BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ RỦI RO, SỰ CỐ

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 134 - 139)

Chương 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

4.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ RỦI RO, SỰ CỐ

4.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

o Tai nạn lao động

Để tránh được các rủi ro, sự cố và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân trên công trường trong giai đoạn thi công, xây dựng phải có các giải pháp thích hợp cụ thể như sau:

− Hợp đồng với các công nhân có sức khỏe đảm bảo cho công việc lao động nặng nhọc. Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương nhằm hạn chế số lượng công nhân ở lại dễ gây mất trật tự xã hội;

− Các nhà thầu trang bị kiến thức về an toàn lao động và cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên trực tiếp làm việc tại công trường,

cử người có chuyên môn về bảo hộ lao động kiểm tra trang thiết bị và nhắc nhở công nhân thi công nhằm đảm bảo an toàn;

− Có kỹ sư thường xuyên giám sát công nhân trong quá trình đập phá đúng kỹ thuật;

− Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công, vấn

đề bố trí máy móc thiết bị, biện pháp phòng ngừa tai nạn điện, thứ tự bố trí các kho, bãi, nguyên vật liệu, vấn đề chống sét,…

− Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất y tế;

− Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại;

− Lập hàng rào cách ly các khu vực nguy hiểm như: trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ;

− Thiết kế chiếu sáng cho những nơi làm việc ban đêm;

− Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới đường;

− Các máy móc, thiết bị thi công có lý lịch kèm theo và được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật;

− Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công thường xuyên được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật;

− Công nhân được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như: quần áo bảo

hộ lao động, mũ, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng,…

− Áp dụng công tác tuyên truyền, quản lý công nhân chặt chẽ. Cấm các tệ nạn xã hội trong khu vực thi công. Giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa công nhân với cộng đồng dân

cư địa phương;

− Duy trì lối sống lành mạnh, các tập tục văn hóa truyền thống của dân cư địa phương.

Những biện pháp nói trên là những biện pháp cơ bản để bảo vệ an toàn lao động cho công nhân. Khi thực hiện sẽ bổ sung các biện pháp cụ thể, thích hợp để đạt được những kết quả tốt đẹp hơn. Trong những trường hợp sự cố, công nhân được hướng dẫn và thực tập xử lý theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được chỉ thị rõ ràng:

- Chuẩn bị sẵn các vòi nước xả rửa khi có sự cố, tủ thuốc;

- Bình cung cấp oxy;

- Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: bệnh viện, cứu hỏa, cảnh sát…

o Sự cố cháy

− Công nhân trực tiếp làm việc tại công trường sẽ được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp phòng chống cháy nổ;

− Các máy móc, thiết bị thi công sẽ được quản lý thông qua hồ sơ lý lịch, được kiểm tra, đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng nhà nước;

− Các loại dung môi và nhiên liệu dễ cháy sẽ được lưu trữ tại các kho cách ly

− Ban hành nội quy cấm công nhân không được hút thuốc, không gây phát lửa tại các khu vực có thể gây cháy;

− Trang bị các thiết bị chống cháy nổ tại các khu vực kho chứa hàng hoá nhiên liệu tại công trường.

o Sự cố sụt lún khi thi công móng

Để phòng ngừa sự cố sụt lún khi thi công, trước khi tiến hành thi công và thực hiện dự

án, chủ dự án tiến hành khảo sát địa chất nhằm đánh giá khả năng chịu lực của từng lớp địa chất tại khu đất triển khai xây dựng.

Tiến hành gia cố tường vách theo đúng quy chuẩn xây dựng nhằm đảm bảo không để xảy ra sự cố sụt lún đất trong quá trình thi công móng

Hút nước tồn đọng trong hố đào nhằm đảm bảo tính chất của đất đảm bảo không bị sụt lún.

Khoảng cách ly từ khu vực thi công móng đến các công trình xây dựng xung quanh lớn hơn 30m, được ngăn cách bằng các tuyến giao thông có cấu trúc vững là hành lang an toàn hạn chế khả năng sự cố sụt lún khi thi công.

Với khoảng cách ly từ khu vực thi công móng đến bờ kênh Tham Lương là 20 – 30m. Ngoài ra, tuyến đường ven kênh được xem như hành lang an toàn giúp hạn chế khả năng xảy

ra sự cố này.

o Hạn chế sự cố do sạt lở, sụt lún và ngập úng

Các biện pháp cơ bản sau đây vẫn được áp dụng nhằm giảm thiểu tác động do sụt lún, sạt lở từ quá trình thi công, xây dựng:

− Sức chịu tải và độ lún nền móng công trình được thiết kế theo yêu cầu và được thẩm định bởi cơ quan có chức năng, chuyên môn nên các vấn đề trên đã được kiểm soát.

− Sử dụng tường chắn, gia cố đất tạo ra tường chắn neo sâu vào đất hạn chế hiện tượng xói lở bờ rạch khi thi công cống.

− Đặt các biển báo cấm, biển báo nguy hiểm tại các khu vực hố đào.

− Độ sâu đào, đắp các hạng mục công trình theo đúng thiết kế bản vẽ và theo tiến trình, trình tự thi công.

− Tại các vị trí có hố sâu, thi công trong thời gian dài thì xung quanh các mép đào phải gia cố bằng cọc ván thép hình chữ U.

− Cấm các loại xe 3, 4 bánh đi vào công trường, đặc biệt tại các đoạn đường đang thi công, nhằm giảm sức ép bề mặt đường tại các hố đào là nguyên nhân dẫn đến sạt lở, sụt lún.

4.2.2. Trong giai đoạn hoạt động của dự án

o Các biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ

 Kiểm soát các nguồn gây cháy nổ

- Không cho bất kì cá nhân nào mang các vật dụng có khả năng phát sinh lửa vào khu vực đã được quy định.

- Cấm hút thuốc lá tại các điểm dễ cháy như để xe, khu kỹ thuật điện …

- Tổng mặt bằng khu nhà khi thiết kế xây dựng có lưu ý đến mặt bằng PCCC nên khi có sự cố, xe chữa cháy có thể vào tận nơi để khắc phục.

- Trang bị hệ thống báo cháy tại các khu vực chính như khu công cộng, nhà trẻ, các căn hộ, hành lang, khu kỹ thuật …

- Hệ thống cấp điện và hệ thống chiếu sáng cho dự án được thiết kế độc lập, an toàn, có bộ phận nhắt mạch khi có sự cố chập mạch.

 Công tác phòng cháy chữa cháy

- Trang bị bình PCCC và các phương tiện PCCC tại từng khu vực hành lang, cầu thang.

- Bố trí các sơ đồ thoát hiểm tại khu vực mọi người quan sát thấy.

- Thường xuyên kiểm tra các biển báo, biển cấm lửa, nội quy, phương tiện PCCC.

- Định kỷ 6 tháng – 1 năm tổ chức các đợt diễn tập chữa cháy.

- Thu lôi bằng hệ thống thu lôi trên nóc mái nhà, hệ thống thu lôi này sau khi thiết kế và thi công phải kiểm tra cụ thể r < 10Ω.

- Bố trí hệ thống bình bọt, bình CO2 theo quy định cụ thể để đám bảo an toàn tuyệt đối.

- Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn.

- Vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị trong hệ thống một cách thường xuyên theo đúng hướng dẫn kỹ thuật nhà cung cấp.

- Lập hồ sơ giám sát kỹ thuật các công trình đơn vị để theo dõi sự ổn định của hệ thống, đồng thời tạo cơ sở để phát hiện sự cố một cách sớm nhất.

- Lấy mẫu và phân tích chất lượng mẫu nước sau xử lý nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý.

- Báo ngay cho nhà cung cấp hoặc cơ quan có chức năng về môi trường các sự cố để có biện pháp khắc phục kịp thời.

o Hạn chế sự cố rò rỉ đường ống thoát nước

- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống được ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ

độ bền và độ kín khít an toàn nhất.

- Khi sự cố rò rỉ đường ống xảy ra, đơn vị quản lý sẽ phối hợp với đơn vị chuyên môn nhằm sửa chữa kịp thời và giảm thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu do rò rỉ nước thải đến môi trường và mỹ quan khu vực.

- Nạo vét bùn trong đường cống thoát nước theo định kỳ.

- Đảm bảo không có bất kỳ các công trình xây dựng trên đường ống thoát nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn hộ thương mại cao cấp Quận 2 (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w