Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 106 - 109)

Chương 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị

4.1.1.1. Giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải

Trong giai đoạn chuẩn bị chủ yếu tác động lớn nhất từ việc tập trung máy móc và tiến hành san lấp, đào đắp chuẩn bị mặt bằng. Quá trình này chủ yếu phát sinh lượng đất đào đắp

và bụi phát sinh từ quá trình này. Do đó chủ dự án sẽ tiến hành các giải pháp như sau:

Đối với lượng sinh khối từ quá trình thu dọn, chuẩn bị mặt bằng

− Chủ dự án hợp đồng với đơn vị thu gom có chức năng tại khu vực tiến hành thu gom ngay sau khi phát quang, dọn dẹp

− Các cây cối từ quá trình phát quang được gom thành đống và tiến hành thu ngay trong ngày.

− Tiến hành phát quang gọn gàng, thời gian tiến hành ngắn trong 3-5 ngày để thuận tiện cho các công tác khác.

− Không tiến hành đốt rác, cây bụi trong khu vực mặt bằng dự án.

Đối với hoạt động xây dựng lán trại, lắp vận thăng và khu lưu trữ vật liệu

− Tiến hành các quá trình này diễn ra nhanh theo đúng tiến độ nhằm hạn chế kéo dài gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

− Các xe vận chuyển vật liệu trong quá trình này phải đảm bảo đúng tải trọng quy định.

− Không nổ máy trong quá trình nhập và lắp đặt

− Quản lý công tác lắp đặt theo biện pháp đề ra trước khi thực hiện.

− Các phương tiện sử dụng trong quá trình này phải có phiếu kiểm định của cơ quan nhà nước theo đúng quy định.

Đối với nước thải

Để giảm thiểu nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường, đơn vị thi công sẽ trang bị 08 nhà vệ sinh di động để tạo điều kiện cho các công nhân viên giải quyết những nhu cầu thiết yếu vệ sinh cá nhân sinh hoạt trong thời gian làm việc, tránh trường hợp phân, nước tiểu trên mặt đất cuốn theo nước mưa chảy tràn xuống rạch gây ô nhiễm môi trường nước nguồn tiếp nhận. Khi hầm chứa phân đã đầy không còn khả năng chứa thì Chủ đầu tư cùng nhà thầu thi công hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom toàn bộ nước thải và bùn hầm cầu đem đi xử lý lượng chất thải này theo đúng quy định.

Giải pháp kiểm soát tình trạng ngập úng

Trong quá trình thi công đào, gia công móng thường xảy ra ngập úng trong lòng hố đào do nước ngầm tồn tại ở chiều sâu hố đào và lỗ khoan cọc nhồi. Vì vậy chủ dự án sẽ đưa

ra các giải pháp hạn chế như sau:

− Trang bị bơm nước tại các hố đào, hố khoan nhằm giảm nước tập trung trong quá trình thi công.

− Tiến hành khoan giếng ngầm hạ mực nước ngầm tại khu vực thi công móng, sau khi hoàn thiện quá trình thi công sẽ tiến hành trám lấp giếng khoan này theo quy định.

− Xây dựng rãnh bao quanh khu vực thi công nhằm hạn chế nước mưa chảy tràn vào khu vực hố đào và thi công công trình.

Ngoài ra, việc ngập úng khu vực cũng có nguy cơ xảy ra do mưa, làm ngập khu đất dự

án, tuyến giao thông ra vào dự án. Vì vậy chủ dự án sẽ đưa ra các giải pháp hạn chế như sau:

− Thường xuyên cử công nhân nạo vét các tuyến thoát nước từ trong dự án với khu vực.

− Hạn chế tập trung đất đá tại khu vực dự án trong giai đoạn đầu nhằm tránh gây

ra tắc nghẽn cục bộ khi xảy ra mưa lớn.

− Đào mương bao quanh khu dự án nhằm thoát nước mưa nhanh chóng khi xảy

ra mưa lớn.

− Vệ sinh tuyến giao thông khu vực, mặt bằng hàng ngày tránh để nước mưa cuốn các chất bẩn xuống mương, cống thoát nước gây tắc nghẽn đường thoát nước.

Đối với chất thải rắn

Các loại chất thải không nguy hại trong quá này bao gồm sắt, thép, bao bì … được tập trung tại nơi quy định, những loại có khả năng tái chế được bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, phần còn lại không thể tái chế sẽ được tận dụng để lu lèn các hạng mục đang thi công,

Khu vực lưu trữ chất thải rắn phát sinh trong quá trình này được dự kiến bố trí tại góc cuối khu đất nằm giáp tuyến đường số 58, diện tích dự kiến 5m2.

Đối với rác thải sinh hoạt: Nhà thầu thi công sẽ bố trí thùng rác loại 240 lít có nắp đậy tại khu vực tập trung ăn uống và nghỉ ngơi của công nhân. Đồng thời nhà thầu thi công sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và vận chuyển chất thải sinh hoạt đi xử lý sau một ngày làm việc;

Chất thải nguy hại: Các loại chất thải như dầu hắc, thùng phuy chứa dầu hắc, dầu nhớt, bao bì – thùng chứa hóa chất, dung môi, các thiết bị hỏng, nguyên vật liệu thừa có chứa thành phần nguy hại được thu gom và lưu trữ đúng nơi quy định trong khu vực dự án; Vị trí khu lưu trữ CTNH nằm gần khu chứa chất thải rắn xây dựng. Diện tích 3m2. Đối với chất thải nguy hại được tập trung và chứa trong các thùng kín có dán nhãn chất thải để bàn giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo đúng thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên Môi trường về quy định quản lý chất thải nguy hại.

4.1.1.2. Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải

o Tai nạn lao động

Để tránh được các rủi ro, sự cố và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân giải pháp thích hợp cụ thể như sau:

− Hợp đồng với các công nhân có sức khỏe đảm bảo cho công việc lao động nặng nhọc. Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương nhằm hạn chế số lượng công nhân ở lại dễ gây mất trật tự xã hội;

− Các nhà thầu trang bị kiến thức về an toàn lao động và cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên trực tiếp làm việc tại công trường,

cử người có chuyên môn về bảo hộ lao động kiểm tra trang thiết bị và nhắc nhở công nhân thi công nhằm đảm bảo an toàn;

− Có kỹ sư thường xuyên giám sát công nhân trong quá trình đập phá đúng kỹ thuật;

− Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại;

− Lập hàng rào cách ly các khu vực nguy hiểm như: trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ;

− Thiết kế chiếu sáng cho những nơi làm việc ban đêm;

− Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công thường xuyên được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật;

− Công nhân được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như: quần áo bảo

hộ lao động, mũ, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng,…

o Giảm thiểu tác động đến hoạt động giao thông

− Bố trí người điều khiển giao thông khi xe vận chuyển ra vào khu vực công trình;

− Đối với những thiết bị như xe vận chuyển đất đào, nguyên vật liệu phải được đậu tại những nơi qui định, không gây ách tắc giao thông, nguy hiểm đến các phương tiện đang lưu thông khác;

− Biển báo, đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo nguy hiểm sẽ được lắp đặt và hoạt động khi trời tối để chủ phương tiện có thể nhận biết;

− Tuyên truyền ý thức công nhân xây dựng tại công trình và người điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu về việc ý thức giữ gìn mặt bằng công trình gọn gàng, không lấn chiếm tuyến đường hiện hữu.

− Không tiến hành vận chuyển ra vào dự án trong thời gian cao điểm.

− Quy định đúng tải trọng xe vận chuyển nhằm đảm bảo chất lượng đường giao thông khu vực.

− Giới hạn tốc độ phương tiện ra vào dự án và tại các giao lộ gần dự án vì đây là khu vực có mật độ giao thông cao.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w