sẽ sử dụng các loại dầu mỡ hỗ trợ quá trình lặp đặt vận hành máy. Do đó có thể phát sinh các loại CTNH như: dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu nhớt, que hàn… với khối lượng ước tính khoảng 10 kg/quá trình.

Quá trình chuẩn bị diễn ra ngắn nên tổng lượng chất thải phát sinh từ hoạt động này không cao. Chất thải chủ yếu là các thành phần rắn như thực vật trên mặt bằng khi thu dọn, chủ dự án và đơn vị thi công sẽ kí hợp đồng vận chuyển xử lý đối với các loại chất thải với các đơn vị có chức năng theo đúng quy định trước khi triển khai dự án.

B. Các tác động không liên quan đến chất thải

An toàn lao động

− Công nhân làm việc trên các giàn giáo khi lắp vận thăng có thể bị té ngã khi di chuyển.

− Có thể té, ngã khi ra vào máy vận thăng lồng. Máy vận thăng có thể bị sự cố, rơi rớt

do thi công, lắp đặt không đúng kỹ thuật hoặc chở quá tải;

− Công trường thi công thường xuyên có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến tai nạn trên đường nội bộ;

− Quá trình sử dụng các loại phương tiện cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất cao có thể đổ, rơi vỡ;

− Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì nguy cơ gây ra tai nạn lao động

do đất mềm, trơn cũng như các sự cố về điện sẽ dễ xảy ra hơn.

Tác động về giao thông

− Tăng đột biến số lượng phương tiện giao thông ra vào khu vực và tuyến đường xung quanh, đặc biệt là giao thông xung quanh Cầu Sài Gòn.

− Các phương tiện vận chuyển các vật tư lán trại, vận thăng, bê tông đổ đế vận thăng ra vào dự án nếu không được kiểm soát tải trọng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng đường giao thông khu vực.

− Phương tiện giao thông đi lại làm phát sinh bụi ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.

− Khi vận chuyển các vật tư có kích thước lớn như các đốt vận thăng có thể xảy ra sự

cố khi không cẩn thận trong quá trình vận chuyển.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w