Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 85 - 98)

Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG

3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án

3.1.2.1. Các tác động liên quan đến chất thải

o Tác động từ khí thải

Khí thải từ hoạt động giao thông

Việc hình thành khu nhà sẽ kéo theo việc gia tăng hoạt động giao thông trong khu vực

vì hầu hết người dân trong khu vực sử dụng xe máy, ô tô phục vụ cho việc đi lại. Do đó, tác động đến môi trường không khí của khu vực dự án chủ yếu là do khí thải, tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển của người dân trong khu vực dự án.

Việc hình thành khu nhà ở sẽ kéo theo việc gia tăng hoạt động giao thông trong khu vực vì hầu hết người dân trong khu vực sử dụng xe máy, ô tô phục vụ cho việc đi lại. Do đó, tác động đến môi trường không khí của khu vực dự án chủ yếu là do khí thải, tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển của người dân trong khu vực dự án.

Khu vực dự án hoạt động với tính chất là chung cư nên phương tiện di chuyển trong khu vực chỉ bao gồm các loại xe gắn máy và xe ô tô có dung tích nhỏ hơn 2.000cc.

Bảng 3- . Ước tính số lượng xe tại khu vực dự án

Hạng mục Nhu cầu chỗ đỗ xe Số lượng Số lượng xe

Căn hộ chung cư Xe máy 1 hộ/2 xe

264 căn hộ 891

Xe ôtô con 6 hộ/1 xe 125

Cửa hàng bán lẻ Xe máy -

-

50

Xe ô tô - 15

Xe khách vãng lai Xe máy - 100

− Tốc độ chạy bình quân của xe ra vào dự án là 20 km/h = 5,5.10-3 km/s.

− Tải lượng ô nhiễm được xác định theo công thức sau:

− L (g/s) = Số lượng xe x 5,5.10-3 x hệ số ô nhiễm

Dựa vào hệ số ô nhiễm của các khí phát thải theo tài liệu “Assessment of Sources of

Air, Water, and Land Pollution” của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) và công thức trên kết

quả tính toán tải lượng ô nhiễm được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3- . Hệ số và tải lượng ô nhiễm của các khí phát thải

Stt Khí thải

Xe gắn máy 4 thì Xe ôtô dung tích 1400 – 2000cc

Hệ số ô nhiễm (*) (g/km)

Tải lượng ô nhiễm (g/s)

Hệ số ô nhiễm (*) (g/km)

Tải lượng ô nhiễm (g/s)

1 SO2 0,76S 0,69 1,94S 0,16

2 NOx 0,3 2,72 0,25 0,22

3 CO 20 181 1,49 1,3

4 Bụi - - 0,07 0,06

5 VOC 3 27,23 0,19 0,16

(*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution - WHO, 1993.

Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (%),

Theo Petrolimex, hàm lượng lưu huỳnh (xăng là 0,05%; dầu DO là 0,25%).

Như vậy kết quả trên cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện giao thông ra vào dự án là không lớn, bên cạnh đó khu vực dự án có môi trường nền khá tốt nên có thể làm sạch nguồn ô nhiễm này.

Khí thải từ hoạt động của máy phát điện

Khi bị mất điện hay có sự cố về điện, khu chung cư của dự án sẽ sử dụng máy phát điện dự phòng để duy trì tạm thời hoạt động của khu căn hộ. Khi máy phát điện hoạt động sẽ phát sinh ra khí thải, trong đó có các thành phần ô nhiễm chính là: bụi, SO2, NOx, CO, VOC. Đây là các tác nhân gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Dự án dự kiến sử dụng 02 máy phát điện 1000 kVA.

Tính toán tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm đối với máy phát điện

Tùy thuộc vào công suất vận hành, công nghệ sản xuất và tình trạng của các loại máy phát điện mà thực tế các loại thiết bị này có mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau, tham khảo mức tiêu thụ nhiên liệu của máy phát điện sử dụng nhiện liệu bằng dầu DO, nhiên liệu cần thiết để máy phát điện hiện đại sản xuất ra 1KVA là 0,24 - 0,4 lít dầu DO.

Dự án sẽ trang bị 2 máy phát điện với công suất mỗi máy là 1000 kVA, nhiên liệu cho hoạt động của máy phát điện là dầu DO (0,05%S), theo điều kiện tiêu hao nhiên liệu tối đa là 0,4 lít/KVA thì khối lượng dầu DO cần thiết để tạo ra 1000KVA là 360 lít.

Khối lượng riêng của dầu DO là 0,85kg/lít.

→ M = 360 lít/h × 0,85kg/lít = 221kg/h.

Áp dụng các công thức tính toán lượng khí thải phát sinh từ việc đốt cháy nhiên liệu

DO theo sách Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Tập 3: Lý thuyết tính toán và công nghệ

xử lý khí độc hại – GS.TS.Trần Ngọc Chấn – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Bảng 3- . Thành phần dầu DO

Ap% Cp% Hp% Np% Op% Sp% Wp%

0,05 85,9 12 0,5 0,7 0,5 0,35

Nhiệt năng của dầu DO được tính theo công thức:

QP= 81×CP + 246×HP + 26×(OP – SP) – 6×WP, kcal/kg

− Hệ số thừa không khí: α = 1,2

− Hệ số tro bụi bay theo khói: a = 0,8

− Nhiệt độ khói thải: t = 220oC.

Từ các thành phần của dầu DO và các hệ số như trên ta tính được:

Qp = 81×85,9 + 246×12 – 26×(0,7 – 0,5) – 6×0,35= 9.902,60 kcal/kg Bảng 3- . Công thức tính toán sản phẩm cháy (SPC) ở điều kiện chuẩn

STT Đại lượng tính toán Đơn

vị

hiệu Công thức tính

1 Lượng không khí khô lý

thuyết cần cho quá trình cháy m3/kg Vo

Vo= 0,089Cp + 0,264Hp – 0,0333(Op – Sp)

2 Lượng không khí ẩm lý thuyết

cần cho quá trình cháy m3/kg Va Va= (1 + 0,0016d)Vo

3

Lượng không khí ẩm thực tế

với hệ số thừa không khí α =

1,2÷1,6

m3/kg Vt Vt= αVa

4 Lượng khí SO2 trong SPC m3/kg VSO2 VSO2= 0,683×10-2×Sp

5

Lượng khí CO trong SPC với

hệ số cháy không hoàn toàn

về hóa học và cơ số η (η=

0,01÷0,05)

m3/kg VCO VCO= 1,865×10-2×η× Cp

6 Lượng khí CO2 trong SPC m3/kg VCO2 VCO2= 1,853×10-2×(1-η)×Cp

7 Lượng hơi nước trong SPC m3/kg VH2O

VH2O= 0,111×Hp + 0,0124×Wp +

0,0016×d×Vt

8 Lượng khí N2 trong SPC m3/kg VN2 VN2= 0,8×10-2×Np + 0,79×Vt

9 Lượng khí O2 trong không khí

thừa m3/kg VO2 VO2= 0,2×(α – 1)×Va

10

Lượng SPC tổng cộng (tức

lượng khói thải bằng tổng số

các mục 4÷9)

m3/kg VSPC

VSPC= VSO2 + VCO + VCO2 + VH2O +

VN2 + VO2

Bảng 3- . Công thức tính toán lượng khói thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong khói

ứng với lượng nhiên liệu tiêu thụ B, kg/h

STT Đại lượng tính

toán

Đơn

vị Ký hiệu Công thức tính Tải lượng

1

Lượng khói

(SPC) ở điều

kiện chuẩn

m3 /s Lc Lc= VSPC×B/3600

0,88

2

Lượng khói

(SPC) ở điều

kiện thực tế tkhói

oC

m3 /s LT LT= Lc×(273 + tkhói)/273

1,58

3

Lượng khí SO2

với ρSO2= 2.962

kg/m3 chuẩn

g/s MSO2

MSO2 =

(103×VSO2×B×ρSO2)/3600

0,06

4

Lượng khí CO

với ρCO= 1.25

kg/m3 chuẩn

g/s MCO MCO= (103×VCO×B×ρCO)/3600

0,17

5

Lượng khí CO2

với β = 1.977

kg/m3 chuẩn

g/s MCO2

MCO2=

(103×VCO2×B×ρCO2)/3600

192,9

6

Lượng tro bụi với

hệ số tro bụi bay

theo khói a=

0,1÷0,85

g/s Mbụi Mbụi=10×a×Ap×B/3600

0,025

7 Lượng khí NOx g/s MNOx MNOx= 1,723×10-3×B1,18 0,28

Từ tải lượng và lượng khí thải phát sinh như trên có thể tính toán dự kiến nồng độ khí thải máy phát điện như sau:

Bảng 3- . Tải lượng và nồng độ khí thải từ máy phát điện

Thông số Tải lượng

(mg/s)

Nồng độ (mg/m3)

Nồng độ (mg/Nm3) QCVN 19:2009/BTNMT, cột B

Bụi 24,56 15,50 28 200

SO2 62,10 39,26 71 500

CO 172,11 108,81 196 1000

Nhận xét: Qua tính toán có thể thấy nồng độ khí thải phát sinh từ hoạt động của máy phát điện có nồng độ thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT, cột B. Ngoài

ra máy phát điện chỉ hoạt động cục bộ nên đây không được xem là nguồn ô nhiễm chính của

dự án.

Khí thải từ vị trí tập trung chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của khu căn hộ chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt của người dân. Do đó, quá trình lưu trữ (chờ thu gom) sẽ phát sinh các khí gây mùi khó chịu

từ việc lên men phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ. Thông thường, chất thải rắn sẽ bắt đầu phân hủy sau một ngày lưu trữ. Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu

cơ bao gồm CO2, NH3, H2S, CO, CH4, Mercaptan,… Trong đó, các khí gây mùi chủ yếu là

NH3, H2S, và Mercaptan.

Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được chủ đầu tư kí hợp đồng thu gom trong ngày, các thùng chứa chất thải rắn chờ vận chuyển ra khỏi khu vực tòa nhà được bố trí tập trung tại phòng kín

và có trang bị nắp đậy cẩn thận. Các điều kiện này làm cho mùi hôi từ quá trình phân hủy hạn chế phát tán ra môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, do phòng chứa rác thải được xây dựng ngay từ ban đầu, có quy hoạch với tường bao cách ly với các khu vực xung quanh nên việc mùi hôi ảnh hưởng đến các khu vực khác gần như là không có. Ngoài ra, tần suất thu gom rác thải nguy hại là hàng ngày nên không tích trữ và xảy ra quá trình phân hủy, từ đó không làm phát sinh mùi hôi.

Khí thải và mùi từ hệ thống xử lý nước thải

Mùi trong nước thải thường gây ra bởi các khí được sản sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải, điển hình là mùi hôi của khí hydrogen sulfile (H2S) vốn

là kết quả hoạt động của các vi khuẩn khử sulphate, mùi tanh hôi của các acid béo bay hơi là sản phẩm của sự phân hủy do vi sinh vật, mercaptans cũng có mùi đặc biệt khó chịu thường gặp trong nước thải chứa chất ô nhiễm hữu cơ,…

Một số phân tử có mùi khó chịu thường gặp trong nước và ngưỡng phát hiện, nhận biết được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 3- . Danh mục và ngưỡng mùi hôi của một số chất gây mùi

Chất Cấu tạo hóa học Mùi Ngưỡng (ppm theo thể tích)

Phát hiện Nhận biết

Ammonia NH3 Khai 17 37

Chất Cấu tạo hóa học Mùi Ngưỡng (ppm theo thể tích)

Phát hiện Nhận biết

Chlorine Cl2 Mùi khó chịu 0,08 0,314

Dimethyl sulphide (CH3)2S Bắp cải thối 0,001 0,001 Diphenyl sulphide (C6H5)2S Bắp cải thối 0,0001 0,0021

Ethyl mercaptan CH3CH2SH Chồn hôi 0,0003 0,001

Hydrogen sulphide H2S Trứng thối <0,00021 0,00047

Indole C8H7N Mùi tanh 0,0001 -

Methyl amine CH3NH2 Thịt thối 4,7 -

Methyl mercaptan CH3SH Bắp cải thối 0,0005 0,001

Skatole C9H9N Phân động vật 0,001 0,019

Nguồn: Metcalf và Eddy, 1991

Tác hại của mùi hôi đối với con người chủ yếu là có tính chất tâm lý. Mùi hôi có thể gây ra chứng chán ăn, giảm hấp thu nước, suy hô hấp, nôn mửa và rối loạn tâm thần.

Do mùi hôi của khu vực HTXL nước thải mang tính thường xuyên, vì vậy việc lựa chọn vị trí xây dựng, phương thức xây dựng vô cùng quan trọng cả về mặt hạn chế mùi hôi

và mỹ quan của dự án. Chính vì lẽ đó, chủ dự án dự kiến xây dựng HTXL nước thải tập trung nằm tại phía Tây Bắc, cuối hướng gió so với toàn dự án, và hướng này ít tập trung dân cư xung quanh nhất. Ngoài ra, HTXL nước thải sẽ được xây dựng ngầm, có lắp đậy, lỗ thông hơi

do đó vừa mang tính thẩm mỹ, vừa hạn chế được phần nào mùi hôi phát sinh.

o Tác động từ nước thải

Tác động từ nước mưa

Tổng lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án trong giai đoạn chuẩn bị dự án được ước tính theo công thức sau:

Q = ϕ ×q×S Trong đó:

S : Tổng diện tích mặt bằng là 2.965,6m2;

ϕ : hệ số dòng chảy của các loại mặt phủ mặt đất ϕ= 0,3;

- 166,7 : là môdun chuyển từ cường độ mưa tính theo lớp nước sang cường độ mưa tính theo thể tích.

- q : là cường độ mưa = 166,7×i , với i là lớp nước cao nhất của khu vực vào tháng

có lượng mưa lớn nhất (theo Hoàng Huệ – 1996). Theo số liệu thủy văn của khu vực thì lượng mưa lớn nhất trong tháng 10 là 574,6mm với số ngày mưa là 23,1 ngày mưa và mỗi ngày mưa 3 giờ, suy ra i = 0,138 mm/phút.  q= 23 (l/s.ha).

Suy ra, lưu lượng nước mưa trong tháng mưa lớn nhất phát sinh tại khu vực là:

Q = 0,3×23×2.965,6/10.000 = 2,04 (l/s).

Nước mưa được quy ước là nước sạch, hơn nữa được thu gom theo hệ thống thoát nước riêng nên ít bị nhiễm bẩn bởi các nguồn ô nhiễm khác. Do đó, nước mưa sau khi được thu gom vào hệ thống thoát nước sẽ được đấu nối trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của khu vực bên ngoài mà không qua xử lý.

Tác động từ nước thải sinh hoạt

− Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn sau:

 Nước từ bồn cầu, nước chậu rửa mặt, nước từ vòi sen, nước từ nhà bếp và vòi

rửa sàn từ khu căn hộ.

 Nước thải từ các hoạt động của khu cửa hàng kinh doanh, văn phòng đại diện, nhà trẻ, khu sinh hoạt cộng đồng…

Lưu lượng nước thải:

− Tổng nhu cầu sử dụng nước cho dự án là 217,2 m3/ngày (hệ số K=1,2). Trong đó nước cấp cho mục đích sinh hoạt của con người là Qc = m3/ngày (Căn cứ theo nhu cầu sử dụng nước tại bảng 1-5). Tiêu chuẩn thoát nước sinh hoạt lấy bằng 100% lượng nước cấp (theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP)

− Nước thải sinh hoạt phát sinh bao gồm nước thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh cá nhân của dân cư trong dự án. Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu chứa các thành phần ô nhiễm như các chất cặn bã, SS, các chất hữu cơ BOD – COD, N, P và các vi sinh vật khác. Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO về tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt nếu không xử lý của dự án được thể hiện như sau:

Bảng 3- . Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

STT Chất ô nhiễm Hệ số* (g/người/ngày) Tải lượng (g/ngày)

01 BOD5 45 – 54 135.000 – 162.000

02 COD 72 – 102 216.000 – 306.000

03 Chất rắn lơ lửng 70 – 145 210.000 – 435.000

04 Nitơ 6 – 12 18.000 – 36.000

05 Amoni 2,4 – 4,8 7.200 – 14.400

06 Phostphat 0,8 – 4,0 2.400 – 3.200

Nguồn: (*) Theo WHO

Bảng 3- . Nồng độ các thông số ô nhiểm trong nước thải sinh hoạt

STT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT, cột B

01 BOD5 218 – 261 50

02 COD 348 – 494 -

03 Chất rắn lơ lửng 339 – 702 100

04 Nitơ 29 – 58 -

05 Amoni 11,6 – 23,2 10

06 Phosphat 3,9 – 5,2 10

Nhận xét: Qua đánh giá nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phát sinh có thể thấy hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT cột B, riêng chỉ tiêu Phosphat vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

Vì vậy chủ dự án sẽ có các phương án nhằm giảm thiểu tác động của nguồn ô nhiễm này. Chi tiết trình bày tại chương 4 của báo cáo.

o Tác động từ chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong khu vực dự án, bao gồm các nguồn sau:

− Chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình;

− Chất thải rắn phát sinh từ đường phố, công viên, khu cửa hàng kinh doanh

− Chất thải từ các hoạt động từ khu văn phòng đại diện, nhà khách, nhà trẻ,…

− Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải.

Trong thành phần của chất thải rắn đô thị bao gồm:

− Chất thải rắn không nguy hại:

 Chất thải rắn không nguy hại không còn khả năng tái chế: thực phẩm dư thừa

(cơm, rau, vỏ trái cây, xương các loại,…), nilon bị nhiễm bẩn, thủy tinh bể,…

 Chất thải rắn không nguy hại còn khả năng tái chế: nilon sạch, chai pet, chai thủy tinh sạch, kim loại, giấy, carton,..

− Chất thải rắn nguy hại: pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, vỏ chai xịt kiến, muỗi, dầu nhớt thải, ….

Chất thải rắn từ hộ gia đình

Với tổng số dân trong trong dự án tính toán trong trường hợp lớn nhất và với tốc độ phát sinh chất thải rắn hàng ngày của các đô thị nói chung hiện nay thì bình quân lượng chất thải rắn sinh hoạt sinh ra được tính toán như sau:

Bảng 3- . Nguồn phát sinh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

STT Nguồn phát sinh Qui mô (người) Hệ số tính toán Khối

lượng

1 Dân cư khu chung cư 891

1,3

1.158,3

2 Nhân viên cửa hàng kinh doanh 6 7,8

5 Nhân viên quản lý tòa nhà 10 1,3

8 Khách vãng lai 30 39

TỔNG 937 1218,1

Chất thải rắn sinh hoạt của người dân trong khu vực dự án dự kiến phát sinh lớn nhất như bảng trên là: 1.218,1 kg/ngày.

Thành phần chất thải rắn

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các loại rác thực phẩm có tính phân hủy cao như rau củ quả dư thừa, thức ăn khác… ngoài ra là các loại bao bì nylon, giấy, vỏ chai lon bằng nhựa hoặc kim loại. Tỉ lệ có thể tham khảo ước tính theo tổng cục môi trường như sau:

Bảng 3- . Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt

STT Thành phần Tỉ lệ (%)

1 Chất hữu cơ 51,9

2 Giấy 2,7

3 Nhựa 3,0

STT Thành phần Tỉ lệ (%)

4 Da, cao su, gỗ 1,3

5 Vải sợi 1,6

6 Thủy tinh 0,5

7 Đá, đất sét, sành sứ 6,1

8 Kim loại 0,9

9 Các loại hạt khác <10mm 31,9

Thành phần rác thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy. Do đó, nếu không được thu gom hợp lý chất thải này sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm đối với dân cư trong khu vực dự án, dân cư hiện hữu xung quanh do sự phân hủy chất hữu cơ tạo nên mùi hôi, nước rỉ rác và vi sinh vật gây bệnh.

Bùn thải từ HTXL nước thải:

Bùn thải phát sinh từ quá trình hoạt động trạm xử lý nước thải tập trung, có thành phần, khối lượng như sau:

Thành phần: Nước thải sinh hoạt có chứa thành phần chất hữu cơ cao nên trạm xử lý

nước thải của Dự án sử dụng phương pháp công nghệ bùn hoạt tính hiếu khí. Lượng bùn thải sinh ra chủ yếu từ bể xử lý sinh học với các thành phần được trình bày trong bảng sau:

Đơn vị tính: % trọng lượng khô

Bảng 3- . Thành phần hóa học của bùn từ bể sinh học.

Loại bùn Chất hữu cơ Nitơ Phốt pho Kali Chất béo

Bể sinh học 65 - 75 3,4 2,3 0,3 - 0,4 2,6

Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ - Quản lý chất thải rắn – NXB Xây dựng, 2001

Khối lượng bùn phát sinh từ bể sinh học được tính theo công thức sau:

Gbùn = 0,8.CSS + 0,3.CBOD

Trong đó:

Gbùn: Khối lượng bùn phát sinh (kg/ngày)

SS :Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải (kg/ngày); CSS = 702 mg/l = 0,702kg/m3).

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 85 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w