Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 109 - 119)

Chương 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN

4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

4.1.2.1. Giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải

o Môi trường không khí

Vấn đề gây chú ý nhất đối với các dự án xây dựng khu nhà ở chủ yếu là do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng cung cấp cho công trình, từ các máy móc phương tiện thi công phục vụ dự án. Để hạn chế các tác động này thì một số các biện pháp sau được áp dụng:

Đối với quá trình thi công vận chuyển

− Các xe vận chuyển đất đào, vật liệu xây dựng không chở quá 90% thể tích của thùng xe và được bao phủ kín khi vận chuyển, đảm bảo không để tình trạng rơi vãi trên đường vận chuyển.

− Quét dọn, rửa đường trong phạm vi bán kính 200 m xung quanh khu vực dự án.

− Tài xế lái xe tuân thủ các qui định luật giao thông nhằm tránh ùn tắc, an toàn khi di chuyển.

− Các phương tiện sử dụng trong vận chuyển và thi công xây dựng phải đạt tiêu chuẩn của Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải.

− Giảm tốc độ thi công, lưu lượng vận chuyển vào ban đêm và vào các giờ cao điểm buổi sáng.

− Để hạn chế bụi khi chuyên chở, đơn vị thi công sẽ phân bổ kế hoạch hợp lý, tránh tập trung nhiều xe ra vào cùng một thời gian và giảm lượng xe tải lưu thông trong khu vực.

− Trong giai đoạn đào đất, số lượng xe vận chuyển ra vào công trường nhiều, do

đó nhằm giảm lượng bụi khuyếch tán từ đường giao thông làm ảnh hưởng đến người đi đường, cũng như ảnh hưởng đến các hộ dân sống hai bên đường, vào mùa khô chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ tiến hành tưới ướt mặt đường.

− Các mặt của dự án, nơi giáp với đường giao thông và khu dân cư sẽ được che chắn cao quá đầu người nhằm giảm thiểu đáng kể lượng bụi phát sinh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

− Không vận chuyển trong thời gian cao điểm nhằm hạn chế tác động đến dân cư khu vực và hạn chế kẹt xe.

Đối với quá trình thi công xây dựng

− Các phương tiện được kiểm tra nhằm đảm bảo: máy móc, thiết bị có hiệu suất làm việc cao và vận hành máy móc hiệu quả…

− Xây dựng tường vách bao quanh khu vực thi công nhằm hạn chế tiếng ồn, gió cuốn theo bụi cát làm ô nhiễm khu vực xung quanh.

− Sử dụng bạt, lưới chắn trên toàn bộ các công trình xây tô nhằm hạn chế gạch đá rơi vãi cũng như giảm thiểu phần nào bụi phát sinh.

− Phun xịt nước trong những ngảy nắng nóng lên vật liệu xây dựng nhằm hạn chế bụi.

− Phủ bạt kín các khu vực tập trung nguyên vật liệu có khả năng gây bụi như cát,

xi măng…

− Xà bần được vận chuyển đi ngay trong ngày, không để ứ đọng nhiều gây choáng chỗ thi công hoặc rơi vãi vào hệ thống cống rãnh làm tắc nghẽn cống.

− Tưới nước trên công trường khi thực hiện công tác lu lèn, đầm nén để giảm bụi phát tán.

− Bố trí các biển báo hiệu như biển báo hạn chế tốc độ, biển báo công trường, biển báo nguy hiểm,…và các biển báo hiệu cần thiết khác ở cả 2 đầu đoạn tuyến đang triển khai thi công.

− Không dùng các phương tiện, thiết bị vận chuyển và thi công không đạt chất lượng. Ưu tiên sử dụng các thiết bị máy móc sau:

 Ô tô, xe tải: là sản phẩm của hãng Mitsubishi, Huyndai, Hino,… tuân thủ các tiêu chuẩn về khí thải, có thời gian sử dụng đến thời điểm hiện tại ≤ 5 năm, có giấy kiểm định cho phép lưu hành nên đảm bảo an toàn cho môi trường. Nội dung về yêu cầu kỹ thuật,

an toàn môi trường đối với ô tô, xe tải được thể hiện trong hồ sơ mời thầu và được đánh giá như một tiêu chí về năng lực.

 Các máy xây dựng: sử dụng sản phẩm của hãng Mitsubishi, Hino, Komatsu, Kobe, Yanma, Honda,… được sản xuất tuân thủ theo các tiêu chuẩn về khí thải, có thời gian

sử dụng đến thời điểm hiện tại ≤ 5 năm, có chứng nhận chất lượng nên đảm bảo an toàn cho môi trường. Nội dung về yêu cầu kỹ thuật, an toàn môi trường đối với ô tô, xe tải được thể hiện trong hồ sơ mời thầu và được đánh như một tiêu chí về năng lực.

− Tránh bố trí máy trộn, máy phát điện gần khu vực dân cư hay đầu hướng gió.

o Môi trường nước

Các biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa

Trong quá trình thi công, xây dựng dự án nước mưa và nước thải sinh hoạt của công nhân có thể gây ô nhiễm môi trường dự án và môi trường xung quanh. Do đó, một số biện pháp có khả năng giảm thiểu ô nhiễm như sau:

− Hạn chế các loại nước thải ngấm vào đất bằng cách tạo các mương thu và thu gom về các hố lắng, bảo vệ khu vực đào móng khi chưa thi công xong bằng phương pháp tường vây hay bơm hút nước tồn đọng trong hố móng ra ngoài;

− Các loại máy móc, thiết bị phục vụ thi công để lại công trường sẽ được che chắn trong những ngày mưa, đảm bảo dầu nhớt các loại không theo nước mưa chảy tràn trên

bề mặt đường chảy ra nguồn nước mặt thấm xuống đất, nhằm giảm khả năng gây ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt;

− Thu hồi dầu mỡ, xăng nhớt từ các phương tiện sử dụng các loại nhiên liệu trên;

− Khi có sự cố rò rỉ và tràn dầu xảy ra, dùng cát phủ lên vùng rơi vãi, sau đó thu

− Thu dọn vật liệu xây dựng rơi vãi sau mỗi ngày làm việc tránh hiện tượng nước cuốn trôi vật liệu làm tắc cống thoát nước mưa của khu vực;

− Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng được thu gom vào thùng chứa đúng quy định, không để rơi vãi xung quanh khu vực dự án.

Biện pháp giảm thiểu tác động do nước nhiễm dầu từ các phương tiện thi công

Đối với loại nước thải này, phương pháp hạn chế ô nhiễm áp dụng theo nguyên tắc ngăn ngừa là chính vì nó phụ thuộc vào cách thức quản lý và ý thức của người lao động tại công trường:

− Thu hồi dầu mỡ, xăng nhớt từ các phương tiện sử dụng các loại nhiên liệu trên

và lưu chứa như chất thải nguy hại;

− Không tiến hành bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các phương tiện máy móc phục vụ thi công tại công trường;

− Các thùng phuy đựng dầu nhớt phục vụ cho các phương tiện thi công thường xuyên kiểm tra định kỳ 1 lần/ngày; Trong trường hợp các thùng chứa bị rò rỉ cần tiến hành xử

lý ngay bằng cách thay các thùng mới, hoặc khắc phục rò rỉ nếu ở mức độ thấp.

− Dùng giẻ lau sạch dầu nhớt bám trên các phương tiện thi công, không được vệ sinh, rửa các phương tiện thi công bằng nước tại khu vực dự án; Lượng giẻ lau này dính CTNH nên được thu gom lưu trữ vào khu vực chứa CTNH.

− Khi có sự cố rò rỉ và tràn dầu xảy ra, ta dùng cát phủ lên vùng rơi vãi, sau đó thu gom và lưu trữ như chất thải nguy hại.

Các biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt

− Để giảm thiểu nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường, đơn

vị thi công sẽ trang bị 08 nhà vệ sinh di động để tạo điều kiện cho các công nhân viên giải quyết những nhu cầu thiết yếu vệ sinh cá nhân sinh hoạt trong thời gian làm việc, tránh trường hợp phân, nước tiểu trên mặt đất cuốn theo nước mưa chảy tràn xuống rạch gây ô nhiễm môi trường nước nguồn tiếp nhận. Khi hầm chứa phân đã đầy không còn khả năng chứa thì Chủ đầu tư cùng nhà thầu thi công hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom toàn bộ nước thải và bùn hầm cầu đem đi xử lý lượng chất thải này theo đúng quy định.

− Giáo dục, tuyên truyền cho toàn thể công nhân viên trong công trường hiểu được tầm quan trọng và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ môi trường, không được phóng

uế ra môi trường.

− Cảnh cáo và phạt tiền đối với các cá nhân bị nhắc nhở nhiều lần về việc phóng

uế bừa bãi.

Biện pháp giảm thiểu nước thải xây dựng

− Bố trí 2 cầu rửa xe tại cửa ra và vào của dự án, 01 cầu tại cổng vào trên đường 8ND, 01 cầu tại đường ra giáp đường Võ Chí Công nhằm rửa xe và bánh xe khi ra vào dự án tránh để đất bùn bám gây rơi vãi ra đường giao thông tại khu vực.

− Xây dựng bể lắng nước thải từ quá trình rửa xe và nước thải từ xây dựng trước khi đấu nối vào cống thoát nước trên đường 8ND.

− Đơn vị thi công xây dựng sẽ tiến hành đào mương rãnh xung quanh khu vực thi công để lượng nước mưa từ khu vực xung quanh thoát ra hệ thống thoát nước chung, tránh tình trạng tập trung nước mưa gây ngập úng;

− Đơn vị thi công sẽ bố trí hố lắng trong khu vực thi công, tại vị trí bơm nước từ khu vực hố móng thi công hệ thống thoát nước để lắng sơ bộ lượng nước thải xây dựng phát sinh trước khi thải ra các mương này;

− Phần cặn lắng sẽ thu gom chung với chất thải rắn;

− Thu hồi dầu mỡ, xăng nhớt từ các phương tiện sử dụng các loại nhiên liệu trên. Đối với cặn dầu mỡ trong hố lắng sẽ được công nhân vớt thủ công và chứa vào thùng 50 lít lưu trữ ở khu vực lưu trữ chất thải nguy hại trong lán trại nằm trong khu vực dự án;

− Có kế hoạch quản lý nguyên vật liệu cũng như phế liệu, chất thải rắn, … hợp lý nhằm giảm khả năng nước mưa chảy tràn trong khu vực bị nhiễm bẩn;

Đối với nước thải xây dựng (nước rơi vãi của quá trình nước rửa dụng cụ máy móc thiết bị phục vụ cho thi công…) thành phần chủ yếu là xi măng, các hạt cát lớn, chất rắn lơ lửng… sẽ được dẫn qua hố lắng. Các hạt cát và chất rắn lơ lửng không hòa tan trong nước khi đi qua bể lắng cát sẽ rơi xuống đáy dưới tác dụng của lực hấp dẫn bằng tốc độ tương ứng với độ lớn và trọng lượng riêng của nó. Theo giáo trình “Xử lý nước thải” – TS. Hoàng Huệ – NXB Xây Dựng – 1996 thì hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải qua hố lắng sẽ giảm trên 80%. Đơn vị thi công sẽ bố trí hố lắng đặt gần khu vực thi công để lắng sơ bộ lượng nước thải xây dựng. Sau một thời gian lắng cặn, định kỳ bơm nước thải ra nguồn tiếp nhận là cống thoát nước trên đường 8ND và tiến hành vệ sinh hồ lắng.

Xử lý nước thải xây dựng bằng hệ thống hố lắng đạt được nhiều hiệu quả, tham khảo thực tế một số công trình xây dựng khác đang sử dụng hệ thống hố lắng để xử lý nước thải xây dựng đạt QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Việc xử lý nước thải xây dựng bằng hệ thống hố lắng cho hiệu quả rất lớn, do đó, toàn

thải xây dựng kích thước L×B = 2m×3m, sâu 0,5m – 0,7m, mái taluy 1:1. Bùn cặn sẽ lắng tại

hố lắng, lớp nước trong ở trên sẽ chảy tràn theo ống nước dẫn ra nguồn tiếp nhận là cống thoát nước trên đường 8ND của khu Thạnh Mỹ Lợi. Vị trí đặt hệ thống hố lắng sẽ được đặt dọc theo tuyến dự án ở sát mép đường 8ND sao cho tất cả các nguồn nước thải xây dựng được thu gom triệt để, không chảy tràn lan ra khu vực xung quanh.

o Giảm thiểu tác động do chất thải rắn

Lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng là điều không thể tránh khỏi.

Do đó, biện pháp tốt nhất để có thể làm giảm các tác động ô nhiễm của chất thải rắn tới môi trường xung quanh là toàn bộ lượng chất thải phát sinh được thu gom triệt để, phân loại ngay tại nguồn và lưu giữ trong các thiết bị đúng quy cách tránh phát tán ra môi trường. Trong công trường có riêng khu vực để lưu trữ chất thải rắn và đơn vị thi công ký hợp đồng thu gom với các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý cho từng loại chất thải khác nhau.

Chất thải rắn từ quá trình thi công, xây dựng

Các loại chất thải không nguy hại trong quá trình thi công xây dựng bao gồm đất, đá, cát, xà bần, gạch, sắt, thép, bao bì sạch … được tập trung tại nơi quy định, những loại có khả năng tái chế được bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, phần còn lại không thể tái chế sẽ được tận dụng để lu lèn các hạng mục đang thi công, xây dựng, thành phần không được tận dụng nữa sẽ được nhà thầu thi công hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo đúng quy định. Tỉ lệ, khối lượng tái sử dụng và tái chế được trình bày như sau:

Bảng 4- . Khối lượng, tỉ lệ tái sử dụng, tái chế CTR xây dựng

Chất thải

rắn xây

dựng

Khối lượng phát thải (tấn)

Tái sử dụng tại công trường (tấn)

Tái sử dụng tại công trường khác (tấn)

Tái chế tại cơ

sở tái chế (tấn)

Xử lý cuối cùng (tấn)

Tỷ lệ tái sử dụng ((f+g)/e*100) (%)

Tỷ lệ tái chế((f+g+h)/e*

100 (%)

(e) (f) (g) (h) (i)

Bê tông cốt

liệu, gạch

vụn

1656,1 1656,1 0 0 0 100 0

Nhựa đường 900 900 0 0 0 100 0

Sắt, thép 19,18 0 0 19,18 0 0 100

Cát 55,1 55,1 0 0 0 100 0

Ống nhựa 0,12 0 0 0,12 0 0 100

Khu vực lưu trữ chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng được dự kiến bố trí tại góc cuối khu đất nằm giáp tuyến đường số 58, diện tích dự kiến 5m2.

Dự án phát sinh lượngđất từ hoạt động đào móng, thi công khoan cọc nhồi, lượng đất này sẽ được hợp đồng với các đơn vị chức năng vận chuyển xử lý theo quy định tại QĐ 44/2015/QĐ-UBND ngày 09/09/2015 của UBND Tp. Hồ Chí Minh về quản lý bùn thải tại địa bàn Hồ Chí Minh.

Trước thời điểm khởi công 3 tháng, chủ đầu tư sẽ thông báo kế hoạch thu gom và xử

lý tới cơ quan có thẩm quyền và chỉ thực hiện việc đổ thải sau khi có văn bản chấp thuận của

cơ quan quản lý.

Đối với lượng bùn đất từ quá trình đào móng

− Theo kết quả phân tích mẫu đất tại chương II, thành phần tính chất đất đào không có chứa tạp chất ô nhiễm, thành phần nguy hại nên chủ đầu tư có thể tận dụng để san lấp mặt bằng, do đó trước khi khởi công 3 tháng chủ đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý đất đào cho cơ quan có thẩm quyền và chỉ thực hiện đổ thải khi có văn bản chấp thuận; tuân thủ đúng QĐ 44/2015/QĐ-UBND ngày 09/09/2015 của UBND Tp. Hồ Chí Minh về quản lý bùn thải tại địa bàn Hồ Chí Minh.

− Chủ dự án sẽ hợp đồng với đơn vị thu gom có chức năng để vận chuyển xử lý theo đúng quy định hiện hành về quản lý bùn đất thải theo QĐ 44/2015/QĐ-UBND ngày 09/09/2015 của UBND Tp. Hồ Chí Minh về quản lý bùn thải tại địa bàn Hồ Chí Minh.

− Hàng ngày các tuyến xe vận chuyển sẽ làm rơi vãi lượng đất, đá xuống đường

do đó chủ dự án phối hợp đơn vị thi công bố trí công nhân tại các cổng ra vào công trình tiến hành thu gom, quét dọn hàng ngày. Tiến hành phun nước trong những người nắng nóng có gió để hạn chế bụi đất phát sinh tại khu vực xe ra vào nhiều tại cổng công trường.

− Tiến hành xịt rửa bánh xe dính đất nhiều trước khi ra khỏi công trường nhằm hạn chế bụi đất kéo theo trên mặt đường.

Chất thải rắn sinh hoạt

− Nhà thầu thi công sẽ bố trí thùng rác loại 240 lít có nắp đậy tại khu vực tập trung ăn uống và nghỉ ngơi của công nhân.

− Vị trí tại gần khu chứa chất thải rắn xây dựng. Diện tích 5 m2.

− Đồng thời nhà thầu thi công sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom

− Trong quá trình thi công, ban quản lý công trường sẽ tuyên truyền, vận động tập thể công nhân viên lao động tại công trường về ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải bừa bãi nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chung cho cán bộ, công nhân trên công trường.

Chất thải nguy hại

Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng bao gồm:

− Các loại chất thải như dầu hắc, thùng phuy chứa dầu hắc, dầu nhớt, bao bì – thùng chứa hóa chất, dung môi, các thiết bị hỏng, nguyên vật liệu thừa có chứa thành phần nguy hại được thu gom và lưu trữ đúng nơi quy định trong khu vực dự án;

− Dầu thải được thu gom và lưu trữ trong các can 60 lít;

− Vị trí khu lưu trữ CTNH nằm gần khu chứa chất thải rắn xây dựng. Diện tích 5m2.

− Đối với chất thải nguy hại được tập trung và chứa trong các thùng kín có dán nhãn chất thải để bàn giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo đúng thông

tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên Môi trường về quy định quản lý chất thải nguy hại.

Hạn chế tác động đến môi trường đất

− Tuyên truyền, giáo dục và cả đưa ra biện pháp phạt đối với toàn bộ công nhân viên tham gia trên công trường khi vi phạm thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng không đúng qui định làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước ngầm của khu vực;

− Che chắn các thiết bị thi công cũng như các loại chất thải phải được lưu trữ ở các vị trí có mái che tránh tình trạng bị nước mưa thấm vào và chảy vào đất;

− Hạn chế dầu mỡ, xăng nhớt chảy tràn hoặc thấm vào đất;

− Trang bị các nhà vệ sinh tạm để quản lý tốt chất bài tiết của công nhân xây dựng;

− Quy định nơi tập kết chất thải rắn để xử lý;

− Hạn chế khối lượng đất cần phải đào đắp nhằm làm xáo trộn các tầng thổ nhưỡng;

− Tận dụng tối đa đất đá trong khu vực xây dựng để san lấp mặt bằng;

− Việc xử lý nền móng phải được thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 109 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w