Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại VTV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm của chương trình truyền hình Chìa Khóa Thành Công - CEO (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VÀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

1.2. Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại VTV

Trong những năm gần đây, hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình tại Đài Truyền hình Việt Nam đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ và mang lại những hiệu quả tích cực. Sự góp sức của các doanh nghiệp tư nhân vào quá trình sản xuất các chương trình truyền hình đã mang lại sự đa dạng và phong phú cả về nội dung lẫn hình thức cho các chương trình. Các đài truyền hình đã tận dụng được các nguồn lực của xã hội để giảm bớt áp lực và chi phí sản xuất của mình, từ đó, tập trung vào các vấn đề chuyên môn, các chương trình chủ chốt, cũng như thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình với vai trò là cơ quan truyền thông đại chúng, phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, đồng thời, xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống của mình.

Giai đoạn sau năm 2006 tới trước khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới (2009 – 2010) là thời kỳ ghi nhận sự phá triển có thể gọi là “bùng nổ” của các chương trình truyền hình xã hội hóa. Theo thống kê chưa đầy đủ cả các cơ quan chức năng, trên cả nước có tới 600 đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để tham gia sản xuất một phần hoặc toàn bộ chương trình truyền hình.

Trong đó phải kể đến các hãng phim tư nhân và các công ty truyền thông có tên tuổi như: Lasta, Thiên Ngân, Thế giới Mới, BHD, FPT, Tvplus, Hoanggia Media...Bên cạnh đó, còn hàng trăm công ty truyền thông nhỏ khác, tham gia hỗ trợ một phần trong các khâu đoạn khác nhau của sản xuất chương trình truyền hình. Nhiều tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan quản lý cũng thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu (theo tinh thần Nghị định 43/ND-CP của Chính phủ) với chức năng tổ chức và liên kết sản xuất chương trình truyền hình. Chỉ tính riêng Đài truyền hình TPHCM (HTV) đã có tới 27 đối tác sản xuất phim, Đài truyền hình Việt Nam có 20 đối tác.

Số lượng chương trình ngày một gia tăng, tại Đài truyền hình Việt Nam từ năm 2006, số lượng chương trình truyền hình xã hội hóa là 40, trong năm 2010 là

khoảng 500 chương trình. Và đến nay con số này vẫn tiếp tục gia tăng qua các năm, khi sự tham gia của các công ty truyền thông vào việc sản xuất các chương trình truyền hình không chỉ dừng lại ở một hoặc hai chương trình mà còn có các đơn vị hợp tác thực hiện cùng một lúc rất nhiều chương trình. Sự gia tăng không ngừng về

số lượng của các chương trình truyền hình đã mang lại những hiệu quả nhất định về mặt kinh tế, xã hội và bản thân các chương trình tham gia quá trình xã hội hoá.

Về mặt kinh tế, rõ ràng xã hội hoá truyền hình thực chất bắt nguồn từ bài toán kinh phí cho hoạt động sản xuất chương trình truyền hình. Quá trình thực hiện sản xuất các chương trình truyền hình luôn đòi hỏi khoản chi phí đầu tư rất lớn, lượng nhân công dồi dào. Mặc dù đứng ở vị thế của một đài fruyền hình quốc gia, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Đài THVN không gặp phải các áp lực về tài chính khi thực hiện sản xuất các chương trình truyền hình. Do đó, sự tham gia của các đơn vị bên ngoài sẽ giúp Đài THVN giảm áp lực tài chính một cách đáng kể.

Về mặt xã hội, có thể nói sự gia tăng mạnh mẽ của các chương trình xã hội hoá góp phần quan trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền hình. Từ đó, các chương trình được thực hiện theo hình thức này sẽ tác động và làm thay đổi hành chi của người xem chương trình. Còn hiệu quả đối với các chính các chương trình được thực hiện theo hình thức xã hội hoá có thể thấy rất rõ. Các chương trình được thực hiện theo hình thức này đa phần đều có sức thu hút và hấp dẫn người xem do

có nội dung và hình thức thể hiện mới mẻ, khác lạ. Tuy nhiên, mặc dù mang lại nhiều hiệu quả như vậy nhưng điều này không có nghĩa là các chương trình xã hội hoá không gặp phải một số vấn đề hạn chế. Trên thực tế, thời gian vừa qua có khá nhiều chương trình đã mắc phải những vấn đề sai phạm trong nội dung và hình thức thể hiện. Trong đó, phần lớn các chương trình mắc sai phạm là các gameshow, các chương trình giải trí với các biểu hiện cụ thể như: thông tin sai sự thật; sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, không phù hợp thuần phong, mỹ tục Việt Nam, những sai phạm về quảng cáo... Những vấn đề đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các cơ quan ban ngành, cũng như Đài THVN trong việc quản lý

và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình theo hình thức xã hội hoá.

Có 2 dạng hình thức xã hội hóa tại Đài Truyền hình Việt Nam

Thứ nhất, Đài Truyền hình đặt hàng các chương trình với các đơn vị ngoài Đài:

Đơn vị ngoài Đài Truyền hình thực hiện toàn bộ chương trình và “bán” cho VTV để phát sóng. Các đơn vị đó thực hiện toàn bộ các vấn đề có liên quan tới chương trình như: đề tài, tổ chức sản xuất, nội dung chương trình....Cho tới nay, VTV đã có nhiều chương trình truyền hình xã hội hóa kiểu “mua đứt, bán đoạn”

như vậy: “văn bản pháp luật”, “Hành trình xanh”, “S Việt Nam – Hương vị cuộc sống”....

Thứ hai, các đơn vị ngoài Đài Truyền hình tham gia vào một trong các khâu của tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, phối hợp với lực lượng nhân lực, thiết bị kỹ thuật của Đài:

Đơn vị bên ngoài có thể tham gia tìm nguồn tài chính, tìm mẫu kịch bản, phối hợp ở một hay nhiều khâu sản xuất chương trình...Bên cạnh “Chìa Khóa Thành Công - CEO” phối hợp với Công ty Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia, một ví dụ tiêu biểu của hình thức xã hội hóa trước đây là chương trình “Sức Sống Mới”. Đây là chương trình VTV hợp tác với Công ty Truyền thông Chu Thị để thực hiện. Mọi hoạt động tổ chức sản xuất chương trình này được VTV giám sát và quyết định nội dung. Năm 2011, một chương trình mới được phát sóng vào khung giờ 10h45 đến 11h hàng ngày cũng do Công ty Truyền thông Chu Thị sản xuất đó là “Bảy Ngày Vui sSng” được phát sóng từ tháng 5. Hoặc chương trình “Gõ Cửa Ngày Mới” cũng

do công ty TVplus đảm nhận toàn bộ qui trình sản xuất phối hợp cùng Ban Thời sự

- Đài Truyền hình Việt Nam, phát sóng trong chương trình “Chào Buổi Sáng”. Về nội dung, chương trình luôn phải đặt dưới sự kiểm tra giám sát của VTV.

Các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp tham gia tài trợ cho việc sản xuất các chương trình truyền hình và ít nhiều có can thiệp tới nội dung và hình thức thể hiện của chương trình đó. Tuy nhiên, sự can thiệp đó không sâu, đơn vị phối hợp chỉ quan tâm tới vấn đề quảng cáo, quảng bá hình ảnh. Họ không tham gia sản xuất chương trình mà chỉ quan tâm tới quyền lợi của họ là các quảng cáo (dưới các hình thức như spot, panel, logo tên nhà tài trợ, đọc tên nhà tài trợ trong chương trình, đưa slogan của nhà tài trợ vào chương trình, thực hiện những chương trình mang tính

quảng bá cho hình ảnh, thương hiệu của nhà tài trợ và lĩnh vực mà họ hoạt động..).

Ví dụ tiêu biểu là chương trình “Tạp Chí Phụ Nữ” (09/2006 – 03/2007), “Doanh Nhân Việt Nam” (Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự), game show “Đấu Trường 100”, “Đối Mặt” (Ban Thể thao Giải trí và Thông tin Kinh tế)...

Như vậy, có thể nói trong quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, dù ở dưới dạng này hay dạng khác, tên gọi này hay tên gọi khác thì việc huy động thêm các nguồn lực khác của xã hội vào sản xuất chương trình truyền hình đã thực hiện từ lâu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm của chương trình truyền hình Chìa Khóa Thành Công - CEO (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)