Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 119 - 134)

Chương 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN

4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành

4.1.3.1. Giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải

Trong thành phần khí thải của phương tiện giao thông, hàm lượng lưu huỳnh (S) có trong nhiên liệu sử dụng là chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường. Để giảm khí thải độc hại, kể

từ ngày 1/7/2007 theo quy định của Chính Phủ thì nhiên liệu dầu diezen nhập về không vượt quá 0,25% khối lượng nhằm phục vụ cho các phương tiện cơ giới đường bộ, đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 2.

Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các phương tiện. Khu nhà ở

là chung cư hiện đại, văn minh nên các loại phương tiện giao thông của các hộ dân cũng là các loại phương tiện mới, động cơ được sản xuất luôn đảm bảo thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của hoạt động giao thông đến khu vực, môi trường không khí xung quanh đảm bảo đạt quy chuẩn không khí xung quanh, một

số biện pháp sau được áp dụng:

− % đường giao thông của khu vực được trải trải bê tông và lát gạch hoàn chỉnh.

− Dọc hai bên đường được trồng các loại cây xanh thích hợp dọc các tuyến đường nội bộ nhằm tạo cảnh quan khu vực đồng thời ngăn cản, hạn chế khí thải, bụi thải phát tán vào các hộ dân, cải thiện môi trường không khí xung quanh.

Vấn đề nêu trên đều được chủ dự án tính toán và khắc phục bằng cách bê tông hóa hoàn chỉnh các tuyến đường nội bộ, các khu khuôn viên cây xanh sẽ được tiến hành ngay từ khi triển khai dự án nhằm tạo mảng xanh hạn chế ô nhiễm, điều hòa vi khí hậu, tạo cảnh quan kiến trúc hài hòa.

o Giảm thiểu tác động môi trường không khí từ máy phát điện

Khi có sự cố trên lưới điện của thành phố sẽ sử dụng máy phát điện dự phòng, nên đây

là nguồn ô nhiễm không liên tục và gây ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường trong khu vực. Do đó, để giảm thiểu tác động của khí thải sinh ra từ việc đốt nhiên liệu chạy máy phát điện, nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện có hàm lượng lưu huỳnh thấp và lắp đặt ống khói lên khỏi mặt đất để phát tán các khí ô nhiễm..

− Khi có sự cố trên lưới điện của thành phố, dự án sẽ sử dụng máy phát điện dự phòng. Theo kết quả tính toán về nồng độ các khí ô nhiễm trong khí thải máy phát điện sử dụng dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh 0,05% khối lượng cho thấy nồng độ khí phát thải vượt giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT, cột B. Tuy nhiên hoạt động của máy phát điện không thường xuyên (chỉ sử dụng khi có sự cố mất điện), do đó lưu lượng khí thải phát sinh sẽ không đáng kể. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa các tác động do hoạt động của máy phát điện không gây ra đến chất lượng môi trường không khí xung quanh, chủ đầu tư sẽ bố trí máy phát điện đặt tại khu vực tách biệt. Tường phòng đặt máy phát điện được lắp thiết bị xốp cách âm, chân đế máy được đặt đệm cao su nhằm hạn chế ồn rung khi máy vận hành.

Xác định chiều cao, đường kính ống thải

- Máy phát điện có lưu lượng khí thải: L= 5.701 m3/h ~ 1,58

m3/s. (theo số liệu tính toán tại bảng 3.27)

- Đường kính ống khói thải, khi lấy v= 15m/s

D=

v

L

×

× π

4 = 0,37 (m) Chọn đường kính là: 0,4 m.

- Chiều cao ống khói máy phát điện

H= C 3 L t

n m F M A

gh× ×∆

×

×

×

× (1)

Trong đó:

+ A: hệ số tính đến độ ổn định của khí quyển. Đối với phần lớn các địa phương của Việt Nam A = 200 - 240. Chọn A=240

+ M: tải lượng chất ô nhiễm thải ra mà ở đây là CO; M= 1721 mg/s (Theo tính toán tại bảng 3.28)

+ F: hệ số kể đến loại chất khuếch tán, đối với không khí F=1.

+ m,n: các hệ số tính đến điều kiện thoát khí thải từ cổ ống khói. Chọn m=1, n=1. + Cgh: nồng độ CO cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT: Cgh = 1000 mg/Nm3. + L: lưu lượng khí thải, 1,58 m3/s.

+ ∆t: hiệu nhiệt độ khí thải và khí quyển, 0C.

Thay số vào (1) ta có: H = 7,85 m

Ta có: f =

t H

D

v

×

×

×

2 3

2

103

= 5,38

m= 0,67+0,1× 1f +0,34×3 f = 1,50

Vm = 0,65 x 3

H3

t

L×∆ = 2,20 Khi 0,3<Vm <2 =>n = 3- (Vm −0,3)×(4,36−Vm) = 1,00

Khi đó chiều cao H được hiệu chỉnh dần dần theo phương pháp “đuổi”:

1 i 1 i

i

i i 1

i m n

n

H m

H

− + =

Trong đó: mi, ni tương ứng với Hi và mi-1, ni-1 tương ứng với Hi-1

Từ đó ta có bảng tính chiều cao H được hiểu chỉnh như sau với Vm là vận tốc gió nguy hiểm:

m n H Vm f m n

1,00 1,00 7,85 2,20 5,38 1,50 1,00

1,50 1,00 9,60 2,06 3,59 1,38 1,00

1,38 1,00 9,22 2,08 3,90 1,40 1,00

Độ cao thực tế của ống khói là: HTT= H + ∆H

Từ công thức của Davidson W.F. – Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Tập

1: Ô nhiễm không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm – GS.TS.Trần Ngọc Chấn – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

T )

1 ΔT

u (

D ω

ΔH

khói

4 ,

1

+

 ×

 

×

= m

Trong đó: D – đường kính miệng ống khói;

ω – Vận tốc ban đầu của luồng gió tại miệng ống khói;

u – Vận tốc gió, chọn u= 3,6m/s;

Tkhói – Nhiệt độ tuyệt đối của khói tại miệng ống khói, Tkhói= 220oC;

∆T – Chênh lệch nhiệt độ giữa khói và không khí xung quanh, ∆T= 192oC;

→ ∆H = 4,33m  HTT= 13,94 m.

Vậy chiều cao ống khói của máy phát điện là 14m và đường kính miệng ống khói là 0,4m.

Như vậy: Chủ dự án sẽ lắp đặt ống khói cao 14m so với chiều cao của nhà đặt máy

phát điện, D= 0,4m để phát tán khí thải máy phát điện khi thải ra môi trường. Vị trí ống khói

bố trí hướng thoát ra đường D1 lộ giới 12m.

− Ngoài ra, các loại máy phát điện trên thị trường hiện nay đều đã được trang bị các phụ kiện đi kèm nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường như: vỏ cách âm làm đơn giản công tác lắp đặt, bảo vệ máy, rung và có ống khói thoát khí và đảm bảo độ ồn không quá 70dBA, thiết kế gắn liền với chân đế đệm cao su chống rung.

− Vị trí máy phát điện đặt tại bên ngoài khối chung cư, gần khu trạm biến áp và chốt bảo vệ ra vào chung cư.

− Bố trí cửa lấy gió tươi giáp với tuyến giao thông nội bộ của khu cung cư. Cửa thoát khí thải và khí nóng thoát ra ngoài phòng đặt máy phát điện, hướng ống khói về phía đường D1 của khu quy hoạch Thạnh Mỹ Lợi. Ranh từ phòng đặt máy phát điện cách đường D1 này 6m, đường D1 thiết kế lộ giới 12m do đó đủ tạo khoảng hành lang an toàn cho dân cư xung quanh (khu vực này hiện không có dân cư, nhà dân hay công trình hiện hữu).

o Giảm thiểu tác động môi trường không khí từ các nguồn khác

− Để hạn chế ô nhiễm do khí thải từ hệ thống cống thoát nước và từ trạm xử lý nước thải của dự án, một số biện pháp sau được đề xuất:

 Hệ thống cống thoát nước được xây dựng là hệ thống cống kín.

 Tại các miệng cống thoát nước mưa có song chắn chất thải rắn, tránh tình trạng

chất thải rắn làm bít miệng cống và làm tắc đường ống.

 Có kế hoạch thường xuyên nạo vét các hố gas.

 Tại các công trình đơn nguyên của hệ thống xử lý sử dụng máy sục khí tạo khả năng phát tán khí tốt. Đồng thời, lắp đặt quạt công nghiệp để tăng khả năng khuyếch tán các khí thải phát sinh.

 Thường xuyên kiểm tra hệ thống, đặc biệt là máy thổi khí tránh trường hợp sự

cố gây ra sự yếm khí có khả năng phát tán mùi hôi.

 Thu gom và xử lý bùn thải từ HTXL nước thải định kỳ, không để lưu chứa quá

lâu gây ra mùi hôi tại khu xử lý.

 Bổ sung chế phẩm khử mùi trong trường hợp HTXL nước thải phát sinh mùi.

 Ngoài ra, trong quá trình thiết kế thi công công trình xử lý nước thải, chủ dự án

sẽ lựa chọn nhà thầu có giải pháp lắp đặt thiết bị khử mùi của HTXL nước thải.

− Để hạn chế mùi phát sinh từ điểm tập trung chất thải rắn, cần áp dụng các biện pháp sau:

 Vị trí điểm tập trung chất thải rắn hạn chế người qua lại do đó bố trí tại khu vực gần cầu thang bộ. Trang bị hệ thống thông thoáng khí nhằm tránh khả năng gây yếm khí cho khu vực này do thường xuyên lưu chứa chất thải hữu cơ.

 Các thùng chứa rác phải được đậy nắp để tránh phát tán mùi và ngăn chặn ruồi

nhặng.

 Tuân thủ về tần suất thu gom rác theo đúng quyết định 1832/QĐ-UBND ngày 18/04/2017 về nhằm đảm bảo vệ sinh khu lưu chứa rác, tránh xảy ra tình trạng ùn ứ làm phát sinh mùi hôi trong việc lưu trữ.

 Túi lưu chứa rác được bọc kín không để phát sinh mùi hôi.

o Khống chế ô nhiễm môi trường nước

Nước mưa được qui ước là nước sạch nếu không bị nhiễm chất độc hại, nên được phép xả thẳng ra nguồn tiếp nhận. Do đó, để đảm bảo vệ sinh và giảm chi phí đầu tư cho việc

xử lý nước thải, hệ thống thoát nước của khu vực dự án sẽ được tách riêng thành hai hệ thống: thoát nước mưa và thoát nước thải sinh hoạt.

Nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi theo hệ thống thoát nước dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của dự án trước khi đấu nối với hệ thống thoát nước thải của khu vực trên đường 8ND dẫn ra cống trên đường Trương Gia Mỗ.

Bể tự hoại có hai chức năng chính là lắng cặn và phân hủy cặn lắng. Thời gian lưu nước trong bể từ 1- 3 ngày thì có khoảng 90% chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể. Cặn được giữ lại trong đáy bể từ 3 - 6 tháng, dưới ảnh hưởng của hệ vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần, một phần tạo ra các chất khí và một phần tạo thành các chất

vô cơ hoà tan. Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit, các chất khí tạo ra trong quá trình phân giải CH4, CO2, H2S, ... Cặn trong bể tự hoại được lấy ra định kỳ, mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn. Nước thải được lưu trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao rồi mới chuyển qua ngăn lọc và thoát ra ngoài đường ống dẫn. Mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi

để giải phóng khí từ quá trình phân hủy.

Phần cặn được lưu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nước được dẫn vào hệ thống thoát nước khu vực. Ngoài ra, một số biện pháp sau đây đã được thực hiện:

- Tránh không để rơi vãi dung môi hữu cơ, xăng dầu, xà phòng... xuống bể tự hoại. Các chất này làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật, do đó giảm hiệu quả

xử lý của bể tự hoại. Biện pháp này đã giúp giảm bớt nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng trong nước thải.

- Lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu), đây là một giải pháp đơn giản, dễ quản lý nhưng hiệu quả xử lý tương đối cao.

Hình 4 - . Hình minh họa bể tự họai 3 ngăn

1 - Ống dẫn nước thải vào bể; 2 - Ống thông hơi; 3 - Nắp thăm (để hút cặn);

4 - Ngăn định lượng xả nước thải đến công trình xử lý tiếp theo

Sau khi qua bể tự hoại, để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh từ dự án, chủ đầu tư sẽ tiến hành xây dựng HTXL nước thải tập trung nhằm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Dự kiến công suất xử lý nước thải tính bằng lưu lượng nước thải phát sinh và hệ số K = 1,2. Do đó công suất dự kiến là: 217,2 m3. Lựa chọn công suất thiết kế cho HTXL là 350 m3/ngày.

Hình 4 - . Sơ đồ tổng thể thoát nước mưa và nước thải của dự án

Nước mưa

Phễu thu nước

mưa

Hố ga thoát

nước mưa

Mạng lưới thoát

nước chung của

thành phố

Nước thải sinh hoạt

Nước thải từ nấu nướng, tắm rửa, lavabo,...

Nước thải từ bồn cầu

Ống thu nước Hầm tự hoại

Mạng lưới thoát nước thải của dự án Trạm XLNT của dự án

Cống thoát nước trên đường 58 Sông Sài Gòn

QCVN 14:2008/BTNMT, cột B

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của dự án:

Hình 4 - . Quy trình xử lý nước thải của dự án

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải

− Nước thải sinh hoạt và nước thải từ nhà vệ sinh của các căn hộ được vận chuyển và thu gom tại bể tự hoại 3 ngăn tập trung, nước thải qua hầm tự hoại 3 ngăn theo hệ thống thoát nước riêng được dẫn đến mương có đặt song chắn rác. Song chắn rác có nhiệm

vụ loại bỏ các chất hữu cơ có kích thước lớn, như bao nilon, vải vụn… nhằm tránh gây hư hại bơm hoặc tắc nghẽn các công trình phía sau.

Bùn dư hút định kì

Khí

Nước tuần hoàn

Khí

Nước nấu ăn, tắm giặt

Khí

Bể tách dầu mỡ

Máy thổi khí

Nước thải sinh hoạt

Bể thiếu khí (Anoxic)

Bể MBBR

Khử trùng

Bể điều hòa

Bể lắng

Bể tự hoại

Đạt QCVN 14:2008/BTNMT

cột B.

Đấu nối vào cống trên đường 58 Sông Sài Gòn

Hợp đồng thu gom xử lý

Bể chứa bùn

Chlorine

− Nước thải được dẫn vào bể điều hòa. Bể này có tác dụng tiếp nhận nước thải điều hòa lưu lượng và nồng độ và được xáo trộn bởi một lượng nhỏ oxy cung cấp từ máy thổi khí , đồng thời bể điều hòa còn giúp cho hệ thống tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau. Nước trong bể tiếp nhận + điều hòa bơm vào bể sinh học thiếu khí tiếp xúc.

− Ở bể thiếu khí hàm lượng Nitơ và Phospho được xử lý gần như triệt để và tại

bể thiếu khí nước sẽ tự chảy vào bể xử lý sinh học tiếp xúc hiếu khí thiếu khí kết hợp. Ở bể này, hàm lượng BOD còn lại trong nước thải sẽ được xử lý tiếp với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Hiệu quả khử BOD có thể đạt 85 - 90%. Không khí được cung cấp cho bể sinh học nhờ 2 máy sục khí hoạt động luân phiên. Trong bể sinh học hiếu khí tiếp xúc có lắp đặt

hệ thống vật liệu tiếp xúc bằng vật liệu nhựa. Các vi sinh vật trong bể sẽ bám dính vào bề mặt vật liệu tiếp xúc tạo thành lớp màng vi sinh vật. Nước thải mang những chất hữu cơ khi

đi ngang qua và tiếp xúc với lớp màng vi sinh này sẽ được vi sinh vật dùng để làm thức ăn tồn tại và phát triển. Từ đó nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải được được giảm thiểu

và ít ô nhiễm hơn. Ngoài ra, lớp màng vi sinh này còn tạo ra những vùng thiếu khí giúp cho quá trình khử Nitơ và Phospho còn lại có trong nước thải được tăng lên.

− Nước sau đó tiếp tục tự chảy qua bể lắng, ở bể này được gắn các giá thể vi sinh như một dạng lắng vách, ngoài việc loại bỏ hàm lượng SS có và còn sót lại trong nước được giữ lại đồng thời lắng vách còn có nhiệm vụ xử lý thêm một lần nữa các thành phần ô nhiễm đặt biệt là Amoni và Phospho. Các chất lơ lửng và những lớp màng vi sinh vật già cỗi sẽ được giữ lại làm giảm hàm lượng SS. Ra khỏi bể lắng nước thải tiếp tục được đưa qua bể khử trùng và khử trùng bằng chlorin trước khi xả thải ra ngoài nguồn. Nước sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B.

− Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn quy định được thải ra nguồn tiếp nhận nước thải trên đường số 58.

− Bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải được bơm qua bể chứa bùn. Định kỳ hợp đồng thu gom xử lý với đơn vị có chức năng. Lượng bùn phát sinh từ HTXL nước thải được tính toán dựa vào lượng chất thải rắn lơ lửng có trong nước thải đầu vào. Theo tính toán tại chương 3 lượng bùn thải phát sinh dự kiến là 480 kg/ngày.

Bảng 4- . Thông số kỹ thuật cơ bản của bể xử lý nước thải

Hạng mục Thông số

Kích thước : 30m3 Quy cách : Đáy BTCT, dày 200mm.Tường gạch đinh, tô vữa chống thấm. Nắp

Hạng mục Thông số

BỂ ĐIỀU HÒA

Kích thước : 240 m3

Quy cách : Đáy BTCT, dày 200mm.Tường gạch đinh, tô vữa chống thấm. Nắp

BTCT, dày 100mm.

Thời gian lưu nước: 8h

BỂ THIẾU KHÍ

Kích thước : 60 m3

Quy cách : Đáy BTCT, dày 200mm.Tường gạch đinh, tô vữa chống thấm. Nắp

BTCT, dày 100mm.

Thời gian lưu nước: 2h

BỂ MBBR

Kích thước : 240m3

Quy cách : Đáy BTCT, dày 200mm.Tường gạch đinh, tô vữa chống thấm. Nắp

BTCT, dày 100mm.

Thời gian lưu nước: 8h.

BỂ LẮNG SINH HỌC

Kích thước : 120 m3

Quy cách : Đáy BTCT, dày 200mm.Tường gạch đinh, tô vữa chống thấm. Nắp

BTCT, dày 100mm.

Thời gian lưu nước: 4h.

BỂ KHỬ TRÙNG

Kích thước : 20m3

Quy cách : Đáy BTCT, dày 200mm.Tường gạch đinh, tô vữa chống thấm. Nắp

BTCT, dày 100mm.

Thời gian lưu nước: 0,5h.

BỂ CHỨA BÙN

Kích thước : 21m3

Quy cách : Đáy BTCT, dày 200mm.Tường gạch đinh, tô vữa chống thấm. Nắp

BTCT, dày 100mm.

Thời gian lưu bùn: 30 ngày

- Vị trí HTXL nước thải dự kiến nằm dưới tầng hầm 1, xây chìm, nắp bằng bê tông cốt thép.

o Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn

Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải phát sinh trong giai đoạn hoạt động dự án

được thực hiện theo kế hoạch được ban hành theo quyết định 1832/QĐ-UBND ngày 18/04/2017 ban hành kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2017 – 2020.

Chất thải rắn

Phân loại

Chất thải nguy hại

Phòng chứa chất thải

nguy hại tại tầng hầm

Các hộ tự thu gom

Đơn vị thu gom có

chức năng

Chất thải thông thường

Phòng rác tại tầng trệt Phòng rác tại các tầng

Chất thải có khả năng tái chế

Chất thải rắn còn lại Chất thải hữu cơ

dễ phân hủy

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 119 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w